Lòng
dân định hướng xã hội chủ nghĩa
Trịnh Hữu Long - Luật
Khoa tạp chí
JULY
26 20243:57 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/07/long-dan-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia/?ref=luat-khoa-newsletter
Ảnh:
Dirk
Spijkers / Unsplash.
Ở
ta người ta hay nói về “lòng dân”.
“Ý
đảng - lòng dân”. “Thế trận lòng dân”. “Sức mạnh của lòng dân”.
“Đi
vào lòng dân”.
Gần
đây, nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua
đời, người ta lại nói về “Bác Trọng trong lòng dân”, “quốc tang trong lòng
dân”, “những câu nói đi vào lòng dân của Tổng Bí thư", v.v. [1]
Cựu
đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, người rất hay nói về lòng dân, cũng cảm
thán trên đường đi viếng ông Trọng: "Lòng dân là thước đo công bằng
và chuẩn mực nhất, bà con khắp nơi đến đây đã thể hiện rất rõ điều đó".
[2] Rất nhiều người đồng tình với ông Quốc, lấy những hàng dài người đi viếng
như một đại lượng đo lòng dân với ông Trọng.
Tôi
hoàn toàn tin rằng nhiều người, nếu không muốn nói là đa số thường dân ta, thực
lòng mến mộ và cảm phục ông Trọng. Tình cảm của họ thể hiện ra trên mạng và
trên đường thăm viếng là thật. Nó phản ánh nhiều điều, trong đó chắc chắn có nỗi
bức xúc của họ với quốc nạn tham nhũng và sự ủng hộ của họ với những nỗ lực chống
tham nhũng của ông Trọng. Nó cũng là thông điệp mạnh mẽ gửi tới các quan chức
khác rằng cứ trong sạch thì dân thương, bằng không thì dân ghét.
“Dân
thương dân lập đền thờ
Dân ghét dân đái trôi mồ thối xương".
Không
biết tự bao giờ lòng dân đã đi vào ca dao như vậy.
Ấn
tượng ta có được từ những diễn ngôn về lòng dân như vậy là gì? Hàm ý của nó rất
rõ: dân biết.
Dân
biết nên dân mới thương, mới ghét được. Dân biết hết, không lừa được dân đâu. Bởi
vậy nên nói như ông Dương Trung Quốc, dân là chuẩn nhất.
Tới
đây, mọi thứ bắt đầu phức tạp
Dân
biết?
Dân
biết xuất phát từ việc dân hoặc là được cung cấp thông tin, hoặc là được tự do
điều tra thông tin, hoặc tốt nhất là cả hai. Đáng tiếc rằng, nguồn tin mà dân
được cung cấp về ông Nguyễn Phú Trọng lại đến từ một nguồn duy nhất: Đảng và Nhà nước. Nguồn tin đó chất lượng
tới đâu? Có khách quan không? Có đa chiều không? Có lẽ đi hỏi “lòng dân” là tốt
nhất.
Dân có được
tự do điều tra thông tin, hay nói cách khác là dân có được tự do làm báo để đi
moi tin về các nhà lãnh đạo như ông Trọng hay không? Câu trả lời rất rõ ràng là
không. Suốt đời ông Trọng đã theo đuổi
chính sách cấm
đoán hà khắc với báo chí, không cho phép báo chí tư nhân, bỏ tù những
nhà báo độc lập và những ai lên tiếng phản biện. [3]
Không
những vậy, ông Trọng còn chủ trương xây dựng một nền độc tài kỹ thuật số, ngăn
chặn những luồng thông tin “phi chính thống” trên mạng Internet bằng cách chặn
website và yêu cầu các công ty như Facebook, YouTube gỡ/chặn nội dung bị cho là
“phản động”.
Trong
suốt thời ông Trọng “đốt lò”, trên báo chí chính thống không có bất kỳ bài báo
nào phản biện cách chống tham nhũng của ông. Cũng như không có bất kỳ phóng sự
nào điều tra tài sản của ông Trọng hay chất vấn những quyết định của ông, nhất
là trong thời kỳ đại dịch COVID-19 hay những cuộc khủng hoảng lớn như vụ cá chết
năm 2016 và vụ Đồng Tâm năm 2020. Thậm chí khi ông biệt tăm hàng tuần lễ cũng
không có báo nào dám gặng hỏi ông ấy đi đâu và sự vắng mặt của ông ấy ảnh hưởng
thế nào tới công tác của chính quyền. Trong bối cảnh vụ
bê bối về quản lý ở dự án khu đô thị Ciputra ở Hà Nội tiếp tục bị điều
tra, không báo nào dám hỏi hay điều tra xem ông Trọng, người giữ chức bí thư
Thành ủy Hà Nội thời đó, có tham nhũng hay không, có thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng hay không, có làm ngơ cho cấp dưới sai phạm hay không. [4]
Ông Trọng,
và rộng hơn là đảng của ông, đã bịt hết đường biết của dân, vậy thì dân biết
cái gì?
