Bão
Beryl 'cực kỳ nguy hiểm' hướng tới Caribe
VOA Tiếng Việt
01/07/2024
https://www.voatiengviet.com/a/bao-beryl-cuc-ky-nguy-hiem-huong-toi-caribe/7680832.html
Bão
Beryl hôm 1/7 đổ bộ qua Đại Tây Dương về phía Quần đảo Windward của Caribe, đe
dọa tàn phá các cộng đồng với lũ lụt, nước biển dâng và gió lớn nguy hiểm.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-3b6c-08dc99304f72_cx0_cy7_cw0_w1023_r1_s.jpg
Ảnh
chụp màn hình đường đi dự kiến của Bão Beryl do Trung tâm Bão Hoa Kỳ thực hiện
ở Miami, Florida, vào ngày 30/6.
Người
dân địa phương đóng ván che các cửa hàng, dự trữ thực phẩm và đổ xăng đầy bình
ô tô khi cơn bão đến gần. Thủ tướng quốc đảo St Vincent & Grenadines, Ralph
Gonsalves, cho biết ông dự đoán một thảm họa thiên nhiên có thể kéo dài nhiều
ngày.
Theo
dữ liệu của Trung tâm Bão Quốc gia hôm 30/6, đây là sự khởi đầu dữ dội và sớm bất
thường cho mùa bão Đại Tây Dương năm nay – cơn bão cấp 4 sớm nhất được ghi nhận.
NHC
cho biết, đến 09:00 GMT ngày 1/7, bão Beryl đã bị hạ cấp xuống bão cấp 3 trên xếp
hạng 5 cấp, nhưng vẫn có tốc độ gió duy trì tối đa là 193km/giờ, với một số cơn
gió giật mạnh hơn, khoảng 180km về phía đông nam Barbados.
“Beryl
được dự đoán sẽ vẫn là một cơn bão lớn cực kỳ nguy hiểm khi tâm bão di chuyển
qua Quần đảo Windward vào phía đông Caribe,” NHC cảnh báo.
Cơ
quan này khuyến cáo người dân trên đường đi của bão hãy chú ý đến lời khuyên của
chính quyền về việc sơ tán và chuẩn bị.
Cảnh
báo bão đã có hiệu lực đối với Barbados, St. Lucia, St. Vincent và Grenadines,
Grenada và Tobago. Cảnh báo bão nhiệt đới đã được đưa ra đối với Martinique và
Trinidad, đồng thời có cảnh báo theo dõi bão đối với các khu vực của Cộng hòa
Dominica và một phần của Haiti.
Chính
quyền Tobago cho biết họ đã mở các nơi trú ẩn, đóng cửa trường học vào ngày 1/7
và hủy bỏ các cuộc phẫu thuật không thuộc loại khẩn cấp tại bệnh viện.
Cơn
bão dự kiến sẽ mang theo lượng mưa từ 8cm đến 15cm trên khắp Barbados và Quần đảo
Windward suốt cả ngày 1/7, mà NHC cảnh báo có thể gây ra lũ quét ở những khu vực
dễ bị tổn thương.
Những
đợt sóng lớn, nguy hiểm cũng được dự đoán sẽ tấn công các bờ biển phía nam
Puerto Rico và Hispaniola.
Cơ
quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 5 đã dự đoán hoạt động
bão trên mức bình thường ở Đại Tây Dương vào năm 2024, trong bối cảnh nhiệt độ
đại dương ấm lên gần mức kỷ lục.
Theo
dữ liệu của NHC, bão Dennis trở thành cơn bão cấp 4 vào ngày 8/7/2005, khiến nó
trở thành cơn bão cấp 4 sớm thứ hai được ghi nhận trong mùa bão từ tháng 6 đến
tháng 11.
Cuồng
phong cấp 4 ập xuống, nhiều đảo quốc Đại Tây Dương báo động
Người Việt Online
July
1, 2024
BRIDGETOWN,
Barbados (NV) – Bão
Beryl đang cuồn cuộn băng qua Quần Đảo Windward với Cấp 4, vô cùng nguy hiểm,
cuốn theo gió mạnh, lượng mưa ào ạt và sóng biển dâng cao có thể đe dọa tính mạng
sau khi đổ bộ hôm Thứ Hai, 1 Tháng Bảy, theo Đài CNN.
Đây
là cơn bão mạnh nhất từng quét qua khu vực này, theo dữ liệu được Cơ Quan Khí
Quyển và Đại Dương Quốc Gia NOAA thu thập từ năm 1851.
Beryl
đổ bộ vào đất liền sau 11 sáng giờ Miền Đông Hoa Kỳ trên Đảo Carriacou thuộc quần
đảo Grenadines tại nằm trong vùng Biển Caribbean với sức gió cố định ở mức tối
đa là 150 dặm/giờ (241.4 km/giờ). Hôm Thứ Hai, Beryl gây ra tình trạng cúp điện,
đường sá ngập lụt và lũ lụt do bão tại một số khu vực của Grenadines, Grenada,
Barbados và Tobago, theo Trung tâm Bão Quốc Gia NHC.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2159564027-1536x1024.jpg
Bão
Beryl lướt qua gần Bridgetown, Barbados ngày 1 Tháng Bảy, 2024 (Hình: CHANDAN
KHANNA/AFP/Getty Images)
Việc
Beryl xuất hiện đánh dấu mùa bão ở Đại Tây Dương khởi đầu sớm bất thường. Chủ
Nhật vừa qua, cơn cuồng phong dậy lên thành cơn bão Cấp 4 sớm nhất từng được
ghi nhận ở Đại Tây Dương và là cơn cuồng phong Cấp 4 duy nhất trong Tháng Sáu.
