NỘI DUNG :
Thụy My
- RFI
Thu Hằng
- RFI
RFA
.============================================
Thụy My - RFI
Ngày: 14/12/2019 - 21:04
Ủy
ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) hôm 13/12/2019 thông báo Malaysia đã nộp hồ
sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải
lý tính từ đường cơ sở.
Theo Malaysia, đây là bản đệ trình cho phần còn lại
của thềm lục địa Malaysia nằm ngoài 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông. Malaysia
và Việt Nam hôm 06/05/2009 cũng đã cùng đệ trình về phần thềm lục địa của hai
nước ở phía nam Biển Đông.
Ủy ban về giới hạn thềm lục địa nói thêm, theo Quy tắc
về thủ tục của Ủy ban, sự kiện này sẽ được thông báo cho tất cả các quốc gia
thành viên Liên Hiệp Quốc, cũng như các nước đã ký kết Công ước về Luật Biển. Yêu cầu của Malaysia sẽ được ghi
vào chương trình nghị sự kỳ họp thứ 53 của Ủy ban tại New York từ ngày 06/07 đến
21/08/2021.
Theo nhà nghiên cứu Phan Văn Song ở Úc, viết trên mạng
Facebook, phần thềm lục địa mở rộng (ECS) mà Malaysia xin công nhận chồng lấn với
Việt Nam, và có thể với Philippines, như vậy Việt Nam, Philippines và Trung Quốc
có thể có phản ứng. Tương tự, theo chuyên gia Greg Poling của tổ chức Sáng kiến
Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), viết trên mạng Twitter, việc công nhận thềm lục
địa mở rộng có thể gây ra sự chồng chéo.
Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) có chức năng
đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia ven biển về thềm lục địa mở rộng, và tư
vấn nếu có yêu cầu. Các ranh giới được thiết lập trên cơ sở những khuyến nghị
này được chính thức công nhận.
--------------------------------
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 17/12/2019 - 12:12
Trung
Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc không nghiên cứu hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở
rộng của Malaysia theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường
cơ sở.
Theo trang South China Morning Post ngày 17/12/2019,
Bắc Kinh khẳng định yêu cầu của Kuala Lumpur « vi phạm nghiêm trọng đến chủ
quyền, các quyền và quyền tài phán » của Trung Quốc.
Trong thư gửi đến tổng thư ký Antonio Guterres vào
tuần trước, phái đoàn thường trực của Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc khẳng
định « Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và một vùng tiếp giáp lãnh hải
căn cứ vào các đảo (của nước này) ở Biển Đông (Nanhai Zhudao) ;
vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa ». Vì vậy, Bắc Kinh « nghiêm
túc yêu cầu Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) không xem xét hồ sơ của
Malaysia ».
Mặt khác, ngày 16/12, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng
cho biết đã gửi công hàm đến Malaysia khẳng định Kuala Lumpur đã vi phạm chủ
quyền của Trung Quốc và vi phạm « các tiêu chuẩn về quan hệ quốc tế ».
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực
La Haye năm 2016 không thừa nhận các đòi hỏi chủ quyền theo yêu sách « đường
9 đoạn » của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông dựa trên những đảo nhân tạo
mà nước này kiểm soát.
Việt Nam hy vọng Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông trong
năm 2020
Trong một bài phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam
Á ở Singapore, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng « hy vọng
trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN, Trung Quốc sẽ tỏ ra kiềm
chế và hạn chế các hành động » ở Biển Đông.
Theo ông Dũng, « những việc Trung Quốc đã làm rất
đáng báo động và phần nào đó đe dọa không chỉ mỗi Việt Nam mà cả nhiều nước
khác trong tương lai ».
------------------------------------
RFA
17/12/2019
Trung Quốc vừa chính thức lên tiếng yêu cầu Liên Hiệp
Quốc không xem xét hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông mà
Malaysia mới nộp hôm 12/12, trang tin South China Morning Post loan tin này hôm
17/12.
Phái đoàn thường trực của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc
đã gửi một thông báo ngoại giao cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres
hồi tuần trước, thúc giục Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) của UN không
xem xét hồ sơ của Malaysia.
Thông báo có đoạn viết: “Trung Quốc có vùng nội
thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ theo các đảo ở Biển Đông;
Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc có quyền lịch
sử ở Biển Đông”.
Trung Quốc cho rằng việc Malaysia đệ trình hồ sơ này
đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, quyền chủ quyền và quyền tài
phán (của Trung Quốc) ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/12 cũng cho biết nước
này đã chính thức gửi phản đối tới phía Malaysia và cho rằng Malaysia đã vi phạm
các nguyên tắc quan hệ quốc tế.
Hồ sơ đệ trình mới của Malaysia bao gồm phần thềm lục
địa nằm bên ngoài vùng 200 hải lý ở phía bắc khu vực Biển Đông.
Hồi tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã đệ
trình một hồ sơ về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông lên UN,
và cũng gặp phải sự phản đối của Bắc Kinh.
Bắc Kinh đòi chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa, đồng thời cho rằng các quần đảo này có vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý. Vì vậy, Bắc Kinh cho rằng thềm lục địa mở rộng mà Malaysia đăng ký
đã chồng lấn lên vùng 200 hải lý quanh các quần đảo này.
Trong phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm
2016, các quần đảo này không thể có vùng đặc quyền kinh tế.
No comments:
Post a Comment