Friday 19 April 2024

ÔNG ĐÀO NGỌC DUNG BỊ ĐẢNG KỶ LUẬT KHIỂN TRÁCH, ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Ông Đào Ngọc Dung bị Đảng kỷ luật khiển trách, điều này có ý nghĩa gì?

BBC News Tiếng Việt

19 tháng 4 2024, 19:38 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cmld43j8mwzo

 

Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách.

 

Ông Đào Ngọc Dung là ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng. Ông Dung được xác định là đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc.

 

Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy ông Dung đã "buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội".

 

 

Tập đoàn Phúc Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'?

 

Người tiền nhiệm của ông Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, hiện đã về hưu, cũng bị kỷ luật nhưng với hình thức (nặng hơn) cảnh cáo vì đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc".

 

Ông Huỳnh Văn Tí, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cũng chịu hình thức cảnh cáo vì đã "vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội".

 

Ông Dung và hai cựu lãnh đạo nói trên bị cáo buộc liên quan đến "gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC thực hiện".

 

Các quyết định này được Bộ Chính trị đưa ra tại cuộc họp ở trụ sở Trung ương Đảng ngày 19/4.

 

 

Khiển trách, cảnh cáo là gì?

 

Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên chính thức bao gồm (từ nhẹ đến nặng): khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.

 

Theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, hình thức kỷ luật có hiệu lực tính từ ngày ký quyết định kỷ luật.

 

Trong thời hạn 12 tháng, các đảng viên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật).

 

Đảng viên bị cảnh cáo sau 12 tháng sẽ được xóa kỷ luật nếu không có khiếu nại, không tái phạm cũng như không mắc vi phạm mới đến mức độ bị kỷ luật. Như vậy, hình thức khiển trách và cảnh cáo không mang nhiều ý nghĩa theo hướng răn đe bằng hình thức cách chức hay khai trừ khỏi Đảng.

 

Hiện chưa rõ sai phạm của ông Đào Ngọc Dung liên quan đến AIC là gì nhưng nhiều quan chức khác cũng đã bị kỷ luật, thậm chí bị truy tố hình vì liên quan đến AIC.

 

Mới nhất, vào tháng 1/2024, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã bị bắt với cáo buộc "nhận hối lộ" liên quan đến công ty AIC.

 

Tính đến tháng 1/2024, đã có 4 cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh bị cáo buộc có sai phạm liên quan đến công ty AIC.

 

 XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats