Tô
Đại tướng chọn “quân bài domino” nào tiếp theo?
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2024.04.04
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/who-s-next-in-to-lam-game-04042024121607.html
Nhà
ký họa có thể ghi lại hình ảnh Đại tướng Tô Lâm “vung roi trên nền mây trắng,
vó ngựa phi cát bụi cuốn mù… đuổi tan tác lũ chim trời” (1)
Bộ
trưởng Công an Tô Lâm (Báo Chính Phủ)
_____________
Nhưng
“kỵ hổ nan hạ” (cưỡi trên lưng hổ khó xuống) mới là thành ngữ “khớp” với hiện
tình của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, sau khi đã tạo ra được cơn địa chấn chính trị,
có thể nói là lớn nhất trong lịch sử đấu đá nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN). Đúng là có thể điểm danh ba hoặc bốn Nguyên thủ quốc gia Ba
Đình đã bị “ngã ngựa” từ 2018 đến nay (tùy cách chọn), nhưng trường hợp Võ Văn
Thưởng vừa rồi là một biệt lệ. Biệt lệ xét từ nhiều góc độ: Thưởng đại
diện cho “Đoàn phái” ở Việt Nam, là “đệ tử ruột” của Tổng bí thư (TBT),
lại được ra mắt hầu hết các “cửa Khổng sân Trình” bên thiên triều hồi ông tháp
tùng Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc. Là “con nòi” của Đảng và là người gần
gũi TBT nhất trong năm candidate (ứng viên) được ông Trọng chọn để thay thế
mình, việc Thưởng bị “ngã ngựa” là “thất bại kép” , vừa đối với Đảng, vừa đối với
TBT. Lại đúng vào ngày ông Trọng chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Nhân sự chuẩn
bị cho Đại hội 14 nên thất bại ấy càng cay đắng.
“Quân
bài domino” giờ ông Tô đang nhắm tới, dư luận Hà Nội râm ran mấy tuần nay, đó
là bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Bà Mai vốn là
Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên” (LHTNVN); Võ Văn Thưởng và Nguyễn Công Khế
(2) từng hoạt động dưới trướng bà. Công an đang khai thác các hồ sơ do Công Khế
cung cấp. Tô Lâm cũng đang cho điều tra tiếp phương án sử dụng đất sau khi
di dời Nhà máy thuốc lá Khatoco (Nhà máy thuốc lá Khánh Hội) (3). “Bóc tiếp dường
dây” của Tập đoàn Phúc Sơn, theo Cục C03, vụ này đã phát hiện ra một dạng
tội phạm mới “bằng cách dựa vào mối quan hệ thân quen là người có chức vụ, quyền
hạn” (4). “Người có chức vụ quyền hạn” ở đây phải được hiểu là người nằm
trong “Bộ Tứ” hoặc “Bộ Ngũ”. Vừa “rung cây dọa khỉ” thì có tin (chưa thể kiểm
chứng vì là tin mật nhưng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội), bà Mai đã
viết hai lá đơn từ luôn cả hai chức. Và bà phàn nàn: “Các anh suốt ngày
bắt bớ, triệt hạ lẫn nhau… Tôi lấy làm đau lòng” (5). Bà đau lòng hay đau ruột,
Tô Đại tướng không quan tâm. Ông đang nhắm tới hai cái ghế quan trọng của bà
cho thuộc hạ.
Bố
trí được người vào hai ghế của bà Mai, Tô Lâm mới thực sự yên tâm nhường ghế
cho Phan Đình Trạc (hiện là Trưởng Ban nội chính Trung ương) để ông ngồi vào “vị
trí tạm” nào đó, làm “bàn đạp” (springboard) lên ghế Tổng bí thư. Nhiều khả
năng trước mắt, Tô Lâm vẫn để yên cho Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ, dù cả
hai vẫn thường xuyên bị quân của Tô Lâm “đâm bị thóc, chọc bị gạo”. Có tin, Thứ
trưởng Công an Lương Tam Quang, cánh tay phải của ông Tô sẽ được điều sang làm
Viện trưởng Viện Kiểm sát. Nhưng như thế là ông Tô sẽ hở sườn ngay tại đại bản
doanh của mình. Điều này khiến ông quan ngại mỗi khi nhớ lại “tấm gương” của Trần
Đại Quang. Vả lại, thực ra Tô Lâm cũng chưa tính hết được các “con bài tẩy”
trong tay TBT. Biết đâu ông Tổng sẽ “lật ngửa bài” vào phút chót, cho nên Tô
Lâm buộc phải tính toán kỹ. Nếu TBT vẫn chưa để bà Mai về hưu và chưa cho quân
của Tô Lâm “điền vào chỗ trống” thì có nghĩa là TBT vẫn còn điều khiển được “cuộc
chơi”. “Cưa tiếp” ghế bà Mai sẽ là một quyết định “dò đá qua sông” và
có ý nghĩa “bước ngoặt thứ hai”…
“Cưa
ghế” Thưởng đã trở thành “bước ngoặt đầu tiên” đối với cuộc tỷ thí trên thượng
tầng Bộ Chính trị. Các
cuộc “cưa ghế” trước đây đều được tiến hành theo một quy trình tạm coi là chặt
chẽ. Nếu đụng đến Ủy viên Trung ương hay Bộ Chính trị thì đầu tiên, Ban Kiểm
tra Trung ương và Ban Phòng chống tham nhũng tiêu cực phải ra tay trước, rồi mới
tiến hành một loạt các thủ tục lích kích khác, từ Bộ Chính trị, xuống Ban CHTW
rồi mới chuyển sang bên các ông nghị, bà nghị “bấm nút”. Một bí mật cung đình
có thể sẽ không bao giờ được tiết lộ, là lần “cưa ghế” Thưởng vừa rồi, Tô Lâm
đã có trong tay “Thượng phương bảo kiếm” của TBT hay Tô Đại tướng chơi đòn
“đánh úp”. Bởi vì, sáng 13/3, Chủ tịch nước cùng các thành viên khác trong “Bộ
Tứ” đang dự khai mạc cuộc họp của Ban Nhân sự thì ngay ngày hôm sau, 14/3/2024,
Nhà Vua và Hoàng Hậu Hà Lan đã được thông báo về việc Việt Nam yêu cầu đình
hoãn chuyến thăm cấp Nhà nước được hai Chính phủ chuyển bị hàng tháng trước đó
(6).
