NỘI DUNG :
.
================================
Chủ Nhật,
12/22/2019 - 11:48 — nguyenvandai
Đầu năm 2006, tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời sang học
chương trình ngắn hạn có tên gọi “Grassroot Activisms”. Khóa học này
đã cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong việc vận
động tài chính để xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội dân
sự, đảng phái chính trị,...
Sau khi trở về
Việt Nam ít tháng thì tôi bị cấm xuất cảnh, nên trong năm 2006 tôi chỉ
áp dụng được một phần kiến thức, kinh nghiệm trong việc giúp cố
Giáo sư Hoàng Minh Chính khôi phục lại đảng Dân Chủ Việt Nam, thành
lập Công Đoàn Độc lập, Ủy Ban Nhân Quyền, trang tin FNA(Free News
Agency). Rồi hai lần bị bắt và cầm tù nên những gì tôi đã học không
thể áp dụng.
Sau gần 14 năm,
tôi trở lại Washington DC với mong muốn tiếp tục sử dụng những kiến
thức, kinh nghiệm đã học và tích lũy trước đây cho công việc vận
động chính phủ, quốc hội, các tổ chức NGO của Hoa Kỳ. Mục đích là
đem lại những nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển phong trào
dân chủ tại Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền con người và thúc đẩy
một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Chuyến đi của tôi
đã thành công với các cuộc gặp với một số quan chức cao cấp của
chính phủ Hoa Kỳ (vì lý do đặc biệt nên không thể nêu chi tiết).
Tôi đã có cuộc
gặp với Dân biểu Alan Lowenthal, người mà tôi đã gặp vào tháng
5, năm 2015 tại Hà Nội. Mặc dù ông rất bận với các cuộc họp và bỏ
phiếu tại Hạ viện, nhưng đã cố gắng dành thời gian để tiếp tôi.
Tôi đã làm việc
với Văn phòng của hai Thượng nghĩ sĩ John Corny và Macro Rubio.
Khi tôi bị cầm tù, Thượng nghĩ sĩ Macro Rubio đã là người bảo trợ
cho tôi. Ông đã cho in một tấm hình lớn chân dung của tôi để tại Văn
phòng của ông. Tấm hình đó vẫn còn được lưu giữ tại Văn phòng, mặc
dù tôi đã được tự do.
Ủy Ban tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa
Kỳ là cơ quan tiếp
theo mà tôi làm việc. Khi tôi bị bắt và cầm tù lần đầu từ năm 2007
tới năm 2011. Ủy Ban này đã tới Việt Nam và hai lần vào nhà tù thăm
tôi vào các năm 2007 và 2009.
Các tổ chức phi
chính phủ mà tôi đã tiếp xúc gồm NED, Freedom House, American Bar
Association, Advocates International,...
Ngoài ra, tôi đã
có cuộc gặp với nhiều nhân sĩ, trí thức người Việt tại khu vực thủ
đô Washington DC.
Thành quả của
các cuộc gặp, làm việc sẽ được cụ thể hóa nhanh chóng bằng hành
động trong thời gian tới nhằm đem lại nguồn lực cho sự phát triển
mạnh mẽ của Phong trào Dân chủ tại Việt Nam.
Đầu năm 2020, tôi sẽ tiếp tục trở lại Washington DC để tiếp tục vận
động và củng cố các mối quan hệ đã được thiết lập, đồng thời cụ thể hóa các cam
kết ủng hộ đã đạt được trong chuyến đi vừa qua.
Việc vận động quốc
tế sẽ trở nên vô cùng hiệu quả khi có sự tham gia và ủng hộ của đồng bào trong
nước, đặc biệt là các bạn trẻ vào cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy
dân chủ hóa cho Việt Nam.
Đây là mối quan hệ
tương tác, sự ủng hộ của quốc tế sẽ giúp cho phong trào trong nước lớn mạnh, và
sự lớn mạnh của phong trào trong nước sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ cộng
đồng quốc tế mạnh mẽ hơn.
Tôi mong nhận được
sự ủng hộ và hợp tác của các bạn trẻ, thanh niên, trí thức tại
Việt Nam. Và ngược lại, tôi sẽ đem mọi sự ủng hộ và giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế, người Việt hải ngoại đến với các bạn.
Các bạn hãy
dũng cảm, can trường, đoàn kết và hợp tác để cùng nhau đứng lên đấu
tranh chống giặc nội xâm, bảo vệ các quyền con người, đem lại tự do,
dân chủ cho Việt Nam.
Nhân dịp mùa
Giáng sinh và Năm mới 2020, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và những lời
chúc mừng tốt đẹp nhất tới các bạn độc giả của tôi trên trang blog RFA nói
riêng và toàn thể Quí cô bác, anh chị em trong và ngoài nước nói chung.
Cảm ơn Quí cô bác,
anh chị em đã ủng hộ tôi trong một năm qua. Và tôi hy vọng sẽ nhận được sự ủng
hộ của Quí cô bác, anh chị em một cách mạnh mẽ hơn trong năm 2020 vì công cuộc
bảo vệ nhân quyền và thúc đấy dân chủ hóa Việt Nam.
------------------------------------------------
Chủ Nhật,
12/22/2019 - 11:19 — nguyenvandai
Chuyến đi công
tác của tôi tới Washington DC, Hoa Kỳ đã sắp kết thúc. Tôi sẽ lần
lượt kể các bạn nghe về câu chuyện bên lề của chuyến đi cực kỳ
thành công của mình.
Chi tiết về các
buổi làm việc sẽ được giữ bí mật.
Chuyến đi công
tác lần này đã làm nền tảng cho các chuyến công tác trở lại
Washington DC ngay trong đầu năm 2020.
Câu chuyện thứ nhất về vai trò của
người Việt tại Hoa Kỳ trong việc tham gia vào chính quyền cũng như
chính giới của Hoa Kỳ.
Khi làm việc với
Văn phòng của Đại sứ về Tự do Tôn giáo của Bộ ngoại giao Hoa
Kỳ. Tôi đã gặp cô Serena Doan, người Việt sinh ra tại Hoa Kỳ, cô
mới ngoài hai mươi tuổi và cô cũng mới được tuyển dụng vào Bộ ngoại
giao một thời gian ngắn.
Cha mẹ cô tới tị
nạn tại Hoa Kỳ gần 40 năm trước. Ông bà rất quan tâm và luôn hướng về
Tổ quốc của mình. Họ biết khả năng của họ không giúp được nhiều cho
đất nước và họ cũng hiểu rằng con cái của họ có khả năng thay họ
để giúp cho đất nước.
Tôi hỏi cô Serena
Doan là “ba mẹ của cháu có quan tâm tới Việt Nam không?” Cô nói rằng “vì biết ba mẹ rất quan tâm đến Việt
Nam, muốn thay đổi Việt Nam nên cháu mới quyết tâm học giỏi để được
tuyển chọn vào làm việc tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.”
Ba mẹ của Serena
Doan luôn chú trọng rèn luyện cho cô nói tiếng Việt, bởi vậy cô nói,
đọc, viết tiếng Việt rất thông thạo.
Được làm việc
trong Bộ Ngoại giao, cơ quan quyền lực trong chính sách đối ngoại của
chính phủ Hoa Kỳ là một lợi thế lớn để giúp cho quê hương, Tổ quốc
của mình.
Trong các cuộc
vận động quốc tế mà được nói chuyện và đàm phán với phía đối tác
là những người đồng hương, cùng dân tộc với mình thì còn gì tuyệt
vời hơn có phải không các bạn.
Bởi trong họ vẫn
còn tình yêu quê hương, đất nước do cha mẹ của họ truyền lại. Họ sẽ
hiểu, thông cảm và nỗ lực nhiều hơn trong việc giúp đỡ cho công việc
của chúng ta.
Cô Serena rất quan
tâm đến Việt Nam, các câu chuyện vi phạm nhân quyền tại Việt Nam thì
cô biết rõ.
Trước khi chia
tay, tôi đã rất ngạc nhiên khi cô Serena Doan hỏi thăm chị Lê Thu Hà sức
khỏe và cuộc sống thế nào? Bởi người mà không quan tâm thì không thể
nhớ đến câu chuyện xảy ra cũng đã lâu.
Hơn 40 năm đã qua,
cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã đóng góp vô cùng lớn lao cho
việc bảo vệ các quyền con người và thúc đẩy việc dân chủ hóa Việt
Nam. Nhưng có lẽ công cuộc đấu tranh sẽ còn phải kéo dài, trong khi
những thế hệ tiền bối đã cao tuổi.
Việc vận động,
động viên, khuyến khích, định hướng cho các thế hệ thứ hai, thứ ba
của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói
chung tham gia vào chính quyền và chính giới của nước sở tại là cần
thiết và vô cùng cấp bách.
Ngoài ra việc
các thế hệ thứ hai, ba tham gia vào các tổ chức, đảng chính trị,
phong trào sẽ giúp cho cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy
dân chủ ở Việt Nam được duy trì liên tục, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Cô Serena Doan là
một hình ảnh đẹp cho các thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt hải
ngoại.
No comments:
Post a Comment