Thục Quyên
08/12/2019
Bài viết này nhằm
giúp đỡ người Việt trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về hai đường hướng hoạt động
trái chiều hiện nay của các XHDS Việt Nam: ủng hộ hay đòi hoãn phê chuẩn hai
hiệp định EVFTA và EVIPA.
Cố gắng này cũng là
một bức tâm thư gửi đến anh Phạm chí Dũng và gia đình, để nói lên lòng kính trọng
của người viết đối với anh,một người mà vì tinh thần trách nhiệm, sự hiểu biết,
cũng như lòng dũng cảm, đang chịu sự đàn áp và tù ngục tại quê hương.
Điểm mù cơ bản
trong cuộc vận động quốc tế liên quan đến EVFTA và EVIPA (1) của giới XHDS Việt
Nam, dù quốc doanh hay độc lập, là do phần lớn chỉ nhắc lại những luận điệu ủng
hộ hay chống đối như những con vẹt mà không tự đọc và nghiên cứu chính những bản
viết của hai hiệp định này.
Nói cho đúng, đây
không phải là ủng hộ hay chống đối chính hai hiệp định, vì mặc dù chúng không
hoàn hảo nhưng được mọi người tạm chấp nhận là có thể có lợi cho cả đôi bên NẾU
được áp dụng nghiêm chỉnh.
Ủng hộ hay chống đối
đây là:
– Ủng hộ phê chuẩn
ngay 2 hiệp định này mà không cần nhà cầm quyền Việt Nam phải có hành động chứng
minh tôn trọng nhân quyền, hoặc
– Chống đối, đòi
hoãn việc phê chuẩn cho tới khi Việt Nam thả các tù nhân lương tâm cũng như ký
cả ba công ước lao động cơ bản ILO 87, ILO 98 và ILO105.
Đây chỉ là đòi hỏi hoãn
phê chuẩn chứ không phải là đòi hỏi bãi bỏ.
Hoãn phê chuẩn cho
tới khi Việt Nam thực thi điều I của Hiệp định Khung về Hợp tác và Đối tác toàn
diện PCA:
CHƯƠNG I/ Điều 1
Các Bên khẳng định
cam kết đối với các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế như được quy định
trong các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), được
tái khẳng định trong Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ ngày 24 tháng 10 năm
1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa các Quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ và các điều ước
quốc tế liên quan khác.
Các nguyên tắc
đó bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, vấn đề pháp quyền và nguyên tắc tự
nguyện thực hiện cam kết quốc tế với thiện chí (pacta sunt servanda); và đối
với việc tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền, như quy định
trong Tuyên ngôn của Đại hội đồng LHQ về nhân quyền và những văn kiện quốc
tế về nhân quyền có liên quan mà các Bên là thành viên, làm cơ sở cho các
chính sách đối nội và đối ngoại của hai Bên và tạo thành một yếu tố thiết
yếu của Hiệp định này.
Hiệp định
khung PCA quan trọng ra sao?
PCA là hiệp định với
khung luật và cơ chế hoạt động, ràng buộc vững chắc về Nhân quyền. EVFTA/IPA chịu
sự ràng buộc nhân quyền định rõ trong PCA và đồng thời những cam kết đối với những
luật nhân quyền quốc tế.
Vi phạm nhân quyền
là vi phạm đến bản chất của PCA và EVFTA/ IPA. (1)
PCA được ký kết giữa
VN và EU năm 2012 và được Nghị viện Âu châu phê chuẩn tháng 12 năm 2015.
Nhưng kể từ khi triển
khai thực hiện Hiệp định PCA vào năm 2016 (cũng là năm kết thúc đàm phán
EVFTA), tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi một cách đáng kể: Số lượng
người bảo vệ nhân quyền hoặc đơn giản thực thi những tiêu chuẩn nhân quyền
trong cuộc sống, bị bắt giữ và bị kết án nặng vẫn đang tăng đều đặn, dù trong
lĩnh vực tự do tôn giáo, ý kiến, báo chí hoặc hiệp hội, khiến chính Nghị viện
Âu châu đã lên tiếng đặt vấn đề rất nhiều lần.
Tổ chức Mạng Lưới
Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền VETO! từ tháng 9/2018 đã đẩy mạnh cuộc vận
động các dân biểu Nghị viện Âu châu theo chiều hướng (2):
Quyết định của EU
phải được dựa vào các HÀNH ĐỘNG chứ không phải là lời hứa của Việt Nam trong
quá trình phê chuẩn EVFTA/IPA. Và yêu cầu Nghị viện Âu châu hoãn phê chuẩn
EVFTA/IPA cho tới khi Việt Nam thực hiện điều 1 của PCA , tối thiểu là thả các
tù nhân lương tâm, ký công ước ILO 87 về tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền
tổ chức.