Nếu
thành tựu “hai bước ngoặt” nói trên, Tô Đại tướng sẽ củng cố tiến trình “nhân
giống nhãn lồng Hưng Yên” trong hệ thống công an tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Theo Blogger
Gió Bấc trên Đài RFA, thông qua chiến lược luân chuyển cán bộ Giám đốc Công an
tỉnh, Tô Lâm đã có tay trong quyền lực ở hầu hết các đoàn đại biểu tỉnh thành
và cả các bí thư tỉnh thành. Nếu cần gom phiếu ở cấp độ BCH Trung ương và Đại hội
đảng, nhiều khả năng Tô Lâm sẽ có số phiếu cao tuyệt đối (7). Học tập cố Bí thư
Lê Khả Phiêu trước đây đã “Thanh Hóa hóa” bộ máy nhân sự của Đảng, nay Tô Đại
tướng cũng bước tiếp trên con đường “Hưng Yên hóa” guồng máy an ninh khắp trên
cả nước. Đây là những “ăng-ten” vô cùng lợi hại đối với Bộ trưởng Công an trong
việc “bắt thóp” những “bộ đôi hoàn hảo” gồm các Bí thư và Chủ tịch tỉnh ở các địa
phương trong việc “ăn của dân không chừa một thứ gì”, như tổng kết của Phó Chủ
tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Điều
có ý nghĩa đặc biệt ở đây là Tô Đại tướng đã loại bỏ các khâu trung gian rườm
rà phải theo “quy trình” trước đó. Hầu như Tô Đại tướng cho Thưởng “knock-out”
ngay sau phiên họp Bộ Chính trị ngày 13/3. Thưởng không kịp trở tay, chấp nhận
viết đơn mà không chờ phải ép! Trước đó, ngày 8/3, Công an cũng bắt luôn đương
kim Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, mà không cần thông qua các ban bệ
bên Đảng (8). Như vậy là từ nay, Tô Đại tướng có thể một mình một ngựa,
bắt bất cứ Ủy viên Trung ương, thậm chí Ủy viên Bộ Chính trị nào “ngáng đường”
ông (Hàng trăm tài liệu điều tra đã được ông chọn lựa kỹ càng đóng thành các tệp
hồ sơ vô giá). Ấy là giới quan sát “vỉa hè” Hà Nội đồn đại như thế. Tuy
nhiên, theo tin rò rỉ, mọi chuyện cũng không dễ dàng như vậy! Ngoài bà Mai, ông
Tô sẽ phải chọn thêm “quân bài domino” nào trong cuộc chinh phạt, dọn đường cho
ông và các đồng đảng cùng phe cánh tiến về đích, là điều Tô Đại tướng đang đau
đầu (9).
Loại
như Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thậm chí cả cựu Trưởng ban Trần Tuấn Anh, hay
đương kim Chánh án Nguyễn Hòa Bình đều chỉ là những “món nộm” trong bữa tiệc của
Tô Đại tướng. Cho mấy thanh củi ấy vào lò chẳng qua chỉ là để giúp TBT cứu vớt
đôi chút “tính chính danh” còn rơi rớt lại của Đảng lẫn chế độ. Bộ trưởng Công
an Tô Lâm muốn “hạ hỏa” sự sục sôi của dân chúng trước “Hội đồng giao thớt” của
Chánh án Hòa Bình. Ông này cho quân ra chợ mua dao thớt về để làm vật chứng cho
vụ án Hồ Duy Hải kéo dài hàng chục năm trời. Còn Trần Tuấn Anh hay Đào Ngọc
Dung chỉ là những cặn bã mà Tô Đại tướng chỉ “búng ngón tay” là bọn này được
“nhập lò” để thỏa mãn cơn cuồng nộ của muôn dân. Nhưng Tô Lâm đang đau
đầu, vì những tính toán đang bế tắc khác! Tô Bộ trưởng gặp khúc mắc trong việc
chọn đủ “các món chính” cho bữa đại tiệc. Trong khi không thể “cưa” một lúc quá
nhiều ghế trong “Bộ Tứ”, “Bộ Ngũ”. Tính sao cho kín võ và không lộ bài qua lố?
_____________
Tham
khảo:
(1)https://loibaihat.mobi/loi-bai-hat/ZW6WAFIC/mat-troi-moc-ma-khong-lan-o-thao-nguyen-various-artists.html (Bài
hát Trung Quốc ca ngợi Mao Trạch Đông)
(4) https://hanoionline.vn/thu-55-ty-dong-1-6-trieu-usd-vu-tap-doan-phuc-son-230131.htm
(7) https://www.rfavietnam.com/node/7987
----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham
gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho
Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và
đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
No comments:
Post a Comment