Không
đánh mà đối phương thua: Giải mã ‘‘chiến tranh tâm lý’’ của Trung Quốc chống
phương Tây
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 08/04/2024 - 16:18
Ít
năm trở lại đây - trong lúc căng thẳng địa-chính trị giữa các khối nước đối địch
gia tăng, chiến tranh quy mô lớn bùng phát tại một số nơi, gây lo ngại về một
cuộc chiến toàn cầu -, vấn đề ‘‘chiến tranh tâm lý’’ đang trở thành một
lĩnh vực ngày càng được quan tâm.
https://s.rfi.fr/media/display/ec9dddc2-f5b2-11ee-b9dc-005056bf30b7/w:980/p:16x9/np_file_229763.webp
Tại
Bảo tàng Quân đội Trung Quốc, Bắc Kinh : ảnh chụp tháng 10/2023. REUTERS -
FLORENCE LO
Ngày
18/03/2024 vừa qua tại Pháp, diễn ra một hội thảo đáng chú ý của giới chuyên
gia với chủ đề : ‘‘Phương Tây – Trung Quốc : cuộc chiến tranh về
nhận thức sẽ xảy ra hay không ?’’. Chế độ Trung Quốc hình dung thế nào
về cuộc chiến tranh tâm lý, nhằm thao túng khối óc và trái tim người dân trong
nước, và dân cư cùng lãnh đạo các quốc gia đối địch, nhằm không cần đánh mà đối
phương phải bại, và phương Tây cần đối phó ra sao...
***
Hội
thảo do hiệp hội Asia Society France, Trường Quân sự của bộ Quân Lực (IRSEM) và
Asialyst, trang mạng chuyên về thời sự chính trị châu Á, đồng tổ chức tại Viện
Nghiên cứu các nền Văn minh và Ngôn ngữ phương Đông (INALCO), Paris. Nhà báo
Asialyst, Pierre-Antoine Donnet, có bài
tổng thuật về cuộc hội thảo. Thuật ngữ ‘‘Chiến tranh nhận thức’’
(Cognitive Warfare) lần đầu tiên được nhà nghiên cứu Mỹ Vincent R. Stewart, lúc
đó là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), sử dụng vào năm 2017, để nói
về chiến tranh của thế kỷ 21, mà theo ông, cũng là một ‘‘cuộc chiến về nhận
thức’’, nhằm thao túng khả năng quyết định của đối phương.
Nhà
báo Pierre-Antoine Donnet chú ý trước hết đến các nhận định của chuyên gia Paul
Charon, giám đốc lĩnh vực ‘‘tình báo, dự báo và các đe dọa của chiến tranh
lưỡng hợp’’ (Viện nghiên cứu chiến lược, Trường IRSEM). Khác với chiến
tranh sử dụng các vũ khí quy ước (hay vũ khí hạt nhân), chiến tranh đánh vào nhận
thức không hề gây thiệt hại về phương tiện vật chất, hay nhân mạng, nhưng tác động
đến tâm lý của những người trong cuộc, thông qua cuộc chiến thông tin, bao gồm
cuộc chiến bóp méo thông tin, gây ảnh hưởng.
Để
có thể hiểu đúng về cuộc chiến tranh tâm lý của chế độ Bắc Kinh, hay sát hơn là
cuộc chiến nhắm vào khả năng nhận thức của con người, chuyên gia Paul Charon đề
nghị đặt vấn đề này trong khuôn khổ của chiến lược về ‘‘Ba hình thức chiến
tranh’’ không dùng vũ khí (hay ‘‘Tam chủng chiến pháp’’ theo cách gọi
của Bắc Kinh). Chiến lược này bắt đầu nổi lên từ khoảng năm 2003 và nay đã trở
thành một phần cốt lõi của học thuyết quân sự Trung Quốc.
Chiến
tranh tâm lý, cuộc chiến ''quan trọng nhất'' của ''Tam chủng chiến
pháp''
Cuộc
chiến thứ nhất của Bắc Kinh liên quan đến chiến tranh công luận, với mục tiêu
là áp đặt quan điểm của Bắc Kinh trong lĩnh vực truyền thông, không chỉ ở tầm
quốc gia, nhưng đặc biệt là ở tầm quốc tế, bao gồm việc kiểm soát và thao túng
các phương tiện truyền thông nước ngoài, để khẳng định ‘‘tính chính nghĩa’’
của các can thiệp vũ trang mà Trung Quốc có thể tiến hành, ví dụ như chiến
tranh chống Đài Loan, hay chống lại các đối thủ ở Biển Đông.
