NỘI DUNG :
Tú Anh – RFI
.
Tú Anh – RFI
Thụy My – RFI
===============================================
Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 03-12-2019
Minh
Ước Bắc Đại Tây Dương, 70 năm sau ngày ký kết, bị nhiều nước thành viên quan trọng
nhất đặt vào thế thử thách tồn vong. Sinh nhật lần thứ 70 tại Watford, ngoại ô
Luân Đôn, lẽ ra phải được tổ chức linh đình, có nguy cơ diễn ra trong bầu không
khí căng thẳng.
Lời qua tiếng lại giữa Mỹ và châu Âu cũng như giữa
châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, cột trụ ở bờ nam Địa Trung Hải đang gây cản trở cho liên
minh. Paris muốn điểm hẹn Watford là cơ hội « để làm sáng tỏ »
lập trường của mỗi thành viên. Còn Washington ?
NATO chết não bộ hay não bộ tổng thống Pháp đã chết
? Theo giới phân tích, tiếng bấc tiếng chì giữa Paris và Ankara xảy
ra không đúng lúc.
Ông
François Heisbourg, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Pháp, có lẽ là
người tóm lược chính xác hiện trạng của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương : « NATO
là một công cụ phòng thủ gìn giữ hoà bình hiệu nghiệm và thành công ngoạn mục từ
ngày thành lập. Trong suốt 70 năm, nhờ Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mà phần lớn
lãnh thổ châu Âu được hoà bình. Đây là cơ hội để chào mừng sinh nhật chứ không
phải để than vãn. Tuy nhiên, thế giới đã đổi thay, 70 năm là thời khắc có vẻ gần
nấm mộ hơn là chiếc nôi em bé ».
Chuyên gia François Heisbourg mượn hình ảnh « nấm
mộ » còn bác sĩ Macron định bệnh « chết não » để minh
họa cho những vấn nạn đang làm tê liệt NATO.
Hồ sơ thứ nhất
là tài chính, Donald Trump một mặt gây sức ép một cách thô bạo với
đồng minh châu Âu, mặt khác quyết định giảm phần đóng góp. Để xoa dịu Hoa Kỳ,
nước Đức của Angela Merkel thông báo và cam kết sẽ tăng ngân sách quốc phòng từ
1,18% GDP (cách nay 5 năm) lên 1,42% trong năm tới để đạt chỉ tiêu
2% vào năm 2030.
Đó là đáp án của Berlin vì Cộng Hoà Liên Bang Đức
xem NATO là ô dù bảo vệ an ninh chống lại mọi đe dọa từ bên ngoài. Thế nhưng đối
với Pháp thì hơi khác. Tổng thống Macron không muốn nói đến tiền đóng góp thêm
vào ngân sách mà muốn NATO phải có một chiến lược mới : Phải định nghĩa ai là kẻ
thù chung ? Quan hệ giữa các đồng minh phải như thế nào ? Mà trước tiên là Thổ
Nhĩ Kỳ.
Theo chuyên gia quốc phòng châu Âu, Nicolas
Gros-Verheyde, Thổ Nhĩ Kỳ của tổng thống Erdogan là « kẻ gây rối loạn
trong nội bộ NATO chứ không phải vì xung khắc với Pháp mà thôi. Mua tên lửa
S-400 của Nga, ký thỏa thuận biển với Libya để tranh giành vùng đặc quyền kinh
tế của Hy Lạp, không thể xem là thái độ thân thiện với đồng minh. Đó là chưa kể
Ankara tấn công truy sát lực lượng Kurdistan ở Syria, đồng minh của Tây phương
trong cuộc chiến chống Daech ».
Về phần tổng thống Pháp, khi muốn kéo Nga vào bàn cờ
an ninh Châu Âu, chủ nhân điện Kremlin gây bất bình cho Đức và nhất là các nước
Đông Âu và Baltic từng bị Matxcơva kềm tỏa cho đến thập niên 1990.
Tổng thống Macron sẽ gặp đồng nhiệm Ba Lan để làm
sáng tỏ lập trường.
Rạn nứt thêm hay hàn gắn ? Và để làm gì, theo mưu tính của
Donald Trump?
Tình trạng bất đồng này, theo tổng thư ký NATO, Jens
Stoltenberg, sẽ làn rạn nứt Liên minh và vô tình đi đúng vào mong ước của Nga.
Tuy nhiên, cũng theo Jens Stoltenberg, cho dù thời
gian họp thượng đỉnh chính thức chỉ có 3 tiếng đồng hồ vào ngày thứ Tư, các quyết
định được thông qua đều quan trọng, bởi vì liên quan đến lãnh vực « hành quân
phòng thủ NATO và đối phó với Trung Quốc, cường quốc chỉ đứng sau Mỹ về ngân
sách quân sự».
Để xoa dịu Paris, tổng thư ký NATO có thể sẽ được
trao nhiệm vụ thành lập ủy ban xem xét lại quan hệ với Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được Donald Trump ủng hộ bằng hình thức
này hay hình thức khác .
Huy động Châu Âu trong bối cảnh Mỹ đang đối đầu với
Trung Quốc trong một loạt hồ sơ từ thương chiến cho đến Biển Đông và Hồng Kông
có thể là mục tiêu chính của Washington tại Watford.
Theo nhật báo Pháp Le Figaro, trong những ngày gần
đây, Washington tỏ ra hòa dịu với Liên minh. Một viên chức Nhà Trắng tuyên bố
« tổng thống Donald Trump cam kết tăng cường sức mạnh của NATO và
chuẩn bị đối phó với những mối đe dọa hiện tại và tương lai ».
