Monday 8 April 2024

MIỀN TÂY KHÁT NƯỚC SẠCH, GIỮA MÙA HÈ KHỐC LIỆT, CHÍNH PHỦ VIỆT NAM KHẨN CẤP ỨNG PHÓ (BBC News Tiếng Việt)

 



 

Miền Tây khát nước sạch giữa mùa hè khốc liệt, Chính phủ Việt Nam khẩn cấp ứng phó

BBC News Tiếng Việt

8 tháng 4 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pj28jp4jzo

 

Dưới cái nắng đầu tháng 4 như đổ lửa, hàng ngàn người miền Tây đang phải chật vật tìm nguồn nước sạch.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/1d49/live/c1851390-f4c6-11ee-8369-47dc4454b972.jpg

Một nông dân ngồi trên cánh đồng lúa khô cằn vì hạn mặn tại tỉnh Bến Tre. Ảnh chụp vào ngày 19/3/2024.

 

Từ đầu tháng 3, người dân tại nhiều nơi ở miền Tây, tức vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đã phải dùng thùng, can nhựa trữ nước từ các xe bồn.

 

Hàng ngàn người thậm chí phải thức khuya chờ xe bồn chuyên chở nước sạch đến, hay tận dụng nguồn nước mặn dưới kênh khi nguồn cung từ các nhà máy nước chỉ nhỏ giọt.

 

Và họ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ so với thu nhập để có được nước dùng trong gia đình.

 

Việc thiếu nước sạch trầm trọng không phải là mới xảy ra, nhưng năm nay dường như trở nên khốc liệt hơn tại miền Tây.

 

Tình trạng hạn hán nghiêm trọng cũng xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam.

 

Tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận đang bước vào cao điểm mùa khô, nhiều khu vực đối diện bị thiếu nước sản xuất và sinh hoạt nghiêm trọng.

 

 

'Khốc liệt'

 

Tiền Giang đã trở thành tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long công bố tình trạng khẩn cấp vì hạn mặn, thiếu nước nghiêm trọng.

 

Cụ thể, tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô đã được ban bố tại huyện Tân Phú Đông vào ngày 5/4.

 

Huyện Tân Phú Đông có 12 km đường bờ biển và nằm giữa hai cửa sông là cửa Tiểu và cửa Đại.

 

Gần 44.000 cư dân ở huyện này đang thiếu hoặc đối mặt nguy cơ thiếu nước ngọt.

 

Một số nơi ở Tiền Giang, người dân cho biết nhà máy nước đã không cung cấp giọt nước nào trong 2 tuần qua, báo Lao Động tường thuật ngày 3/4.

 

Trong bối cảnh khủng hoảng nước do hạn hán, sáng 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An với nội dung về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn.

 

Trong ngày, ông Hà cũng đã đến kiểm tra tình hình cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang.

 

Không chỉ Tiền Giang, người dân khác ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng... cũng đang chật vật cơn khát nước.

 

Giá nước sạch ở Cà Mau được chuyên chở bằng ghe là từ 40.000 – 50.000 đồng/m3.

Ngày 16/3, tỉnh Cà Mau đã xin hỗ trợ hơn 200.000 tỉ đồng ứng phó hạn, mặn để sản xuất vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2023-2024.

 

Ở tỉnh Long An, gần 5.000 hộ dân bị thiếu nước sạch.

 

"Tiền công phụ hồ một ngày chỉ đủ mua một khối nước sạch" - đó là lời than của anh Nguyễn Văn Bảy ngụ xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc trả lời báo Dân Việt ngày 4/4.

 

Tại tỉnh Bến Tre và sông Cổ Chiên, xâm nhập mặn cao hơn năm 2016, theo báo Tuổi Trẻ hôm 7/4.

 

Năm 2016, Bến Tre đã công bố thiên tai vì hạn mặn bủa vây, và hạn hán nghiêm trọng khi đó được gọi là kỳ "đại hạn".

 

·        Siêu dự án kênh Phù Nam Techo khiến Campuchia rời xa Việt Nam, ngả về Trung Quốc?18 tháng 3 năm 2024

·        Việt Nam tăng cường nhiệt điện than, xả thải cao kỷ lục1 tháng 4 năm 2024

·        Kênh Phù Nam Techo: ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức1 tháng 4 năm 2024

 

 

Hạn mặn là 'thuộc tính'?

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/98b6/live/85690140-f4ea-11ee-8369-47dc4454b972.jpg

Một nông dân chở nước sạch đi bán tại tỉnh Bến Tre hồi giữa tháng 3/2024

 

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với xâm nhập mặn mỗi năm.

 

Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng hơn và nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu đang khiến tình hình trầm trọng hơn.

 

Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình những năm trước.

 

Bản tin tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tháng 2 có bao gồm nhận định tình hình tháng 3/2024 của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam).

 

Trong đó có nội dung rằng, vào thời gian cao điểm xâm nhập mặn, 80.000 ha lúa, cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng.

 

Các nghiên cứu do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố tháng 3 cho biết nạn xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại cho cây ăn trái, hoa màu, lúa và thủy sản hơn 70.000 tỉ đồng/năm.

 

Ngày 27/3, báo Kinh tế & Đô thị dẫn lời ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng cần xem hạn mặn là thuộc tính của Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Hồi năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 100 năm qua, với 160.000 ha đất bị tác động từ xâm nhập mặn.