Cuộc
chiến thứ hai là chiến tranh về mặt pháp lý, để chinh phục công luận quốc tế gắn
liền với cuộc chiến khẳng định tính chính đáng về pháp lý, cụ thể như trong việc
khẳng định các yêu sách chủ quyền tại các vùng tranh chấp là phù hợp với luật
pháp. Theo chuyên gia Viện IRSEM, Bắc Kinh đã thường xuyên sử dụng con đường tư
pháp để bịt miệng giới phóng viên, giới nghiên cứu. Cuộc chiến thứ ba và cũng
được coi là ‘‘cuộc chiến quan trọng nhất’’ là chiến tranh tâm lý. Chiến
tranh tâm lý nói chung có truyền thống từ thời cổ đại, nhưng ''được xây dựng
thành lý luận và được chuyên nghiệp hóa kể từ cuối Thế chiến Hai''.
·
Đọc thêm - Citizen
Lab: Hơn 100 trang mạng tại 30 nước tuyên truyền cho Trung Quốc
Chuyên
gia Paul Charon nhấn mạnh đến một ví dụ, có thể là một minh họa tiêu biểu cho
thủ đoạn chiến tranh tâm lý. Về cuộc đụng độ biên giới Ấn – Trung tháng 5/2020,
tại một hội thảo, một giảng viên Trung Quốc đã mô tả việc binh sĩ Trung Quốc ‘‘một
loại vũ khí siêu âm’’ nhắm vào binh sĩ Ấn Độ. Ngay lập tức binh sĩ Ấn Độ bị
nôn mửa, rối loạn thần kinh và buộc phải rời bỏ vị trí. Mô tả và lý giải của giảng
viên Trung Quốc nói trên sau đó đã lọt ra nước ngoài. Nhiều bí ẩn bao trùm câu
chuyện được kể lại này, liên quan đến khả năng Trung Quốc phát triển một ‘‘loại
vũ khí mới có khả năng tác động đến não bộ’’. Thực hư chưa rõ ra sao, nhưng
tác động tâm lý của câu chuyện này là gây áp lực khiến đối phương nghĩ rằng
quân đội Trung Quốc ở thế thượng phong, và không có khả năng kháng cự lại Trung
Quốc.
''Chiến
tranh nhận thức'' : Bước tiến mới của ''chiến tranh tâm lý'' truyền
thống
Tại
sao giới chuyên gia nói đến ‘‘chiến tranh nhận thức’’, thay vì ‘‘chiến
tranh tâm lý’’ ? Theo chuyên gia Paul Charon, chiến tranh đánh vào ''nhận
thức'' ‘‘đi xa hơn’’ chiến tranh tâm lý truyền thống, bởi dựa trên
các hiểu biết khoa học hiện đại về nhận thức con người, và các chức năng của
não bộ gắn liền với hoạt động nhận thức, như ‘‘việc ghi nhớ, khả năng học tập,
sử dụng ngôn ngữ, cảm nhận’’… Xét về phương diện chiến tranh nhận thức,
trong trường hợp ‘‘vũ khí siêu âm’’ Trung Quốc sử dụng ở biên giới với Ấn
Độ, hay ‘‘hội chứng La Habana’’ (liên quan đến nhiều người Mỹ tại Cuba mắc
các chứng bệnh thần kinh…, bị quy cho vũ khí bí hiểm của Trung Quốc), điều chủ
yếu không phải là ‘‘các vũ khí’’ mà Trung Quốc có thể sử dụng, mà là tâm
lý lo sợ về các loại vũ khí giả định này.
·
Đọc thêm : Viện
IRSEM: Bắc Kinh ngày càng thiên về dùng "nỗi sợ'' để gây ảnh hưởng
Mặt
trận đầu tiên của cuộc chiến tranh tâm lý, hay chiến tranh nhận thức - tức bước
tiến xa hơn của chiến tranh tâm lý truyền thống, là chiến trường thông tin.
Theo Paul Charon, cốt lõi của thủ đoạn là làm “rối loạn khả năng nhận thức của
đối phương về thực tại’’, và đồng thời cản trở quá trình đưa ra các quyết định
của đối phương, và đặc biệt là các lãnh đạo đối phương.
Cuộc
chiến tâm lý ''thời bình'', ''thời khủng hoảng'' và ''thời chiến''
Bắc
Kinh chủ trương tác chiến ra sao trên mặt trận chiến tranh tâm lý, chiến tranh
nhận thức này ? Chuyên gia Paul Charon phân định ba giai đoạn khác nhau : ‘‘Chiến
tranh nhận thức’’ trong thời bình, trong thời khủng hoảng và trong thời chiến.
Trong thời bình, điều chủ yếu là thu thập thông tin, và sử dụng các mạng lưới
truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội để gây một hình ảnh tích cực về Trung Quốc,
như một ''thế lực hòa bình'', và luôn hành động vì một thế giới mà ‘‘các
bên đều thắng’’.
Trong
giai đoạn khủng hoảng, chiến thuật chính là thuyết phục đối phương ‘‘không
nên đi xa hơn, để bảo vệ hòa bình’’. Lẽ dĩ nhiên, thủ đoạn thuyết phục này
phải đi kèm với ''các lực lượng răn đe'' đủ mạnh, khiến đối phương phải
sợ hãi. Bên cạnh thủ đoạn này, còn có việc đánh lạc hướng đối phương khỏi khủng
hoảng đang diễn ra, cũng như tung thông tin giả, tin bóp méo, gây hoang mang
trong công luận quốc gia đối thủ. Về các thủ đoạn ''chiến tranh tâm lý''
và ''chiến tranh nhận thức'' trong giai đoạn chiến tranh, theo vị chuyên
gia IRSEM, quan trọng hàng đầu là ''tác động trực tiếp đến khả năng quyết định
của giới lãnh đạo đối phương''.