Dân
biết những bài phát biểu chống tham nhũng đanh thép của ông.
Dân
biết những kẻ bị ông bỏ tù vì tội tham nhũng.
Dân
biết những người bạn học cũ, thầy cô giáo cũ lên báo lên mạng ca ngợi ông.
Những
quyết định của con người đều dựa trên những thông tin mà họ thu nhận được. Thấy
lửa nóng thì rút tay lại, thấy sấm sét thì đi tìm chỗ trú, và thấy toàn thông
tin tốt đẹp về “bác Trọng” thì ca ngợi. Bởi vậy mới nói lòng dân với ông Trọng
phần nhiều là chân thành, còn năng lực chất vấn thì đã bị triệt tiêu.
Lòng
dân không đi viếng có được tính là lòng dân?
Tôi
tin rằng đi viếng ai là việc cá nhân và người khác cần tôn trọng quyết định đó.
Thế còn những người không đi viếng có nên được tôn trọng không? Dĩ nhiên rồi.
Có phải ai cũng có điều kiện đi viếng đâu.
Vậy
những người đã không đi viếng mà còn nói ngược nói xuôi về Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng thì sao?
Cái
này khó.
Nói
ngược nói xuôi không phải là thứ được khuyến khích ở nước ta. Đảng nói xuôi thì
ta cũng phải nói xuôi. Đảng nói ngược thì ta cũng phải nói ngược. Đảng nói phải
kính yêu bác Trọng thì ta cũng phải kính yêu bác Trọng. Chệch ra là dở mọi
đàng.
“Đến
bố tôi tôi còn có lúc thương lúc giận, sao tôi phải tuyệt đối kính yêu bác Trọng?”,
sẽ có người nói như vậy.
Và
quả đúng như vậy.
Tử
tù oan Lê Văn Mạnh đã
bị hành quyết ngày 22/9 năm ngoái dưới thời ông Trọng. [5] Hai tử tù khác, Hồ
Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, đã bị xét xử và chịu án oan thấu trời dưới thời
ông Trọng. Ngay cả khi ông Trọng là chủ tịch nước và có quyền ân giảm án tử
hình cho họ, ông cũng không
làm. [6] Họ kính yêu ông Trọng nổi không? Tôi không biết. Họa chăng phải ra
mộ hỏi anh Mạnh.
Ông Lê
Đình Kình, đồng chí của ông Trọng, đã chết tức tưởi dưới nòng súng của
chính chế độ mà ông đã dành cả đời gây dựng, trong cuộc đột kích của công an ở
xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020. [7] Chế độ đó không những đã cướp đất của dân làng
ông, mà còn cướp đi chính tính mạng của ông khi ông đứng lên bảo vệ quyền lợi của
dân làng. Chế độ đó, nhìn tít lên cao, thì thấy ông Trọng. Nói cho cùng, chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai mà ông Trọng ra sức bảo vệ trong suốt sự nghiệp của
mình là ngọn nguồn của những nỗi oan khiên mà bà con dân oan mất đất đã kêu
ròng rã hàng chục năm nay. Ông Kình và những dân oan đó kính yêu ông Trọng nổi
không? Tôi cũng không biết. Ông Trọng chưa bao giờ cho họ lên báo để nói.
Hồi năm
2016, vụ
ô nhiễm do công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung đã
tạo ra một cuộc khủng hoảng môi trường lớn chưa từng có ở nước ta. [8] Hàng triệu người
dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã mất kế sinh
nhai, cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng thêm tối tăm mù mịt. Chính quyền của
ông Trọng đã bưng bít thông tin vụ việc và bí mật ký một thỏa thuận trị giá nửa
tỷ đô với công ty Formosa. Hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình phản
đối ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh, thành khác. Họ có được tính là lòng dân
không?
Năm
2018, Bộ Chính trị của ông Trọng thúc bằng được Quốc hội phải thông qua dự luật
Đặc khu. Hàng trăm nghìn người ở nhiều tỉnh, thành lại xuống
đường tiếp, tạo ra một cuộc biểu tình lớn nhất ở nước ta sau năm 1975.
[9] Họ có được tính là lòng dân không?
Không
thấy ông Dương Trung Quốc nói gì về lòng dân khi đó. Nhưng với ông Trọng thì
câu trả lời rất rõ ràng: không. Ông xua quân đàn áp dã man những đoàn dân biểu
tình đó, dập tắt phong trào khi nó chỉ vừa chớm nở.
Lòng
dân có dám tỏ?
Ông
Nguyễn Phú Trọng đối xử với lòng của một bộ phận dân như vậy, dân có dám tỏ
lòng phản đối ông nữa hay không?
Với
tuyệt đại đa số nhân dân là không.
Có
biết ông tham quyền cố vị, xé bỏ Điều lệ Đảng để cầm quyền tới nhiệm kỳ thứ ba
thì dân cũng không dám hé răng.
Có
phẫn nộ với việc ông ra quyết sách sai thời COVID thì dân cũng không dám phản đối.
Có
thắc mắc với việc tại sao ông Trọng không công khai tài sản cá nhân thì dân
cũng không dám chất vấn.
Trong
một môi trường độc tài mà ông Trọng là nhà độc tài đứng đầu, lòng dân nào dám tỏ? Người ta chỉ dám tỏ trong một xã hội tự
do, nơi nói ra sự thật và suy nghĩ thực của mình cũng không bị ông Trọng hay
ông Tô Lâm bắt bỏ tù. Tự do là nền tảng để người ta sống thật.
***
Lòng
dân nghe thì trừu tượng, mỹ miều. Trên thực tế, nó chỉ là công luận, tiếng Anh
là public opinion.
Ở
các nước tự do, người ta đo lòng dân bằng cách nào? Rất đơn giản: thăm dò dư luận.
Nay thì ông Biden được 51% cử tri ủng hộ, mai thì ông chỉ còn 35%. Nay bà Thái
Anh Văn lên voi, mai lại xuống chó.
Nhưng thăm
dò thì cũng chỉ được vài chục ngàn người. Lấy gì mà tin? Thì tổ chức bầu cử để
cử tri sáng suốt lựa chọn.
Bầu
cử tự do là cuộc thăm dò dư luận lớn nhất mà một quốc gia có thể tổ chức. Trong
lịch sử các nền dân chủ từ Đông sang Tây, chưa từng thấy ai được bầu lên với
100% số phiếu. Lòng dân coi vậy mà cũng nửa xanh nửa đỏ, có khi như bảy sắc cầu
vồng. Đời chính khách vì vậy mà nổi trôi theo lòng dân nhưng là một loại lòng
dân được đo đạc và lượng hóa rõ ràng, chứ không phải là loại lòng dân được đo một
cách cảm tính ở trước cổng Nhà Tang lễ Quốc gia.
Đúng
ra nước ta đã có thể có những cuộc thăm dò lòng dân có ý nghĩa như vậy nếu như
ông Trọng và các đồng chí của ông không ngăn cản những nỗ lực dân chủ hóa đất
nước suốt mấy chục năm qua.
Trước
khi dân được tự do tỏ lòng, có ích chi mà nói nhiều về lòng dân.
-------------
Chú
thích
1.
Trần
Phương. (2024, July 19). Nguyễn Phú Trọng: Một đời gác đền và đốt lò. Luật
Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2024/07/nguyen-phu-trong-mot-doi-gac-den-va-dot-lo
2.
VnExpress.
(2024, July 26). Ông Dương Trung Quốc: “Lòng dân là thước đo chuẩn mực nhất.”
Vnexpress.net; Báo VnExpress. https://vnexpress.net/ong-duong-trung-quoc-long-dan-la-thuoc-do-chuan-muc-nhat-4774273.html
3.
Trịnh
Hữu Long. (2024, July 22). Nguyễn Phú Trọng và di sản chống ngôn luận.
Luật Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2024/07/nguyen-phu-trong-va-di-san-chong-ngon-luan
4.
Vụ Ciputra: khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông
Nguyễn Phú Trọng?
(2024). Radio Free Asia. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reviving-the-ciputra-case-targeting-nguyen-phu-trong-07082024124458.html
5.
Trọng
Phụng. (2023, September 20). Diễn biến: Vụ án của tử tù Lê Văn Mạnh. Luật
Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2023/09/dien-bien-vu-an-le-van-manh
6.
Di,
T. (2018, October 23). Bốn bản án tử hình trên bàn tân Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng | Luật Khoa tạp chí. Luật Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2018/10/bon-ban-an-tu-hinh-tren-ban-tan-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong
7.
May.
(2020, September 6). “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng” | Luật Khoa
tạp chí. Luật Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2020/09/den-cuoi-doi-chong-toi-van-tin-vao-dang
8.
“Bắt bớ” xảy ra trong biểu tình vì cá chết - BBC News Tiếng
Việt.
BBC News Tiếng Việt; BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160508_protest_fish_death_environment
9.
Biểu tình tại TP HCM sáng 10/6. BBC News Tiếng Việt;
BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44428370
No comments:
Post a Comment