Đói
– nghèo vẫn là chuyện quan tâm bậc nhất của người Việt Nam
Nguyễn Nam | Thông
Luận
4/04/24
Người
dân bi quan hơn về tình hình kinh tế của đất nước, với 54,4% số người được hỏi
đánh giá nền kinh tế quốc gia là "tốt", thấp hơn gần 12% so với năm
2022.
Hình
: https://live.staticflickr.com/65535/53632517149_613352a686.jpg
Theo
khảo sát PAPI 2023, người dân cho biết có cải thiện trong nỗ lực phòng chống
tham nhũng và quản trị điện tử ở địa phương, trong bối cảnh lo ngại về tính
minh bạch và tình hình kinh tế.
PAPI
là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường và so
sánh trải nghiệm cũng như cảm nhận của người dân về hiệu quả và chất lượng thực
thi chính sách, và cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh,
thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả và chủ động đáp
ứng nhu cầu của người dân.
Lời
thật dễ mất lòng
Tại
lễ công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)
lần thứ 15 tổ chức ở Hà Nội hôm 2/4/2024, nhóm tác giả cho biết trong 15 năm
qua, khảo sát PAPI năm 2023 đạt số lượng phỏng vấn trực tiếp ở mức kỷ lục là
19.536 người dân là cử tri trên phạm vi toàn quốc. So sánh kết quả khảo sát
PAPI năm 2023 với năm 2021 và năm 2022 cho thấy, nhìn chung hiệu quả kiểm soát
tham nhũng trong khu vực công và hiệu quả quản trị điện tử được cải thiện phần
nào.
Ngược
lại, hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa
phương có xu hướng giảm sút. Năm chỉ số nội dung còn lại, gồm ‘Tham gia của người
dân ở cấp cơ sở’, ‘Trách nhiệm giải trình với người dân’, ‘Thủ tục hành chính
công’, ‘Cung ứng dịch vụ công’ và ‘Quản trị môi trường’ cho thấy hiệu quả thực
hiện công vụ ở những lĩnh vực này ít thay đổi so với hai năm trước.
Theo
đánh giá của người dân, công tác kiểm soát tham nhũng trong khu vực công ở địa
phương có cải thiện nhưng chưa đáng kể, thể hiện qua mức tăng điểm ở chỉ số nội
dung này còn khiêm tốn, từ 6,71 điểm vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023. Mức
thay đổi theo hướng tích cực hơn này cũng phù hợp với xếp hạng của người dân về
các vấn đề Nhà nước cần tập trung giải quyết trong thời gian tới : tham nhũng
đã giảm từ vị trí thứ năm vào năm 2022 xuống vị trí thứ sáu vào năm 2023 trong
danh mục top 10 vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm.
Bên
cạnh đó, người dân có cảm nhận hiện trạng tham nhũng có xu hướng giảm ở 5 trong
số 8 hoạt động công vụ đo lường qua PAPI. Đó là : cán bộ chính quyền dùng tiền
công quỹ vào mục đích riêng, người dân phải đưa ‘lót tay’ để làm xong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, chính quyền địa phương nhận chung chi để doanh nghiệp
trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phụ huynh phải "bồi dưỡng"
giáo viên để con em được quan tâm hơn ở trường tiểu học công lập, và người dân
phải đưa "lót tay" để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh ở bệnh
viện công.
Mặc
dù vậy, trong năm 2023, tỉ lệ người cho rằng cần phải đưa ‘lót tay’ để đảm bảo
xin được việc làm trong khu vực Nhà nước cao hơn so với năm 2021.
Kết
quả khảo sát PAPI 2023 cũng cho thấy một số hành vi tham nhũng vẫn tồn tại
trong khu vực công ở địa phương, tác động tiêu cực đến niềm tin của người dân.
Đáng chú ý là số người cho rằng cần phải dựa vào "quan hệ" để có được
việc làm trong cơ quan Nhà nước vẫn ở mức cao, mặc dù tỉ lệ người dân có cảm nhận
như vậy đã giảm kể từ năm 2016. Trên phạm vi toàn quốc, có từ 56% đến 62% số
người được hỏi cho biết vẫn tồn tại hiện trạng ‘vị thân’ này. Cũng cần nhấn mạnh
lại rằng ‘Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công’ là chỉ số có mối tương quan
mạnh nhất với sự hài lòng chung của người dân đối với công tác quản trị và hành
chính công ở địa phương.
Nghèo
– đói vẫn là vấn nạn hàng đầu
Năm
2023, ba vấn đề người dân cho rằng Nhà nước cần tập trung giải quyết trong năm
tiếp theo đó là nghèo đói (chiếm 22,39% tổng số người trả lời), việc làm
(12,79%) và tăng trưởng kinh tế (9,2%). Những kết quả này cho thấy người dân thực
sự quan ngại về tình hình kinh tế trong năm qua.
So
với năm 2022, tỉ lệ người dân quan ngại về việc làm tăng mạnh nhất (+2,7%), tiếp
đến là về thu nhập (+1,3%). Những mối quan ngại liên quan
tới sinh kế càng trở nên rõ nét kể từ năm 2017
khi phân tích theo nhóm các vấn đề người dân cần Nhà nước tập trung giải quyết.
Xu
hướng này còn được phản ánh rõ hơn qua tỷ lệ người trả lời (26%) cho biết tình
hình kinh tế hộ gia đình của họ hiện nay kém hơn so với 5 năm trước đạt mức cao
nhất từ năm 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19).
Người
dân cũng có cảm nhận bi quan hơn về tình hình kinh tế của đất nước, với 54,4% số
người được hỏi đánh giá nền kinh tế quốc gia là "tốt", thấp hơn gần
12% so với năm 2022. Năm qua, người dân cũng lo lắng về tính ổn định của dòng
điện cho sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, với hơn 70% số người trả lời cho biết
hộ gia đình họ thi thoảng bị mất điện lưới trong năm 2023, tăng gần 7% so với tỉ
lệ 63,5% của năm 2022. Người dân các địa phương gần Hà Nội và Đồng bằng sông Cửu
Long bị ảnh hưởng đặc biệt.
Sinh
kế cũng là yếu tố nổi bật thúc đẩy di cư nội địa ở Việt Nam. Năm 2023, tỉ lệ
người dân cân nhắc di cư tới địa phương khác để có việc làm tốt hơn là 21,8%,
chỉ đứng sau tỉ lệ mong muốn di cư vì lý do đoàn tụ gia đình (40,68%). Lý do
thúc đẩy di cư được đề cập nhiều thứ ba là điều kiện môi trường sống xấu đi.
Đây
là một kết quả khảo sát quan trọng trong bối cảnh Việt Nam là một trong những
quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Mối quan ngại về môi
trường sống đặc biệt phổ biến trong cư dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – một
điểm nóng về di cư với điểm đến nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
phân tích về nguy cơ thiên tai từ khảo sát PAPI 2023 cho thấy, tỷ lệ người dân
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho biết canh tác của họ bị ảnh hưởng của xâm
nhập mặn cao hơn gấp đôi so với các vùng duyên hải khác.
Nguyễn
Nam
Nguồn :
VNTB, 04/04/202
No comments:
Post a Comment