Cuộc
chiến tin giả: Sức mạnh khủng khiếp của kỹ thuật kỷ nguyên tin học
Cũng
trong hội thảo nói trên, chuyên gia Mathieu Vallete, INALCO, lưu ý đến một
phương diện rất quan trọng của cuộc chiến tranh nhận thức, chiến tranh tâm lý.
Đó là tác động đến cách hình dung về thế giới qua các câu chuyện kể, gắn liền với
niềm tin về lịch sử, về cộng đồng, có thể có ảnh hưởng rất lớn đến cách hình
dung về hiện tại, và các quyết định hành động trong hiện tại. Các chuyện kể về
lịch sử của một cộng đồng thuộc về lĩnh vực tưởng tượng, nên lẽ dĩ nhiên không
tránh khỏi mang tính chủ quan.
·
Đọc thêm : Mỹ:
Trung Quốc chi hàng tỷ đôla để phát tán tin giả khắp thế giới
Vấn
đề nguy hiểm ở đây là những người chủ trì các thủ đoạn chiến tranh tâm lý có thể
rơi vào con đường hoàn toàn bất hợp pháp, khi tung ra các thông tin bịa đặt. Thủ
đoạn này đặc biệt có tác động lớn khi được phối hợp sử dụng với các phương tiện
hùng mạnh của kỷ nguyên tin học, như ‘‘các troll tự động hóa’’, cho phép
làm tràn ngập các thông tin giả và tuyên truyền bóp méo dựa trên tin giả trên
các mạng xã hội. Tác động càng trở nên khủng khiếp hơn, khi người ta sử dụng
các kỹ thuật ‘‘mang tính cá thể hóa’’ (microciblage), đặc biệt nhờ trí
tuệ nhân tạo tạo sinh (IA générative) để tác động riêng đến từng cá nhân, ru ngủ
các cá nhân trong các cộng đồng riêng rẽ, làm tê liệt các quan hệ cộng đồng - tập
thể, vốn là điều làm nên sức mạnh của các xã hội.
Tìm
được biện pháp tự vệ ‘‘với các vũ khí dân chủ’’: Thách thức lớn với các
nền dân chủ
Khép
lại hội thảo về chiến tranh tâm lý Trung Quốc chống phương Tây, các chuyên gia
lưu ý đến vấn đề phương Tây cần phải ứng xử ra sao cho đúng ? Chuyên gia
Paul Charon nhấn mạnh đến việc, cho dù các biện pháp bóp méo thông tin, giả mạo
thông tin, đã từng được một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ sử dụng, mang lại
‘‘hiệu quả’’ (như trong một số hoạt động lật đổ, đặc biệt ở châu Mỹ
Latinh), nhưng các hậu quả để lại là ghê gớm. Sử dụng các thủ đoạn phi đạo lý
như trên là lợi bất cập hại. Làm như vậy các nền dân chủ-tự do sẽ bị coi như
các chế độ độc tài, bị lên án là ''đạo đức giả'' (tức hành động ngược với
các nguyên tắc).
·
Đọc thêm : Mạng
truyền thông QAnon, ‘‘đồng minh’’ trong bóng tối của Trump (phần cuối : một thế
giới ''hậu sự thật'', mối đe dọa thường trực đối với nền dân chủ)
Việc
phổ biến các thông tin bóp méo để gây ảnh hưởng giờ đây cũng thường đi liền với
việc gieo rắc quan điểm về một thế giới ‘‘hậu sự thật’’ (post-factuel),
nơi nhận thức về hiện thực được coi là chuyện thuần túy cá nhân, thuần túy chủ
quan. Làm như vậy, các nền dân chủ-tự do sẽ tự hủy diệt tính chính đáng của
mình, mà không cần đối phương phải ra tay. Theo Paul Charon, trong cuộc
chiến tranh tâm lý đáng sợ nói trên, các nền dân chủ phải tìm được các biện
pháp tự vệ ‘‘với các vũ khí phù hợp với nền dân chủ’’, điều rõ ràng là
khó khăn hơn rất nhiều.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
CHIẾN
TRANH - TRUNG QUỐC
Thần
kinh - tâm lý : Cuộc chiến vô hình của Trung Quốc chống phương Tây
ĐIỂM
BÁO
Thảm
sát Ukraina: Truyền thông Trung Quốc “rập khuôn” theo tuyên truyền của Nga
TẠP
CHÍ ĐẶC BIỆT
Từ
cuộc chiến truyền thông giữa Ukraina và Nga đến "chiến tranh thế giới"
về thông tin
No comments:
Post a Comment