 

·        Kênh Phù Nam Techo: ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức1 tháng 4 năm 2024

·        Việt Nam tăng cường nhiệt điện than, xả thải cao kỷ lục1 tháng 4 năm 2024

·        Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường?12 tháng 3 năm 2024

·         

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/91f2/live/bfb4c390-f4ca-11ee-8369-47dc4454b972.png

Theo Mekong Monitor, nhiều con đập ở Trung Quốc đã xả nước chậm vào năm nay, có lẽ là vì lý do tích nước ở đầu nguồn con đập Thác Bạt (Tuboa). Ảnh vệ tinh so sánh lượng trữ nước tại con đập này từ ngày 29/1 đến 28/3 vừa qua.

 

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và triều cường ở khu vực cửa sông.

 

Và hai yếu tố quan trọng này sẽ còn biến động trong thời gian tới đây.

 

Theo nền tảng trực tuyến mã nguồn mở Mekong Dam Monitor - một chương trình do Mỹ tài trợ - vào ngày 4/4 thì con đập Thác Bạt (Tuboa) ở Trung Quốc đã làm mực nước dọc biên giới Thái Lan-Lào từ Chiengsaen đến Phnom Penom thấp hơn mức thông thường.

 

Theo Mekong Monitor, nhiều con đập ở Trung Quốc đã xả nước chậm vào năm nay, có lẽ là vì lý do tích tụ nước ở đầu con đập Thác Bạt (Tuboa).

 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Việt Nam hôm 7/4, nắng nóng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

 

Cũng theo dự báo, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ từ ngày 1-10/4 do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Việt Nam công bố, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong “biến đổi chậm với xu thế xuống dần và thấp hơn trung bình nhiều năm (từ năm 2012-2023) từ 0,15 - 1,5 m".

 

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần vào các ngày cuối.

Cũng theo bản tin này, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

 

Nam Bộ dự kiến sẽ đón thêm 3 đợt xâm nhập mới sau khi đã chịu 3 đợt xâm nhập mặn hồi tháng 2 và tháng 3.

 

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ khả năng tập trung trong tháng 4-5/2024 (cụ thể từ các ngày từ 8-13/4, từ 22-28/4, từ 7-11/5).

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e212/live/79e66780-f4cd-11ee-8369-47dc4454b972.jpg

Một người dân ở tỉnh Bến Tre trữ nước vào ngày 19/3/2024

 

Đồng bằng sông Cửu Long đang rất cần những biện pháp căn cơ và mang tính lâu dài, không phải những giải pháp mang tính đối phó tình thế khi sinh kế của 21 triệu người dân tại đây luôn gặp hiểm họa chực chờ từ hạn hán, xâm nhập mặn trong những năm qua, và ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu, cảnh báo trên Facebook rằng "sông Mekong thật sự đã và đang bị chặt khúc thành những vũng 'hồ trên sông'’ và điều này vô cùng nguy hiểm. Hạn và mặn không còn là nguy cơ mà đã hiện hữu như chúng ta đã thấy. Nhưng còn một nguy cơ nữa đó là lũ lớn."

 

Ông đề ra 5 giải pháp công trình gồm:

 

·        Hồ chứa nội đồng và liên hồ chứa trên các nhánh sông nhỏ

·        Không xây thêm cống ngăn mặn ở cửa biển

·        Sử dụng điện năng lượng mặt trời chạy máy lọc nước lợ thành nước ngọt

·        Chấm dứt tuyệt đối việc khai thác nước ngầm

·        Trữ nước mưa quy mô hộ gia đình và cơ quan đoàn thể

 

Về phía chính phủ Việt Nam, ngày 1/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

 

-----------------

Tin liên quan

·         

Việt Nam tăng cường nhiệt điện than, xả thải cao kỷ lục

1 tháng 4 năm 2024

·         

Việt Nam: Dân chật vật, doanh nghiệp ngưng sản xuất vì mất điện trong nắng nóng

7 tháng 6 năm 2023

·         

Kênh Phù Nam Techo: ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức

1 tháng 4 năm 2024

·         

Sông Mekong: ‘1/5 số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng’

4 tháng 3 năm 2024

·         

Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong

24 tháng 9 năm 2019

·         

Sông Mekong trong cuộc chiến tài nguyên nước

24 tháng 10 năm 2019

 

Tin chính

·        Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói gì với Bắc Kinh?

8 tháng 4 năm 2024

·        Trung Quốc tuần tra Biển Đông, cảnh báo Việt Nam về việc tham gia 'bè phái'

7 tháng 4 năm 2024

·        Bất chấp vụ Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho thủ tướng Slovakia?

7 tháng 4 năm 2024

 

 

BBC giới thiệu

·         

Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường, tại sao cần Mỹ công nhận?

12 tháng 3 năm 2024

·         

Boeing: Tiết lộ động trời về quy trình an toàn của gã khổng lồ nước Mỹ

18 tháng 3 năm 2024

·         

Việt Nam tăng cường nhiệt điện than, xả thải cao kỷ lục

1 tháng 4 năm 2024

·         

Chủ tịch nước kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?

23 tháng 3 năm 2024

·         

Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam

21 tháng 3 năm 2024

·         

Vì sao người giàu Việt Nam đổ tiền đầu tư nhập tịch?

1 tháng 3 năm 2024

·         

Siêu dự án kênh Phù Nam Techo khiến Campuchia rời xa Việt Nam, ngả về Trung Quốc?

18 tháng 3 năm 2024

·         

Vladimir Putin: Từ điệp viên KGB đến năm nhiệm kỳ tổng thống

18 tháng 3 năm 2024

·         

Neuralink: Công nghệ não bộ của Elon Musk sẽ thay đổi thế giới?

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats