Wednesday, 3 April 2024

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH Ở UKRAINE - NGÀY 1/4/2024 (Phúc Lai GB)

 



THÁNG ĐẦU TIÊN CỦA NĂM THỨ BA  

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine – ngày 1/4/2024)

Phúc Lai GB / Phúc Lai

Lục bản mộc nhị lạng đinh cho Putox

1-4-2024   03:38  

https://www.facebook.com/thelastvagabond/posts/pfbid02euJ5oGRYQjJFprkL6W9mWup8StiVDxYDWXi99XN558WsHpZQSkQ9BsZyRzpv7Zwtl

 

Đáng nhẽ ra bài này tôi phải viết trước đây một tuần, nhưng vì có một số nội dung chen lên trên nên tôi đành chờ đến hết tháng Ba vậy. Như vậy là tháng đầu tiên của năm thứ ba cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine đã hết. Bây giờ là lúc chúng ta, không phải bằng cái câu “nhìn lại” nữa mà chắc chắn là sẽ phải “nhìn đi” – nhìn về tương lai của cuộc chiến.

 

1. Có đúng chúng tuyên bố chiến tranh không?

Không, đó chỉ là lời thằng Peskov, nói về một “tình trạng thời chiến” nhưng gốc rễ chúng vẫn chỉ thừa nhận một “chiến dịch quân sự đặc biệt.”

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: việc ban bố tình trạng chiến tranh phải do Quốc hội họp và thông qua, sau đó Tổng thống hay nguyên thủ quốc gia tức Thống lĩnh các Lực lượng vũ trang sẽ ban bố tình trạng này. Điều này tôi đã viết từ trước thời điểm ngày lễ Chiến thắng của Ng@ 9/5/2022, khi đó Ng@ đã thua trong giai đoạn đầu của cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt.” Hồi đó, tôi đã phân tích các hệ quả đi theo của nó, xin viết lại ở đây một lần nữa để quý vị nào không theo dõi tôi từ hồi đó, có thể nắm được vấn đề.

 

- Thứ nhất. Việc ban bố tình trạng chiến tranh sẽ đi kèm theo lệnh tổng động viên (full mobilization). Hậu quả của lệnh này là tất cả các nam giới và một phần nữ giới trong độ tuổi chiến đấu, thường là từ đủ 18 đến trước khi đủ 59 tuổi 365 ngày. Hiện nay như Ukraine là đang trong tình trạng chiến tranh nhưng độ tuổi gọi nhập ngũ tham gia chiến đấu vẫn đang cố gắng duy trì với những người từ đủ 27 tuổi trở lên. Với Ng@, thời điểm trước tháng Năm 2022, mặc dù đã thua nghiêm trọng nhưng chúng vẫn cố gắng được cho đến tháng Chín năm đó, ban hành lệnh Động viên một phần và hậu quả của nó như thế nào chúng ta đã rõ. Khoảng 1 triệu nam giới Ng@ đã nhanh chóng tìm mọi con đường có thể để thoát ra nước ngoài.

 

- Thứ hai. Việc ban bố tình trạng chiến tranh sẽ dẫn đến tình trạng thiết quân luật, chẳng hạn một lệnh cấm đi lại ban đêm từ 21 tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau…

 

- Thứ ba. Việc ban bố tình trạng chiến tranh, sẽ diễn ra sự thay thế chính quyền dân sự ở các địa phương bằng chính quyền quân sự (Ban quân quản). Khi đó người đứng đầu các địa phương sẽ là các cơ quan quân sự để dễ huy động các nguồn lực cho chiến tranh.

 

- Thứ tư. Để dễ huy động các nguồn lực cho chiến tranh, đồng nghĩa với toàn bộ nền kinh tế quốc dân sẽ được đặt sang tình trạng thời chiến, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ để phục vụ cho chiến tranh. Bỉm để đóng cho trẻ con sẽ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong số các giấy ướt, bông băng thuốc đỏ cho chiến trường và cả bỉm để đóng cho thương binh trong các quân y viện. Nhu yếu phẩm cũng vậy, ưu tiên một phần lớn cho nhu cầu của chiến trường, còn lại mới đến nhu cầu của xã hội. Các cơ sở sản xuất, nếu không bị quốc hữu hóa thì cũng bắt buộc phải hoạt động theo yêu cầu bằng mệnh lệnh của Bộ trưởng quốc phòng hoặc Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, thường là Tổng thống đứng đầu.

 

Như vậy, với các gạch đầu dòng trên đây, chúng ta thấy rằng Ng@ không đời nào ban bố tình trạng chiến tranh cả, nhưng với những biểu hiện lúc này, nào là Shói-gù thông báo thành lập hai Tập đoàn quân mới với 11 sư đoàn mới (150.000 quân, đúng như ước tính), đồng thời thằng “khỉ đỏ đít” nó nói về một tình trạng chiến tranh trên đất nước, đủ để chúng ta nhận thấy một số khía cạnh.