PCA có hiệu lực từ
tháng 12/2015 mà VN vẫn tiếp tục, không những đàn áp Nhân quyền bằng cách bắt
và kết án tùy tiện những nhà hoạt động, mà còn ra luật An ninh mạng để bóp chết
mọi tiếng nói tự do.
Những
tiếng nói đòi thực thi PCA trước khi phê chuẩn EVFTA và EVIPA
Tất cả các tổ chức
phi chính phủ quốc tế lớn như:
– Human Right
Watch HRW,
– Christian
Solidarity Worldwide CSW,
– International
Federation for Human Rights FIDH,
– Civil Rights
Defenders CRD…
Và các tổ chức nhân
quyền chuyên về Việt Nam như:
– Mạng Lưới Những
Người Bảo Vệ Nhân Quyền VETO!,
– Ủy Ban Bảo Vệ Quyền
Làm Người Việt Nam VCHR,
– Sáng Kiến Thể Hiện
Lương Tâm Người Việt Hải Ngoại VOICE,
– Tổ chức Người Bảo
Vệ Nhân Quyền DTD
Cũng như một số cộng
đồng người Việt tại hải ngọai đều đồng thanh cực lực đòi hỏi điều kiện nhân quyền
tiên quyết trước khi phê chuẩn EVFTA/IPA.
Trong cuộc điều trần
(3) trước Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Âu châu DROI ngày 26/09/2019, ông Vũ quốc
Dụng thuộc mạng lưới VETO! và bà Gaelle Desepulchre thuộc tổ chức FIDH đã trình
bày và đưa ra những lý luận chặt chẽ cùng những bằng chứng là Việt Nam đã liên
tiếp vi phạm PCA, và mặc dù Nghị viện Âu châu nắm vững những điều này và đã ra
những nghị quyết nhân quyền, mạnh nhất là nghị quyết 2018/2925 (RSP) ngày
15/11/2018 trực tiếp liên quan đến PCA và EVFTA:
Calls for the
Vietnamese Government and the EU, as important partners, to commit to improving
respect for human rights and fundamental freedoms in the country, as it is a
cornerstone of the bilateral relations between Vietnam and the Union, notably in
view of the ratification of the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and in
view of the EU-Vietnam Partnership and Cooperation Agreement (PCA);
Kêu gọi Chính phủ
Việt Nam và EU, với tư cách là đối tác quan trọng, cam kết nâng cao sự tôn trọng
quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong nước, vì đây là nền tảng của
quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh, đáng chú ý hơn hết (đây cũng là
điều kiện) phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chiếu
theo quan điểm của Hiệp định hợp tác và đối tác EU-Việt Nam (PCA).
Ủy ban Liên minh Âu
châu đã không hề đòi hỏi Việt Nam tôn trọng Hiệp định PCA mà vẫn tiếp tục tiến
tới việc ký kết EVFTA/ IPA, và hiện đang gây ảnh hưởng để Nghị viện phê chuẩn
thuận.
Những
tiếng nói đòi phê chuẩn ngay EVFTA và EVIPA mà không bị ràng buộc
bởi vấn đề đàn áp Nhân quyền.
Đây là những tiếng
nói hoàn toàn chỉ có từ những XHDS trong nước, và cũng vì vậy mà rất quan trọng,
và được EU cũng như chính phủ Việt Nam ưu ái.
Bỏ qua bên tất cả
những XHDS quốc doanh, có một vài nhân vật được coi là những khuôn mặt của XHDS
độc lập, cũng không đặt điều kiện Nhân quyền là tiên quyết cho việc Nghị viện
Âu châu phê chuẩn EVFTA/IPA. Trong số những khuôn mặt này có TS Nguyễn Quang A,
cũng là người duy nhất lên tiếng chính thức cắt nghĩa lý do.
Theo ông, khi Hiệp
định thương mại này phê chuẩn thì sẽ có những ràng buộc về vấn
đề nhân quyền mà Việt Nam phải thực hiện (những “cây gậy” như ông nói) . Đây là
một điều đáng ngạc nhiên khi TS Quang A khư khư giữ lập luận đó, dù rằng trước
ông, khi chính Ủy ban Liên Minh Âu châu đưa ra lập luận này thì đã bị
toàn thể các tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá và chứng minh là gian
dối.