Nước biển ấm bất thường tạo điều kiện cho bão Beryl mạnh lên khủng khiếp là dấu
hiệu rõ ràng cho thấy mùa bão năm nay không hề bình thường, trong bối cảnh thế
giới nóng lên vì ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch.
Beryl
xô đổ kỷ lục trong Tháng Sáu vì chưa tới mùa mà đại dương đã ấm như trong thời
điểm ác liệt nhất của mùa bão, theo Jim Kossin, chuyên gia về bão kiêm cố vấn
khoa học tại First Street Foundation, một tổ chức bất vụ lợi.
Kossin
nói thêm rằng nhiệt độ đại dương là nguyên nhân góp phần làm bão Beryl mạnh lên
chưa từng thấy và “chắc chắn có bàn tay của con người.”
Cơn cuồng
phong đổ bộ gần Đảo Carriacou, một phần của Grenada, có sức gió cố định ở mức
150 dặm/giờ (241.4 km/giờ) và đang xuôi lên phía Tây-Tây Bắc với tốc độ 20 dặm/giờ
(32.1 km/giờ). Sức gió của Beryl kéo dài 40 dặm từ tâm bão so với sức gió bão
nhiệt đới kéo dài khoảng 125 dặm.
Khi
bão Beryl đổ bộ, “sóng biển dâng cao do bão có thể đe dọa tính mạng và làm mực
nước dâng cao từ 6 tới 9 feet (1.8 tới 2.7 mét) so với mực thủy triều bình thường,”
Trung Tâm Bão Quốc Gia cảnh cáo. Sóng lớn cũng có thể tạo ra các đợt sóng cuồn
cuộn và dòng chảy xiết đe dọa tính mạng, đồng thời rình rập tàu thuyền kích cỡ
nhỏ và ngư dân. Lũ quét cũng là mối lo ngại ở một số khu vực thuộc Quần Đảo
Windward và Barbados. Thủ Tướng Barbados Mia Amor Mottley cảnh báo người dân phải
“vô cùng thận trọng.”
Giới
chức ban hành báo động dông bão tại Jamaica. Cảnh cáo bão nhiệt đới cũng có hiệu
lực tại Martinique, Trinidad và St. Lucia, ngoài ra còn áp dụng cho vùng duyên
hải miền Nam Cộng Hòa Dominica từ Punta Palenque xuôi về phía Tây kéo dài tới
biên giới giáp Haiti và từ vùng biên giới giáp Cộng Hòa Dominica cho tới
Anse-d’Hainault, thuộc mạn duyên hải phía Nam Haiti.
Hơn
400 người được đưa đi nương náu tại các nơi trú ẩn trên khắp Barbados trong đêm
Chủ Nhật, Giám Đốc Quản Lý Trú Ẩn quốc gia, Ramona Archer-Bradshaw, nói với Đài
CBC News. “Thật là mừng khi ai nấy cũng đều an toàn, nếu họ không an tâm khi ở
nhà, tốt nhất là tới nơi trú ẩn,” bà nói.
Phi
trường tại Barbados, Grenada và Saint Lucia cũng phong tỏa trong đêm Chủ Nhật
khi cuồng phong Beryl cận kề. Một phát ngôn viên cho biết Phi Trường Quốc Tế
Maurice Bishop tại Grenada dự trù mở cửa lại vào sáng Thứ Ba. Phi Trường Quốc Tế
Grantley Adams tại Barbados và các phi trường quốc tế Hewanorra và George
Charles tại St. Lucia cũng dừng hoạt động.
Barbados
vẫn đang chào đón giới mộ điệu môn cricket từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm đảo
quốc này để dự khán World Cup T20, một số người không kịp di tản trước khi
Beryl ập tới. “Những vị khách quý đang ở đây với chúng tôi,” Thủ Tướng Barbados
Mia Amor Mottley cho biết. “Có vài người sẽ nán lại, chờ cho tới Thứ Hai và Thứ
Ba, vài người cũng chưa từng bị kẹt vì cuồng phong hay lốc xoáy.” Bà kêu gọi
người dân hãy hỗ trợ du khách,nếu có thể.
Beryl
sẽ di chuyển phần nhiều theo hướng Tây hoặc Tây Bắc qua Biển Caribbean cho tới
hết Thứ Năm và dự kiến uy lực vẫn còn dữ dội – Cấp
3 hoặc mạnh hơn – cho đến giữa tuần, trước khi suy yếu một chút.
Có
thể sẽ mất vài ngày Beryl mới di chuyển từ Quần Đảo Windward và càn quét trúng
Bán Đảo Yucatan thuộc Mexico hoặc xung quanh khu vực vào khoảng sáng Thứ Sáu.
Trong
58 năm qua, Beryl là cơn cuồng phong bạo liệt hình thành sớm nhất – được xác định
là cơn bão Cấp 3 trở lên – xuất hiện tại Đại Tây Dương. Việc Beryl mạnh lên
trông thấy là rất bất thường vào đầu mùa bão, theo Giám Đốc Trung Tâm Bão Quốc
Gia Mike Brennan. Rất hiếm khi các hệ thống nhiệt đới hình thành ở trung phần Đại
Tây Dương, khu vực mạn Đông của quần đảo Lesser Antilles vào Tháng Sáu, đặc biệt
là các hệ thống mạnh mẽ, vì trong quá khứ có rất ít hệ thống nhiệt đới từng làm
điều tương tự, theo hồ sơ của NOAA. (TTHN)
No comments:
Post a Comment