 

- Một. Cuộc chiến ở Ukraine đã ngốn của chúng một lượng nhân lực rất lớn – ở đây không chỉ là con số thuần túy mà còn là chất lượng quân đội, tức những Lực lượng thiện chiến và tinh nhuệ nhất của quân đội này đã bị tiêu diệt, nói thẳng ra là rất nhiều đơn vị đã bị xóa sổ phiên hiệu, nay có còn chỉ là chuyển giao giấy tờ và trụ sở sang bộ khung đơn vị mới mà thôi. Vì vậy không phải Ukraine thiếu quân, mà là bọn Shói-gù thiếu quân. Ukraine thiếu 20.000 quân thì Shói-gù thèm có 200.000 quân.

 

- Hai. Để vứt vào cuộc chiến, chúng đã rút RỖNG hết tất cả các hướng phòng thủ chiến lược, vì vậy đất nước này là hết sức mong manh nếu như có hành động xâm lược từ bất cứ hướng nào khác. Nhìn tình trạng các hệ thống phòng không yếu kém của đất nước, gần như bất lực trước những cú tấn công bằng UAV của Ukraine là đủ rõ.

 

- Ba. Như trong bài hôm trước tôi đã báo cáo, các đồ tồn kho từ thời Liên Xô, nhìn chung là đã cạn, đặc biệt là về pháo binh và xe tăng. Như vậy từ bây giờ trở đi, về nguyên tắc là bọn Shói-gù sẽ phải thúc đẩy sản xuất mới, mà không phải là với số lượng vớ vẩn mà với số lượng khổng lồ. Điều thú vị là chỉ sau hơn 2 năm chiến sự, người Ukraine đã đưa số lượng pháo binh khổng lồ của Ng@ về tiệm cận con số Zero. Hồi đầu chiến tranh, tôi ước tính căn cứ trên các tài liệu thời Liên Xô để lại, đoán rằng Ng@ có trong kho khoảng 12.000 pháo các loại, trong đó 7000 là có thể dùng được ngay, 5000 là dự trữ để… “dồn đồ.” Đến hôm nay báo cáo của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết số hệ thống pháo binh của Ng@ bị tiêu diệt là 11.050 cỗ – với tốc độ trung bình ngày là 35 đến 40 cỗ.

 

- Bốn. Trông cả 3 yếu tố trên đây như vậy thôi, nhưng Ng@ không có khả năng thay đổi tất cả những chuyện này, chẳng hạn thay đổi cơ cấu chỉ huy và tổ chức quân đội để giảm việc hình thành các trung tâm chỉ huy và hậu cần lớn – điều mà người Ukraine đã làm được từ trước chiến tranh. Từ đó, Ng@ có thứ vũ khí quý nhất và đáng sợ nhất là tên lửa (không phải bom lượn đâu nhé, cái này vô nghĩa), không có tác dụng về mặt tác chiến trên chiến trường, mà chỉ bắn được vào các… trung tâm thương mại và nhà chung cư, mang tính khủng bố dân thường. Trên chiến trường, thứ mà quân Ng@ cần vẫn kẹt với tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô là một lượng pháo binh cực lớn cùng số lượng xe tăng lớn, không có xe tăng thì không tấn công được. Tất nhiên không thể không nói đến một quân số khổng lồ vì chiến thuật biển người đang bị lạm dụng hiện nay. Rõ ràng là người Ukraine vẫn còn được mệnh trời chiếu cố, nên ban tặng cho họ một loạt những chỉ huy Ng@ như Gerasimov – lão này hóa ra đề ra học thuyết quân sự mới nhưng may quá, nó là hàng rởm với các #BTG của mình, và đặc biệt là thằng nguyên soái ván ép Shói-gù.

 

Cả hai không làm được gì để thay đổi quân đội Ng@ về chất, đặc biệt là cách thi hành chiến tranh do đó, tất cả những điều này chỉ dẫn đến việc cỗ máy chiến tranh nó như con thú đói, luôn gào thét đòi nguồn lực của đất nước mà không thể đem lại chiến thắng.

 

2. Đi sâu thêm vào một số yếu tố trên đây

 

Pháo binh thời Liên Xô là lực lượng pháo binh mạnh nhất trên thế giới. Những năm 1980 lực lượng pháo binh của quân đội Xô-viết bao gồm những thứ vũ khí như hệ thống pháo binh Msta-S, BM-30 và TOS-1… tất cả đều là những nền tảng rất có năng lực. Chẳng hạn, hình ảnh thường thấy trong những đoạn phim tài liệu có tính quảng cáo cho quân đội Xô-viết ta sẽ chứng kiến một dàn gồm 5 bệ phóng pháo phản lực BM-21, chúng phóng 200 quả trong khoảng 20 – 40 giây gì đó. Chúng ta có thể nói rằng đây thực sự là một trận pháo kích, và dù ở thời điểm của những năm 1960 hay hiện tại.

 

Phải nói rằng cả pháo binh thời Liên Xô chắc chắn là vấn đề nếu đối thủ để cho chúng sống sót, chúng sẽ gây thương vong nghiêm trọng. Chiến lược của Liên Xô là những con số. Pháo binh của họ không chính xác bằng, bắn không xa bằng pháo binh của phương tây, binh lính của họ do chủ yếu là lính nghĩa vụ quân sự nên không được huấn luyện tốt, và do công nghệ hạn chế, trinh sát pháo binh không giỏi bằng phương Tây, nhưng họ rất đông. Liên Xô đã bù đắp sự thiếu hụt về chất lượng bằng số lượng pháo binh khổng lồ. Đúng vậy, pháo binh Liên Xô cũ vẫn còn rất nguy hiểm, nếu như người ta để cho họ duy trì được một số lượng khổng lồ đạt yêu cầu.

