Bá Tân
22/12/2019
Theo quy định hiện
hành, khi có quốc tang, các công sở nhà nước phải treo cờ rủ. Quy định bắt buộc
ấy được tuân thủ khá nghiêm ngặt, phần nhiều mang tính đối phó, thực ra chẳng mấy
ai quan tâm cái quốc tang dành cho ông nọ, bà kia.
Bộ thông tin truyền
thông đang trong những ngày tang tóc ngành tang, thậm chí còn chấn động dư luận
trên cả quốc tang. Cùng thời điểm, trong một vụ án, hai nguyên bộ trưởng và một
vụ trưởng bị lôi ra tòa bởi tội danh đại tham nhũng. Không chỉ phơi bày cái mặt
mo trước pháp đình, hai đại bị cáo nguyên bộ trưởng còn quay lưng tố nhau về
hành vi cố ý làm trái. Lịch sử ngành thông tin truyền thông mãi mãi ô nhục bởi
“ranh tiếng” sặc mùi tanh hôi của hai kẻ một thời cầm đầu.
Ít nhất trong thời gian xét xử đại án AVG, bộ
Thông tin – Truyền thông (ngành thông tin truyền thông nói chung) nên treo cờ rủ. Nhục nhã như thế, tang tóc đến độ xưa nay chưa từng
có, nếu không treo cờ rủ, chứng tỏ ngành thông tin truyền thông chỉ mê mãi vui
cười mà không biết ngậm ngùi chiều sâu từ nỗi đau. Cuộc đời người ta cười nhiều
hơn khóc, tuy nhiên lúc không cầm được nước mắt, khi nỗi lòng quặn thắt đớn đau
mà vẩn tỉnh bơ, cử chỉ ấy chứng tỏ phần con áp đảo phần người, loại như thế
chưa vượt qua động vật cấp thấp.
Khoa học giáo dục
luôn gắn liền hai mặt: Ngợi ca cái đẹp, lên án cái xấu. Ngổn ngang những cái xấu,
lộ diện những cái cực xấu mà làm ngơ bỏ qua, thậm chí cấm không được nhắc đến,
làm như thế là phản tác dụng, phản giáo dục. Ngành thông tin truyền thông (kể cả
bên tuyên giáo, hai đại bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn từng là phó ban
tuyên giáo trung ương) rất nên mở đợt “chỉnh huấn, chỉnh quân” để chủ động ngăn
chặn những phần tử có nguy cơ trở thành “tấm gương” như Nguyễn Bắc Son, Trương
Minh Tuấn.
Trước mắt, ít nhất
trong thời gian xét xử đại án AVG, ngành thông tin truyền thông (có thêm bên
tuyên giáo càng tốt) hãy treo cờ rủ, coi đó là cách răn dạy những người trong
ngành đừng lao vào vũng lầy như Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn.
No comments:
Post a Comment