"Ốc
không mang nổi mình ốc…", giúp bình ổn quan hệ Mỹ – Trung cách nào ?
Trần
Hiếu Chân
/ RFA
3/04/24
Trưa
26/3/2024 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn
đã có bài biểu tại Brookings Institution (Mỹ), một Think-tank liên tục đứng đầu
bảng trong "Báo cáo Chỉ số về các Viện nghiên cứu toàn cầu". Tại đây,
những người tham dự mong được tìm hiểu về cơ hội, thách thức khi Hà Nội và
Washington đang nỗ lực giải quyết những khác biệt.
Trong
khuôn khổ chuyến thăm Mỹ từ 23 – 27/3, người đứng đầu Bộ ngoại giao đã công bố
quan điểm chính thức về tầm nhìn của Việt Nam đối với mối bang giao với Hoa Kỳ
vừa được nâng cấp lên "Đối tác chiến lược toàn diện" (CSP) từ hồi
tháng 9/2023. Trên lý thuyết, năm định hướng ông Sơn viện dẫn để tăng cường mối
quan hệ CSP Việt – Mỹ không có gì đặc sắc, chỉ lặp lại cách tiếp cận quen thuộc
của phía Việt Nam từ trước tới nay (1). Tuy nhiên, đề cập tới một số vấn đề thời
sự liên quan đến tình hình Việt Nam và cục diện khu vực, ông Sơn đã khiến cử tọa
"bổ chửng" bởi hai lập luận độc đáo nổi bật trong buổi tọa đàm.
https://live.staticflickr.com/65535/53630539593_5940e29aa8.jpg
Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken bắt tay với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh
Sơn ở Hà Nội hôm 15/4/2023 – AFP
Thứ
nhất, câu trả lời của ông Sơn liên quan đến câu hỏi của Giáo sư Jonathan
Stromseth thuộc viện Brookings đặt vấn đề rằng, các doanh nghiệp nước ngoài
luôn tìm kiếm sự ổn định, vì vậy sự kiện từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
mới đây nên được hiểu như thế nào ? Bùi Thanh Sơn tuyên bố xanh rờn :
"Sự từ chức của Chủ tịch nước ở Việt Nam… không ảnh hưởng đến chính
sách đối ngoại cũng như chính sách phát triển kinh tế của chúng tôi…",
"một hoặc hai nhân vật lãnh đạo không làm thay đổi tình hình",
Ngoại trưởng Sơn nhấn mạnh. Trong khi đó, truyền thông Mỹ và quốc tế, có
những phản ứng liên quan đến luận điểm này của Ngoại trưởng Sơn. Bình luận
trên tờ Bloomberg, nhà báo Karishma Vaswani đánh giá rằng, Việt Nam đang trên bờ
vực mất đi sức hút từ chiến lược ‘Trung Quốc + 1’. Đây là một chiến lược kinh
doanh do các tập đoàn đa quốc gia áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc và
kêu gọi phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các quốc gia khác
(Vietnam is in Danger of Losing its China + 1 Appeal) (2).
Mọi
người đều biết, ổn định chính trị là cực kỳ quan trọng đối với các tập đoàn đa
quốc gia có hoạt động sản xuất lớn tại Việt Nam, bao gồm cả Apple của Mỹ, tập
đoàn có nhiều nhà cung cấp từ nước này. Yếu tố ổn định chính trị cũng tác động
không nhỏ tới quyết định của những nhà đầu tư quan tâm tới nước này. Được coi
là trung tâm sản xuất chế tạo ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) lũy kế vượt qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các nhà
phân tích cho rằng sự ổn định này, vốn được đảm bảo qua nhiều thập kỷ bởi một
chính phủ chịu kiểm soát chặt chẽ của Đảng cộng sản, có vẻ như đã bắt đầu lung
lay. Đấy là nhận định của Đài BBC hôm ông Sơn rời Mỹ ngày 29/3 (3). Trước đó,
ngày 20/3, sau khi ông Thưởng được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi chức, Reuters
cũng đã dẫn lại nhận định của ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện tại Việt
Nam của Viện KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung) rằng, diễn biến gần đây trên chính
trường Việt Nam dấy lên những nghi vấn về "tính khó dự báo, độ tin cậy và
hoạt động nội bộ của hệ thống" – những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới các
quyết định đầu tư (4).
Trong
khi đó như Blogger Trân Văn trên VOA khi nhìn lại ba năm qua, đã đánh giá trò hề
"công tác cán bộ – khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị" – điều ông Sơn khẳng định là "không ảnh hưởng đến chính
sách…" – chính là nguyên nhân khiến Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13
và Quốc hội khóa 15 cùng phải tụ tập bất thường, mỗi bên tới… sáu lần, nhằm giải
quyết hậu quả của "quy hoạch nhân sự". Tuy hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền Việt Nam bảo đó là các "phiên họp bất thường" nhưng nếu
xem xét một cách sòng phẳng về mục tiêu, cách thức tổ chức và tính chất của các
"phiên họp bất thường" này thì rõ ràng các "phiên họp bất thường"
đó chỉ là các tụ tập để hợp lý hóa, hợp pháp hóa phương thức đối phó với nan đề
về nhân sự do "quy hoạch nhân sự" tạo ra ! (5).