 

Như tôi đã từng dẫn hồi ký của Zhukov, yêu cầu của quân đội Liên Xô khi thi hành các chiến dịch tấn công là phải đạt tối thiểu 200 khẩu pháo và súng cối (ở đây là súng cối phản lực, tức Kachiusa) trên một ki-lô-mét chính diện mặt trận. Tiêu chuẩn trong chiến tranh thế giới lần thứ hai này cứ như vậy được áp dụng cho đến tận ngày nay.

 

Một loại pháo phổ biến được Hồng quân sử dụng trong Thế chiến hai là pháo M1938 122mm. Nó có tầm bắn gần 12 ki-lô-mét với tốc độ bắn 6 quả đạn/phút. Một loại phổ biến khác là súng ZiS-3 76mm. Nó có tầm bắn 13 ki-lô-mét với tốc độ bắn lên tới 25 quả đạn/phút. Hai loại pháo này hình thành xương sống của pháo binh chiến thuật cấp sư đoàn trở xuống của quân đội Liên Xô thời đó, số lượng lên tới tổng cộng khoảng 80 cỗ pháo cho mỗi sư đoàn bộ binh. Các loại pháo lớn hơn với tầm bắn xa hơn, thường được hình thành các đơn vị pháo binh cấp Tập đoàn quân và Phương diện quân.

 

Theo học thuyết sử dụng pháo binh của Liên Xô, có hai kiểu sử dụng pháo chính – bắn bao phủ khu vực và bắn rào chắn. Nhiệm vụ của bắn bao phủ sẽ đảm bảo rằng không có gì còn sống sót trong một khu vực nhất định. Nhiệm vụ của bắn rào chắn sẽ yêu cầu lực lượng pháo bắn chuyển làn, dựng nên một “hàng rào” phía trước lực lượng tấn công của lục quân đảm bảo cho họ tiến quân an toàn, chặn các mưu đồ phản kích của đối phương. Cho đến cuộc chiến tranh của Ng@ ở Ukraine, tất cả những điều này không thay đổi.

 

Người ta tính ra rằng, khi tấn công để chiếm Sievierodonetsk, quân đội Ng@ đã phải vận tải và cung cấp cho chiến trường khu vực đó từ 30 đến 33 đoàn tàu một ngày, chỉ là đạn pháo. Sau đó, sự xuất hiện của những loại pháo binh tầm xa có độ chính xác cao, đã đánh trúng điểm yếu của loại hình chiến tranh này. Nếu bọn chúng cần đến 33 chuyến tàu mỗi ngày để cung cấp đạn cho pháo của mình, chúng sẽ không thể bảo vệ được thế trận hậu cần đó trước HIMARS.

 

Đó là tiền đề đầu tiên để làm suy giảm khả năng của lực lượng pháo binh Ng@. Tiếp theo, chúng ta chứng kiến cả một năm cuộc chiến đấu “thầm lặng” của người Ukraine – chiến lược phản pháo. Trước cuộc chiến này, cả Ng@ và phương tây mỗi bên đều có radar phản phản có khả năng “nhìn thấy” pháo của đối phương căn cứ vào quỹ đạo của đạn pháo đang bay và nhờ tìm ra nguồn gốc chính xác của chúng, hệ thống pháo của mình sẽ phản ứng tức thì để tiêu diệt kẻ vừa khai hỏa đó. Kết hợp với nó, là tầm quan trọng của máy bay không người lái trong việc xác định chính xác hơn nữa vị trí của hệ thống khẩu đội pháo đối phương.

 

Gần đây, người Ng@ đã phàn nàn về việc thiếu các radar phản pháo, dẫn đến chúng gặp bất lợi lớn và sau đó là các máy bay không người lái đủ hiệu quả. Một tên tướng Ng@ thậm chí còn bị cách chức ngay lập tức vì dám phát ngôn ra chuyện này.

 

Hôm trước tôi có viết một ý: người Ukraine không phải là giỏi, mà là xuất sắc. Đó là chúng ta muốn đề cập đến bản thân người Ukraine cũng thực sự giỏi về pháo chính xác. Họ đã sử dụng các hệ thống sản xuất trong nước để bắn tỉa xe tăng Ng@ đang di chuyển bằng hỏa lực gián tiếp vào mùa xuân năm 2022, đây là một độ chính xác cực kỳ cao – điển hình là trận đánh xe tăng ở Brovary tháng Ba năm 2022. Điều này cho thấy, một hệ thống pháo binh thời Liên Xô cũ có thể tấn công các đơn vị quân đội hiện đại. Phụ thuộc vào mức độ tích hợp công nghệ mới hiện đại và trình độ sử dụng pháo binh kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, nó vẫn có khả năng đem lại một hiệu quả đặc biệt. Điều này không chỉ bây giờ mới diễn ra, mà ngay trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã có những đơn vị Hồng quân người Ukraine xây dựng những nhóm lính bắn súng cối với những xạ thủ có năng lực đặc biệt, những người có khả năng bắn trúng cửa nóc xe tăng đối phương chỉ bằng cảm giác.