---------------------------
Tú
Anh – RFI
Đăng ngày 03-12-2019
Sinh
nhật lần thứ 70 của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc vào ngày 04/12/2019 tại Watford,
ngoại ô bắc Luân Đôn. Nhưng từ hôm nay 03/12, hầu hết lãnh đạo 29 thành viên đã
đến thủ đô Anh Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân đến sân bay
Stansted Airport, trước thượng đỉnh NATO, Stansted, 02/12/2019. REUTERS/Peter
Nicholls
Để giải tỏa phần nào các bất đồng giữa hai bờ Đại
Tây Dương và hai bờ Địa Trung Hải, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức có hai cuộc
gặp riêng với nguyên thủ Hoa Kỳ. Sau đó lãnh đạo Pháp, Đức và Anh sẽ gặp tổng
thống Thổ Nhĩ Kỳ. Giới phân tích dự báo sẽ có nhiều căng thẳng.
Từ
Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích:
Cuộc họp thượng đỉnh của NATO bị giáng cấp thành hội
kiến giữa các nhà lãnh đạo là sự thật chứ không phải là câu chuyện ngôn từ : một
phần vì thời gian eo hẹp và nhất là vì các nước đồng minh nghi kỵ lẫn nhau.
Châu Âu lo ngại bị tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ rơi
như trường hợp Syria. Vì thế, Liên Âu thông báo đóng góp thêm vào chi phí hoạt
động của Liên minh để giúp cho Hoa Kỳ giảm bớt gánh nặng trong bối cảnh chủ
nhân Nhà Trắng thẳng thừng đòi đồng minh gia tăng ngân sách quốc phòng.
Tây phương cũng nghi kỵ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, nghi kỵ
chiến dịch Syria của Ankara và kế hoạch mua tên lửa Nga.
NATO cũng bị dao động vì nước Pháp và những lời
tuyên bố của tổng thống Macron cách nay một tháng, cho là Liên minh đã ''chết
não''.
Tại Luân Đôn, tổng thống Pháp sẽ có thể thẩm định :
liệu đạp của ông vào tổ kiến lửa có gây tác động mạnh như mong muốn, cũng như
có thể đo lường được mối quan hệ với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra sao, sau khi ông
Erdogen đáp trả, người bị "chết não" chính là tổng thống Macron.
-------------------------------
Thụy My – RFI
Đăng ngày 03-12-2019
Liệu
tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mở ra một cuộc chiến tranh thương mại mới, và lần
này thì với Pháp ? Washington dọa sẽ đánh thuế 100 % lên toàn bộ hàng nhập khẩu
từ Pháp để trả đũa việc Paris áp thuế lên bốn tập đoàn kỹ thuật số Mỹ (GAFA).
Từ
San Francisco, thông tín viên Éric de Salve cho biết thêm chi tiết :
« Sâm banh, phô mai, mỹ phẩm, túi xách tay… Washington
dọa đánh mạnh vào biểu tượng trung tâm hàng xa xỉ Pháp. Chính quyền ông Trump
đã lập ra danh sách hàng nhập khẩu từ Pháp, bị đe dọa đánh thuế đến 100%. Lần
này các loại rượu vang thông thường được « tha », nhưng tổng cộng 2,4 tỉ đô la
hàng Pháp đang nằm trong tầm ngắm.
Cơ quan đại diện thương mại Mỹ đã mở điều tra về việc
vi phạm luật thương mại từ tháng Bảy, đúng vào lúc điện Elysée quyết định đánh
thuế 3% lên doanh số trên đất Pháp của bốn tập đoàn GAFA (Google, Apple,
Facebook và Amazon).
Trong báo cáo, đại diện thương mại Mỹ đánh giá sắc
thuế này mang tính kỳ thị, quá đáng, bất công và nặng nề đối với các tập đoàn kỹ
thuật số khổng lồ. Đồng thời tố cáo chủ trương bảo hộ ngày càng tăng lên nơi
các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Đề nghị trả đũa của cơ quan thương mại Mỹ còn phải
được ông Donald Trump thông qua, nhưng người ta không mấy nghi ngờ về điều này.
Mùa hè rồi tổng thống Mỹ trên Twitter đã từng đả kích đồng nhiệm Pháp là « ngu
xuẩn » trong hồ sơ trên. Và hai nguyên thủ sẽ sớm có dịp trao đổi với nhau một
lần nữa, vì các biện pháp trừng phạt này được loan báo một hôm trước cuộc gặp
song phương hôm nay tại Luân Đôn, nhân hội nghị thượng đỉnh NATO ».
Hôm nay cổ phiếu tập đoàn hàng hiệu LVMH và mỹ phẩm
L’Oréal của Pháp đã bị sụt giá trên thị trường chứng khoán Paris. Bộ trưởng
Thương Mại Pháp Bruno Le Maire chỉ trích dự định của Hoa Kỳ, đe dọa châu Âu sẽ
trả đũa, đồng thời cảnh báo về hậu quả kinh tế của chiến tranh thương mại.
Mỹ sẽ đánh thuế lên nhôm và thép của Achentina, Brazil
Hôm qua 2/12 trên Twitter, tổng thống Mỹ Donald
Trump thông báo tái lập việc áp thuế lên thép và nhôm của Brazil và Achentina,
gây ngạc nhiên cho hai nước liên quan. Trên thực tế, nhôm, thép của hai nước
này xuất qua Mỹ không bị đánh thuế trong năm 2018, chỉ bị hạn chế bằng quota.
Có thể do thương chiến, Trung Quốc quay sang mua nông sản của Brazil và
Achentina thay vì Mỹ, nhất là đậu nành, đây là điều khiến ông Trump nổi giận.
No comments:
Post a Comment