Nhưng
lập luận nổi bật thứ hai là khi Ngoại trưởng Sơn tuyên bố, Việt Nam ở vào vị
trí đặc biệt có thể giúp bình ổn cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ – Trung, cùng
lúc ông đề cao đường lối "ngoại giao cây tre". "Chúng tôi có thể
xử lý cạnh tranh giữa các siêu cường", ông Sơn nói bằng tiếng Anh và cho rằng
cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn là điều đương nhiên, nhưng "xung đột
không phải không thể tránh khỏi". Ngoại trưởng Sơn chỉ ra việc Việt Nam vừa
nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật, Úc và sắp tới sẽ là một số nước khác trong khu vực
và thế giới để cho thấy Hà Nội đã "trở thành bạn tốt và đáng tin cậy của
các nước" để có thể đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực (6). Không rõ, liệu Việt Nam sẽ đóng góp bằng
cách nào khi mà chính The Washington Post ngày 6/3 đã công bố "Chỉ thị mật 24"
của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ban hành hai tháng, trước khi Tổng thống
Biden thăm Hà Nội.
Mục đích của Chỉ thị nói trên nhằm tiếp
tục áp đặt sự kiểm soát nghiêm ngặt người dân với thể chế độc tài, công an trị
khét tiếng.
Bộ Chính trị đã yêu cầu các quan chức Đảng/Nhà nước phải cảnh giác và
"ngăn chặn các mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia" có
thể đến từ sự "mất cảnh giác khi tham gia vào các sáng kiến và các chiến
lược của các cường quốc" hoặc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài "tiếp
quản thị trường và doanh nghiệp trong nước và chiếm lĩnh các lãnh vực kinh tế
quan trọng" (7). Nền ngoại giao "sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường
Khanh" (8) của Việt Nam đã bị một phóng sự trên RFA chất vấn ngày
29/3/2024 : Việt Nam có đang ỷ lại quá mức vào "ngoại giao cây
tre" (9) ? Bản thân ông Sơn cũng như nhiều quan chức cao cấp khác của
Việt Nam rơi vào thế lưỡng nan. Một mặt, kêu gọi cán bộ không được "mất cảnh
giác khi tham gia các CSP với Mỹ và phương Tây, mặt khác, lại đòi hỏi chính quyền
Biden xem xét bãi bỏ tình trạng "kinh tế phi thị trường" cho Việt
Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam khó đáp ứng được các
yếu tố cần thiết để được công nhận là nền kinh tế thị trường dựa trên các tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ.
Chỉ
vài ngày sau khi kết thúc chuyến thăm Mỹ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lại dự kiến
lên đường thăm Trung Quốc trong hai ngày 3 và 4/4 (10). Chưa rõ, trong các cuộc
tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Sơn làm thế nào để có thể
tiếp cận quan hệ Mỹ – Trung ? Được biết, sau khi Việt Nam nâng quan hệ với Nhật
Bản và Úc lên cấp độ CSP thì Trung Quốc đã công khai cảnh cáo Việt Nam
: "Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào
và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh giữa các nước lớn !"
(11). Lần này sang Trung Quốc, liệu ông Sơn có dám nêu vấn đề Vịnh Bắc Bộ
với lãnh đạo Trung Quốc, chứ chưa nói đến chuyện làm thế nào để giúp bình ổn
quan hệ Mỹ – Trung, như ông vừa "nổ" tại Brookings Institution. Điều
không ngạc nhiên là truyền thông Việt Nam "giấu nhẹm" hai tuyên bố
"động trời" của ông Sơn tại Mỹ. Rõ ràng, Ban Tuyên giáo không muốn
cho người dân biết quá nhiều về bang giao Việt – Mỹ, vì sợ cán bộ và người dân
dễ bị "diễn biến" hoặc "chuyển hóa" như cảnh báo của
"Chỉ thị mật 24" nói trên (12).
Trần Hiếu
Chân
Nguồn
: RFA, 02/04/2024
-----------------
Tham
khảo :
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2jx9en7pzno (Chủ tịch
nước từ chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị')
(7) https://www.washingtonpost.com/opinions/2024/03/06/vietnam-directive-24-repression/
(8) https://aokieudep.com/doc/phan-tich-doan-trich-noi-thuong-minh/
(11) https://www.voatiengviet.com/a/nen-ngoai-giao-truc-loi-cua-ha-noi-lieu-se-hieu-qua-/7551989.html
No comments:
Post a Comment