 

Bây giờ câu chuyện vẫn cứ là như vậy – một chiếc xe tăng hiện đại như Challenger II, Abrams, Leopard II A7, Merkava giả sử nếu có một cú đánh trực tiếp vào nóc xe thì vẫn bị tiêu diệt như thường. Hiện nay người Ukraine đang sử dụng Cesar hoặc PKHW 2000 hoặc Archer cùng các bệ phóng HIMARS kết hợp với những loại pháo cũ sẽ kém chính xác hơn, kém cơ động hơn, tầm bắn ngắn hơn, bắn chậm hơn và do đó kém hiệu quả hơn và ít khả năng sống sót hơn – nhưng vẫn rất hiệu quả về mặt tổng thể. Ở đây, không chỉ có sự chênh lệch lớn về công nghệ trong pháo binh, có thể còn có sự chênh lệch lớn về công nghệ trong các hệ thống khác (như chỉ huy, điều khiển, trinh sát, ELINT và sau này còn là sức mạnh không quân).

 

Người Ukraine có một kinh nghiệm rất tốt trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi Liên quân phá hủy hoàn toàn lực lượng pháo binh của bên kia vì nhìn chung pháo binh của Iraq không có công nghệ tiên tiến. Mặc dù, Iraq thực sự có một số công nghệ pháo kéo thực sự vượt trội so với công nghệ của Mỹ (và có lẽ là hầu hết các nước liên quân vào thời điểm đó), ví dụ họ vừa trang bị 100 cỗ pháo xe kéo G5 do Nam Phi sản xuất dựa trên thiết kế của Canada có tầm bắn xa hơn đáng kể so với pháo 155 của Mỹ, nhưng về cả hệ thống tác chiến thì vẫn chưa có được sự đồng bộ. Do vậy, ngoài những yếu tố vượt trội như không quân và tên lửa hành trình, Hoa Kỳ đã đối phó bằng cách bố trí các hệ thống M270 MLARS (phiên bản dạng như không có điều khiển của tên lửa GMLRS mà Ukraine đang sử dụng ngày nay) để phản pháo đối với G5.

 

Người ta nói, những sĩ quan và binh lính người Ukraine là xương sống của quân đội Liên Xô, đặc biệt là về độ chuyên nghiệp và tinh nhuệ, không sai.

 

Ukraine đang dần xây dựng lợi thế công nghệ về hệ thống pháo binh (khi các hệ thống tiên tiến từ các quốc gia phương Tây khác nhau ùn ùn kéo vào), nhưng đáng tiếc là họ đang phải chiến đấu dọc theo một mặt trận dài 1200 – 1300 ki-lô-mét. Vì vậy, người Ukraine buộc phải tập trung vào nhiệm vụ phản pháo đầu tiên – cứ hễ Ng@ tập trung vào khu vực nào của mặt trận thì mình cũng phải tập trung vào đó. Sau đó mới là những nhiệm vụ bắn điểm để phá hủy hậu cần và các trung tâm chỉ huy phía sau của quân Ng@. Nhưng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu vẫn là hỗ trợ các đơn vị đang phòng thủ ở phía trước. Vì vậy, lực lượng pháo binh của Ukraine là quá mỏng so với một chiến tuyến dài cỡ như vậy.

 

3. Như trong mục 2 tôi vừa phân tích, chúng ta đã thấy được cách thi hành chiến tranh phi đối xứng của người Ukraine trước một quân đội Ng@ có số lượng pháo binh rất lớn và sức mạnh của một người khổng lồ.

 

Chiến lược của người Ukraine rất rõ. Ngay từ thời quân Ng@ vây hãm Kyiv, nhiệm vụ là chống tăng và chống đổ bộ, thì sau đó chuyển dần sang tàn phá pháo binh và hệ thống hậu cần. Quá trình tìm và diệt xe tải chẳng hạn, hết sức thầm lặng và có vẻ khiêm tốn về kết quả, nhưng đến nay đã đem lại kết quả đáng nể: gần 15.000 xe tải và xe bồn.

 

Vậy trên chiến trường, việc thi hành một thế trận phi đối xứng trong thời kỳ mới có còn nên hay không nên? Kết luận của tôi theo hướng KHÔNG NÊN, được củng cố thời chuẩn bị chiến dịch tấn công mùa hè của quân Ukraine do tinh thần của những ủng hộ viên lên quá cao, sau đó thì kết luận theo hướng NÊN, lại được củng cố.

Do vậy, chúng ta đã chứng kiến pha lặng của chiến tranh, khi người Ukraine nỗ lực xây dựng lực lượng máy bay không người lái cả trên không và trên biển của mình. Một đất nước không còn lực lượng hải quân, tàu nổi tàu chìm không có mà chuẩn bị đi đến chỗ xóa sổ cả hạm đội hùng mạnh bậc nhất của đối phương, không phải là phi đối xứng điển hình thì là cái gì. Chỉ bằng một số UAV nhất định, Ukraine giúp Ng@ giảm năng lực lọc nhiên liệu từ dầu thô 12%, đánh trực tiếp vào hầu bao cho chiến tranh của Putox. Quá điển hình.