Hiệp định khung PCA
là nền tảng của EVFTA/IPA, hay nói khác đi EVFTA/IPA không thể tách riêng khỏi
PCA, vậy từ tháng 12/2015 PCA được phê chuẩn tới nay, thì EU có ảnh hưởng trực
tiếp nào để Việt Nam “phải thực hiện những ràng buộc nhân quyền”? “Cây gậy” EU
nào đã được đem ra xử dụng hay chỉ thấy đảng cầm quyền CSVN mặc sức muá gậy vườn
hoang?
Nếu
không có EVFTA/IPA thì Việt Nam sẽ rơi hoàn toàn vào tay Trung Cộng?
Ngoài ra, cũng có lập
luận cho rằng kinh tế Việt Nam kiệt quệ, nếu không có EVFTA/IPA thì Việt Nam sẽ
rơi hoàn toàn vào tay Trung Cộng. Lập luận này cho thấy người đưa ra đã không đứng
đắn tìm hiểu tình hình mà chỉ phiến diện, tuyên bố nổi.
Từ khi mở cửa quan
hệ với Âu châu, Việt Nam đã được hưởng Chương trình Ưu đãi thuế quan GSP với tất
cả 28 nước thuộc Liên minh Âu châu. Từ tháng 1/2014 một quy định mới đã được
thay thế cho quy định GSP cũ, với mục đích là hỗ trợ các nước đang phát
triển, bằng cách tạo thuận lợi cho những nuớc này xuất khẩu vào thị trường Liên
minh Âu châu, dưới hình thức giảm thuế cho hàng hóa của các nước đang phát triển
khi xuất khẩu sang thị trường EU, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại các nước
EU không đòi hỏi được đối xử có đi có lại.
Hệ thống GSP mới, tập
trung ưu đãi các nước kém phát triển nhất và các nền kinh tế nghèo không được
hưởng bất kỳ kênh ưu đãi nào khi tiếp cận thị trường EU.
Nếu EVFTA/IPA đi
vào hiệu lực, Việt Nam sẽ bị loại, không được hưởng ưu đãi GSP nữa. (Do đó
EVFTA/IPA không hẳn là hoàn toàn có lợi cho VN).
GSP cho thấy,
EVFTA/IPA không phải là liên hệ kinh tế đầu tiên hay duy nhất giữa VN và EU. EU
sẽ không biến mất để “bỏ mặc Việt Nam” cho Trung Cộng nếu EVFTA/IPA bị hoãn phê
chuẩn.
Trong suốt thời
gian hưởng thụ GSP, Việt Nam có thoát khỏi tay Trung Cộng không? Hay lý do bị
Trung cộng nuốt dần chính là sự ỷ lại vào những mơ ước hão huyền và một hệ thống
hối lộ?
Tìm hiểu về GSP còn
cho thấy điều kiện để được hưởng chương trình ưu đãi này là “Tất cả các quốc gia thụ hưởng
GSP phải tôn trọng các nguyên tắc của mười lăm công ước cốt lõi về quyền con
người và quyền lao động“, tương đương với điều kiện về nhân quyền trong PCA
và EVFTA/IPA.
Có nghĩa là Việt Nam không hề tuân thủ những cam kết sau khi một hiệp định
đã được ký kết, EU tự họ không bao giờ xử dụng sức ép có trong tay để đòi hỏi
Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Đó là phần việc, là bổn phận của người Việt phải
tìm hiểu và đòi hỏi EU, một khi đã đưa những giá trị đạo đức phổ quát vào nền tảng
của những hiệp định thương mại thì EU phải hoàn thành trách nhiệm bảo vệ
những giá trị này.
Nếu NGƯỜI VIỆT TRONG NƯỚC
không, hay không có khả năng, lên tiếng đòi Nhân quyền, nếu NGƯỜI VIỆT
TRONG NƯỚC không coi Nhân quyền là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống, thì nhà
cầm quyền CSVN có thể ăn mừng chiến thắng EVFTA/IPA, sẽ được phê chuẩn vào
tháng 2/2020.
Cho tới
nay người duy nhất sống tại VN lên tiếng là nhà báo Phạm Chí Dũng thì đã
vào tù. Không cần cả triệu
người như Hồng Kông, chỉ cần vài ngàn người sát cánh với ước vọng nhân quyền của
Phạm Chí Dũng thì EU sẽ phải nghiêm chỉnh đặt lại vấn đề với nhà cầm quyền Việt
Nam. Mong rằng Phạm chí Dũng không cô đơn trong biển người gần một trăm triệu của
Việt Nam.
______
No comments:
Post a Comment