 

4. Có đúng vừa rồi Ng@ bắn hỏng nặng mấy nhà máy điện của Ukraine không?

 

Có thể, nhưng “nặng” là nặng đến cỡ nào ấy chứ. Chẳng hạn tuần trước tôi bị cúm mùa, ảnh hưởng khá nặng, rất mệt nhưng vẫn viết được bài. Có một bạn đi cãi nhau trên một nhóm nào đó với một thằng pro-Putox, sau khi đọc thông tin tôi dẫn của anh V bên Kharkiv rằng hôm đó mất điện 20 giờ thì có trở lại, anh bạn cho thằng dở kia biết và nó bảo: đó là dân chúng chạy máy phát điện cá nhân.

 

Thằng này nó khác hẳn với chúng ta, chúng ta biết thừa rằng hiện nay cơn bão tin giả của Ng@ là rất mạnh, đến mức một ông tướng người Ba Lan mới chết vì sao đó, thì có tin giả là ông ấy chết ở… Chasiv Yar! Hoặc ngay cả phóng viên chuyên viết về chiến tranh của phương Tây rất đáng tin cậy, mà còn viết thản nhiên chỗ thì giàn Patriot kéo ra sát mặt trận bị bắn, chỗ thì giàn HIMARS bị bắn… mà hoàn toàn không còn thiết phân biệt giàn nào bị, hoặc là cả hai giàn đều bị tiêu diệt.

 

Câu chuyện nhà máy điện cũng như vậy. Ở đây có một điều chắc chắn rằng, nhà máy của Ukraine có trong danh sách mục tiêu của Ng@, vì nó có từ thời Liên Xô. Tuy nhiên có một điều còn chắc chắn hơn: cả nhà máy của Ukraine lẫn của Ng@, tức là các nhà máy từ thời Liên Xô cũ, được xây dựng theo tiêu chuẩn chống bom hạng nặng, vì họ là đất nước bước ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ hai. Điều này được minh chứng với nhà máy Azovstal, hồi đó Ng@ bắn phá nó không xi-nhê gì, mà những người lính bảo vệ nó chỉ nhận được lệnh của Zelenskyy ra hàng khi Ukraine không còn khả năng tiếp tế cho họ nữa.

 

Do vậy, nhà máy gì thì tôi không biết, chứ nhà máy điện từ thời Liên Xô thì chẳng có ai có thể phá được của ai cả, may ra Ng@ ném dăm bảy quả bom tấn 3000 cân vào cùng một chỗ, may ra mới có thể phá được các cơ sở kiên cố của nó. Sẽ có một câu hỏi: vậy tại sao lại có chuyện nhà máy của Ng@ bị mất điện hoặc cháy? Vì chúng bị sự cố, chẳng hạn bị hack từ hệ thống điều khiển… Và một số thiết bị của chúng do không còn được bảo hành nữa từ phương Tây, sẽ gây khó khăn trong vận hành. Chúng ta cũng cần hình dung là trong vài chục năm qua, quá trình thay thế thiết bị trong những nhà máy nhiệt điện đã diễn ra, nếu ở Ng@ đã mạnh mẽ 10 thì Ukraine cũng phải đạt 5, 6 phần: thay thế các tổ phát điện cũ bằng công nghệ tuabin phản lực mới, hầu hết của GE và Siemens hay BOSCH gì đó, tôi quên rồi.

 

Cũng như hệ thống tàu điện ngầm: các ga của nó đều được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn chịu được bom nguyên tử. Do vậy, tôi không cho rằng chỉ bằng bắn tên lửa với đầu đạn vài trăm cân có thể phá được nhà máy nhiệt điện, thủy điện lại càng không. Bác nào thử đi thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình thì rõ, liệu các tổ máy của nó có bị tên lửa hành trình tác động được vào không. Chờ đấy.

 

Tôi mới bảo bạn kia: nếu người dân tự phát điện thì phải có điện ngay chứ sao phải chờ 20 giờ? Hâm à?

 

Mới đây nhất, có bài báo “Chuyên gia quân sự nói Ukraine không thiếu đạn dược” do TPO lấy nguồn TASS.

https://tienphong.vn/chuyen-gia-quan-su-noi-ukraine-khong...

 

Đến đây tôi hoang mang thực sự. Từ trước tôi chưa bao giờ viết chuyện này một cách chính thức vào các bài viết của mình, chỉ comment đôi chỗ: đạn pháo thì có thiếu, nhưng chưa chắc đã hẳn là như thế đâu. Điều này dựa trên những thông tin mơ hồ, không chính thức do đó, tôi không khẳng định được, nhưng nó rất logic – chẳng hạn 4 triệu quả đạn chùm 155mm năm ngoái, đi đâu hết cả? bắn gì mà nhanh thế? Mở rộng hơn, thế 2 lữ đoàn xe tăng được thành lập từ các xe tăng do quân đội Ng@ hiến tặng, toàn đồ tốt như T-90, T-80… hoàn toàn chưa sử dụng, đâu cả rồi? 90% số lữ đoàn được chuẩn bị cho chiến dịch phản công mùa hè năm ngoái, cũng đi đâu cả?

 

Vì vậy, chúng ta đang ở trong tình trạng mà ngay cả bọn Ng@, song song với tin giả tung ra có chủ đích vẫn là những thông tin không rõ ràng từ khía Ukraine, như chúng ta đang nhận ra là “không thèm cải chính” và chính những điều này mới là nguy hiểm, nhưng là nguy hiểm với bên nào coi thường năng lực thực sự của đối thủ.

 

Trên mạng cũng xuất hiện rất nhiều kênh Youtube chẳng hạn như Military TV, kênh này có cả tiếng Việt, chắc chắn là do bọn Shói-gù làm ra, vì chúng có rất nhiều hình ảnh chất lượng cao về quân đội Ng@ và công nghiệp quốc phòng của nước này, và tung thông tin một cách có chủ đích. Nội dung được xây dựng rất bài bản và chuyên nghiệp, theo dạng Sputnik. Xem các kênh dạng đó người xem sẽ có cảm tưởng công nghiệp quốc phòng Ng@ đang phục hồi mạnh mẽ (chẳng hạn mới nhất tôi xem tin công nghiệp cung cấp cho quân đội Ng@ 1500 cái xe tăng, nhưng xem mãi không rõ trong bao nhiêu lâu và xe tăng kiểu gì), quân đội Ng@ hoàn toàn không khố rách áo ôm như bọn phản động nào vẫn bàn tán… quân đội Ukraine mất ráo hết cả sức chiến đấu và Mỹ cùng phương Tây thì đang cãi nhau thục mạng trong nội bộ.

 

Trong khi đó tàu đổ bộ chuyển hệ sang vận tải của hạm đội biển Đen Ng@ bị xử lý đến 4 cái chỉ trong vòng mấy ngày, dẫn đến Crimea chuẩn bị chết đói, thì không có kênh nào kiểu đó nói. Báo chí phía đông nước Lào cũng u mê tung hô mà quên rằng, những cái tử huyệt kia mới là quan trọng.

 

5. Đã đến lúc hình dung về tương lai.

 

5.1. Mới nhất, vẫn báo chí phía đông nước Lào đưa tin: Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết không thể loại trừ khả năng Ng@ tấn công và giành quyền kiểm soát Kharkiv bằng bài báo “Ukraine nói Ng@ có thể tấn công, giành quyền kiểm soát thành phố lớn thứ hai.”

https://vietnamnet.vn/ukraine-noi-nga-co-the-tan-cong...

 

Tháng Ba năm 2022. Lúc đó quân đội Ukraine rất yếu. Nhân dân Kharkiv đã cùng với quân đội bảo vệ thành phố, và xe tăng Ng@ mặc dù chạy được vào đến cửa ngõ dẫn vào trung tâm, vẫn không chiếm được. Vậy thì bây giờ có căn cứ nào cho bọn Shói-gù cố chiếm lại một lần nữa? Nhưng quá trình chuẩn bị vẫn là cần thiết. Chúng ta nhìn lại, sau khi giải phóng miền bắc Ukraine – đuổi quân Ng@ chạy re kèn về Belarus và trên cả các hướng như Sumy, Kharkiv… đã diễn ra các pha như sau:

 

(1) Hệ thống phòng thủ được xây dựng trên toàn bộ khu vực phía bắc tức biên giới với Belarus, đoán rằng đã xong trước mùa thu 2023 (2) khu vực Sumy, đoán rằng đã xong mùa xuân vừa rồi và (3) Hiện nay đang xây dựng nốt ở vùng Kharkiv. Nếu như vậy sẽ đảm bảo để chỉ cần một lực lượng tối thiểu đủ bẻ gãy chiến dịch Kharkiv của Ng@ nếu có. Có thể, mùa xuân đến đầu hè năm nay sẽ xong giai đoạn 3 này và trùng với chiến dịch tấn công lớn của Ng@ như giả định. Có như thế Ukraine mới đủ lực lượng rảnh tay để thi hành các chiến dịch có tính chiến lược được.

 

Nếu nhìn lại, thì giả định ban đầu là việc Ng@ có thể thủ tiêu được chính quyền Zelenskyy, và chiếm gần như toàn bộ đất nước Ukraine. Nhưng đến nay quân Ng@ đã mất hơn 400.000 binh sĩ để chiếm chưa đến 20% đất nước này. Như vậy đẩy tiến trình đến năm 2022 để đạt được mục tiêu chiến lược như lãnh đạo Ng@ vẫn đang tuyên bố, thì sẽ mất ít nhất 500.000 quân nữa để có thể đến được biên giới phía tây Ukraine – mà muốn như vậy thì Ng@ sẽ phải chuẩn bị tối thiểu 1 triệu rưỡi đến 2 triệu quân nữa. Với quân số như vậy, tương đương 10 Tập đoàn quân cũng đồng nghĩa với xây dựng lại quân đội như trước chiến tranh – 4000 xe tăng, 7-8000 pháo các loại, hàng trăm máy bay chiến đấu… đây là điều không thể thực hiện được trong thời điểm hiện tại.

 

Như vậy nếu chúng huy động thêm 150.000 quân mà cách sử dụng vẫn như vừa qua – chẳng hạn như 30.000 “kiện hàng 200” để chiếm Avdiivka, thì trong 150.000 quân đó với 50.000 “kiện hàng 200” may ra đến được ngoại ô Kharkiv không? Tôi không nghĩ vậy, nhất là với quá trình chủ động xây dựng các hệ thống phòng ngự của Ukraine hiện nay.

 

Như vậy hướng tấn công có thể xảy ra nhất của Ng@ từ nay đến hè là gì? Odesa chăng? Điên à – hôm trước tôi đã phân tích cùng quý vị rồi, chiến dịch Odesa của Hồng quân ngày xưa phải sử dụng 450.000 quân lính, 1000 xe tăng, gần 500 máy bay chiến đấu và cả vạn khẩu pháo. Bây giờ bọn Shói-gù có mà lấy tay ra để chiếm thành phố này, nhất là để thi hành chiến dịch chúng chắc chắn phải tiến hành đổ bộ từ phía biển, trong khi các xà lan lớp Ropucha chìm ráo cả.

 

Trong khi đó thì tin tức về Chasiv Yar (https://maps.app.goo.gl/j1wGjgB4Er3gVTcs9 ) vẫn nổi lên – bọn Shói-gù vẫn nỗ lực theo hướng này.

 

Về tổng thể, Ng@ không có mục tiêu chiến lược rõ ràng – chẳng hạn kể cả hướng mà Bộ tổng tham mưu Ukraine gọi là “hướng Novopavlivka” – thì các mục tiêu như Krasnohorivka, Vuhledar, Staromaiorske… cũng chỉ nhằm đẩy xa chiến tuyến khỏi tuyến đường sắt được cho là SẼ ĐẢM BẢO HẬU CẦN cho chiến trường miền nam – hướng Zaporizhia mà thôi, chứ nó không có tính chiến lược rõ ràng, tức là đưa tới khả năng ngừng bắn.

 

Như vậy, theo cảm nhận của tôi, hướng dễ xảy ra tấn công mạnh nhất, là Ng@ sẽ phát triển từ Chasiv Yar sau đó tiến theo hướng hai thành phố Kramatorsk và Slovyansk.

 

Cảm nhận này của tôi là có lý do: hiện tại hai thành phố này chỉ cách chiến tuyến có hơn 20 ki-lô-mét đường chim bay, như vậy hoàn toàn có khả năng trong tầm ném của bom lượn, mà chỉ có các thành phố mới là mục tiêu hiệu quả nhất của thứ vũ khí đó. Hiện nay để đến được ngoại vi 2 thành phố này, phía bắc Ng@ phải tấn công Lyman, quãng giữa bọn chúng phải tấn công Siversk (https://maps.app.goo.gl/gDiT4Y2DUMBGXcn47 ) và phía nam là Chasiv Yar.

 

Vậy xin quý vị hãy đến với bản đồ tôi đánh số 1/4 (hôm nay) – nguồn ISW. Chúng ta không còn giả định nữa, mà là khẳng định rằng chúng sẽ đến được ngoại vi hai thành phố trên để… ném bom lượn, và cứ đến được đó, thì sẽ đánh nát thành phố và chiếm được chúng. Tuy vậy để đến được chỗ này, chúng phải chiếm được phần tôi gạch chéo bằng các đường màu xanh, là khu vực được cho là có hệ thống phòng thủ chằng chịt, kiên cố của người Ukraine được xây dựng suốt 8 năm nội chiến. Ước tính trên bản đồ, khu vực đó có diện tích khoảng 350 đến 400 ki-lô-mét vuông, thậm chí còn lớn hơn nữa. Tôi không rõ Ng@ sẽ phải cần bao nhiêu bom lượn để ném hết cái diện tích trên, và bao nhiêu máy bay để vác chỗ bom đó lên trời, và bao nhiêu nhiên liệu cho lũ máy bay đó. Nếu chiến dịch này diễn ra thật, thì lũ máy bay này chắc chắn bị F-16 bắn hạ.

 

Lại cần khẳng định với nhau một câu không lại quên. Năm ngoái khi diễn ra chiến dịch phản công của Ukraine hồi mùa hè, Ng@ dùng trực thăng vũ trang như ụ pháo trên không, dùng chúng để bù đắp sự thiếu hụt của pháo và dẫn đến việc lực lượng trực thăng bị thiệt hại nghiêm trọng. Bây giờ thì tình hình đang dẫn tới một chuyện: phải dùng bom lượn để thay pháo binh. Nếu người Ukraine vẫn phân tán binh lực ra các hệ thống phòng thủ ngoài đô thị, thì bom lượn sẽ phải NÉM DIỆN TÍCH, mà như thế thì chẳng được mấy nả mà máy bay Ng@ tự rơi vì quá tải.

 

Do đó, tiếp theo câu khẳng định sau chiến dịch mùa thu của người Ukraine khi chiếm lại được Izyum là: mục tiêu chiếm toàn bộ Donbas của Ng@, với hai thành phố Kramatorsk và Slovyansk, đã phá sản. Không có mũi dao đâm vào mạng sườn đó, Ng@ không có khả năng chiếm được 2 thành phố này.

 

Như vậy với 150.000 quân, chỉ có hi vọng lao vào 3 hướng trên đây và cùng lắm, chiếm lại được Lyman, Siversk và Chasiv Yar, và cái giá sẽ là tối thiểu 50.000 “kiện hàng 200.”

 

Có thể có một phương án khác là nỗ lực ở Kupyansk, nhưng khả năng này dù có diễn ra thì khó có thể có kết quả, vì người Ukraine đã củng cố ở đây khá tốt rồi.

Vì vậy, với tôi thì những khả năng diễn ra chiến dịch tấn công này của Ng@, không còn như năm 2022 nữa – còn đáng sợ, nhưng sẽ mở ra những cơ hội mới. Vì vậy tôi cảm nhận được sự tự tin trong lãnh đạo quân sự Ukraine.

 

5.2. Dù có diễn ra chiến dịch tấn công đó hay không, thì bọn Shói-gù đang thực sự thiếu lực lượng về mọi phương diện.

 

Như trong bài trước tôi dẫn thông tin, có những chỉ dấu cho thấy bọn này đã lôi sạch vũ khí trong kho dự trữ thời Liên Xô ra dùng, đặc biệt là pháo binh và xe tăng. Như vậy từ bây giờ trở đi, là Ng@ phải sản xuất mới. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới những tác động “tích cực” (có ngoặc kép) và chúng ta cũng sẽ lại đọc những bài báo về… tăng trưởng kinh tế của Ng@, nhờ đổ tiền vào chiến tranh.

 

Bây giờ chúng ta cần làm một phép so sánh.

 

Đầu năm 1987, một báo cáo của CIA ước tính rằng, từ năm 1979 đến năm 1986, quân đội Liên Xô đã chi 18 tỷ rúp cho cuộc chiến ở Afghanistan (chưa tính các chi phí khác mà nhà nước Liên Xô phải gánh chịu như viện trợ kinh tế và quân sự cho nhà nước Afghanistan DRA). CIA lưu ý rằng số tiền này tương đương với 50 tỷ USD (115 tỷ USD quy ra thời giá năm 2019). Báo cáo này cho rằng chi phí tương đối thấp do quy mô triển khai nhỏ của Liên Xô và thực tế là các tuyến tiếp tế tới Afghanistan rất ngắn (trong một số trường hợp, dễ dàng và rẻ hơn so với các tuyến nội địa của Liên Xô). Viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang của DRA đạt tổng cộng 9,124 tỷ rúp từ năm 1980 đến năm 1989 (đạt đỉnh 3,972 tỷ rúp vào năm 1989). Viện trợ tài chính và kinh tế cũng rất đáng kể; đến năm 1990, 75% thu nhập của nhà nước Afghanistan đến từ viện trợ của Liên Xô.

 

Sau đây là GDP của Liên Xô trong giai đoạn đó:

 

- 820 tỷ USD vào năm 1977 (danh nghĩa; thứ 2 thế giới)

- 1,21 nghìn tỷ USD vào năm 1980 (danh nghĩa; thứ 2)

- 1,57 nghìn tỷ USD vào năm 1982 (danh nghĩa; thứ 2)

- 2,20 nghìn tỷ USD vào năm 1985 (danh nghĩa; thứ 2)

- 2,66 nghìn tỷ USD vào năm 1990.

 

GDP năm ngoái của Ng@ số liệu trên internet là 1,862 nghìn tỉ USD. Nếu như cuộc chiến ở Afghanistan tiêu tốn của Liên Xô trung bình 5 tỉ đô-la / năm trên tỉ trọng 2,66 nghìn tỉ GDP năm 1990, hoặc 2,2 nghìn tỉ năm 1985 (năm vẫn còn đỉnh cao) thì hiện nay cuộc chiến của Putox đã ngốn 1 tỉ đô-la cho 3 ngày, 10 tỉ đô-la cho 1 tháng và 60 tỉ đô-la cho 6 tháng; mà về lý thuyết Putox hi vọng cuộc chiến sẽ chấm dứt trong thời gian dưới 6 tháng nữa – là thời điểm sẽ diễn ra cuộc bầu cử của Hoa Kỳ. Shói-gù càng cố đánh to, thì sẽ lại càng tiêu tốn và kết cục sẽ lại càng chắc chắn.

 

Vậy hiện nay Ng@ của Putox đang tiêu tiền từ nguồn nào – bán dầu lậu, hẳn rồi – nhưng phần lớn là móc dự trữ quốc gia ra để tiêu. Do vậy, nếu Liên Xô kéo dài cuộc chiến Afghanistan được 10 mới sụp đổ, thì Ng@ của Putox hiện nay kéo được 3 năm là tài, không thể kéo dài hơn được nữa. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng sẽ có những diễn biến trong mùa hè và thu này, và cuộc chiến sẽ chấm dứt hẳn vào thời điểm nó được 3 năm.

 

Nếu gói viện trợ của Hoa Kỳ thông qua được, thì việc đảng Dân chủ đặt cửa vào cuộc chiến tranh của Ukraine từ trước đến nay mơi có ý nghĩa, và lúc đó mới có khả năng nói được việc ông Biden có tái trúng cử hay không. Nếu gói viện trợ thông được, đồng nghĩa với việc các diễn biến sẽ mạnh mẽ và suôn sẻ trong hè và thu để ông Biden cùng đảng Dân chủ bước vào bầu cử. Kết cục sẽ có vào lúc đó. Và từ đó cho đến thời điểm cuộc chiến được 3 năm, sẽ là tiến trình đi tới “đoạn đầu đài.”

 

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Slava_Ukraine

 

7 BÌNH LUẬN   






No comments:

Post a Comment

View My Stats