Tuesday, 23 April 2024

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : NGƯỜI MỸ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỰ THẬT VÀ QUAN ĐIỂM (John Anderer | DCVOnline)

 



Kết quả nghiên cứu: Người Mỹ không phân biệt được sự khác biệt giữa sự thật và quan điểm

John Anderer | DCVOnline

POSTED ON APRIL 15, 2024   

https://dcvonline.net/2024/04/15/ket-qua-nghien-cuu-nguoi-my-khong-phan-biet-duoc-su-khac-biet-giua-su-that-va-quan-diem/

 

Hơn 45% người Mỹ gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác biệt giữa sự thật và quan điểm.


Thành kiến đảng phái dường như là yếu tố chính cản trở quyết định của mọi người.
Với những chủ đề chính trị, việc thiếu kiến thức công dân cũng khiến người dân gặp khó khăn.

 

https://studyfinds.org/wp-content/uploads/2019/07/casual-couch-fake-1327218-816x520.jpg

pexels.com

 

CHAMPAIGN, Ill. — Với cách nhìn của nhiều người bị che mờ vì thành kiến đảng phái, nghiên cứu mới với kết quả đáng lo ngại cho thấy nhiều người Mỹ gặp khó khăn trong việc phân biệt sự thật với quan điểm ​​trong thế giới tin tức 24/24 của họ. Nhóm tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Illinois Urbana-Champaign cho biết khuynh hướng đáng lo ngại này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với diễn ngôn dân sự ở Hoa Kỳ. Ở trường hợp cá nhân, nghiên cứu này cho thấy người Mỹ bình thường không được trang bị đầy đủ để điều hợp làn sóng thông tin chính trị không ngừng (và có thể cả thông tin sai lệch) mà họ nhận được hàng ngày.

Đồng tác giả nghiên cứu Jeffery J. Mondak, giáo sư khoa học chính trị và Chủ tịch James M. Benson về các vấn đề công cộng và lãnh đạo công dân tại Illinois, trong một thông cáo báo chí của trường đại học cho biết :

 

“Có rất nhiều nghiên cứu về thông tin sai lệch. Nhưng những gì chúng tôi tìm thấy là, ngay cả trước khi chúng tôi đến giai đoạn dán nhãn thông tin sai lệch, mọi người thường gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác biệt giữa những tuyên bố về sự thật và quan điểm.”

 

 

Matthew Mettler, một sinh viên cao học U. of I. và đồng tác giả cho biết thêm: “Chúng tôi cũng thấy rất nhiều nghiên cứu về thông tin sai lệch giải quyết vấn đề từ góc độ, ‘Chúng ta đang chơi trò đập chuột ra hang với thông tin sai lệch như thế nào? Liệu chúng ta có thể kiểm lại với thực tế và bác bỏ những tuyên bố này không?’ đó không hẳn là một cách hữu ích để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.”

 

Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá liệu người Mỹ có thể phân biệt những tuyên bố về sự thật (2 + 2 = 4) với những tuyên bố về quan điểm (“Xanh lục là màu đẹp nhất”). Nhóm nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh vào những tuyên bố chính trị.

Nhóm nghiên cứu yêu cầu những người tham gia phân loại 12 tuyên bố liên quan đến các sự kiện hiện tại thành hai loại: một là tuyên bố thực tế hoặc hai là tuyên bố quan điểm. Khá đáng ngạc nhiên là 45,7% số người được hỏi đã trả lời tệ như thể họ tung đồng xu để quyết định giũa sự thực và quan điểm.

Giáo sư Mondak giải thích, “Điều chúng tôi đang cho thấy ở đây là mọi người gặp khó khăn trong việc phân biệt những tuyên bố sự thực với quan điểm, và nếu chúng ta không có ý thức chung về thực tế này, thì việc kiểm soát lại thông tin báo chí theo tiêu chuẩn — có kết quả chữa bệnh hơn là phòng ngừa — sẽ không phải là một cách hiệu quả để xóa bỏ thông tin sai lệch. Làm sao người ta có thể có những cuộc thảo luận hiệu quả về mọi vấn đề nếu họ không những chỉ không đồng ý về một số sự kiện đơn giản mà còn không đồng ý về bản chất căn bản hơn của sự thật là gì?”

 

https://studyfinds.org/wp-content/uploads/2019/12/AdobeStock_181605713.jpeg

Tin tức giả trên điện thoại thông minh. 45,7% số người được hỏi tra lời tệ như thể họ tung đồng xu để quyết định đâu là thực tế và đâu là ý kiến. (© georgejmclittle – stock.adobe.com)

 

Bốn yếu tố cho thấy mối liên hệ với những thành công khiêm tốn trong trong việc phân biệt giữa thực tế và quan điểm: kiến thức công dân, kiến thức về những sự kiện thời sự, giáo dục và khả năng nhận thức dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng là thành kiến đảng phái là một nguyên nhân dẫn đến nhận định sai lầm.

Giáo sư Mondak giải thích: “Khi quan điểm chính trị đảng phái ngày càng phân cực hơn, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều có khuynh hướng xây dựng một thực tế khác, mà họ cho biết rằng bên của họ đã nắm vững sự thật và bên kia chỉ có ý kiến.”

Lỗi không thiên vị, chẳng hạn như lỗi do đoán bừa, đã giảm do bốn yếu tố nêu trên. Trong khi đó, những sai lầm vì thành kiến đảng phái vẫn không hề thay đổi.

Giáo sư Mondak nói: “Không chỉ có nhiều câu trả lời sai mà nhiều sai lầm đó không phải là ngẫu nhiên. Đó là những lỗi mang tính hệ thống vì nhiều người được hỏi đã đưa ra câu trả lời phù hợp với thuyên truyền phe đảng của họ. Ví dụ: tuyên bố ‘Tổng thống Barack Obama sinh ra ở Hoa Kỳ’’là một tuyên bố về sự thật có thể bị định nghĩa lại một cách không chính xác như một tuyên bố về quan điểm, tùy thuộc vào lăng kính đảng phái của bạn.”

Mettler lưu ý: “Mặc dù những người có hiểu biết sâu sắc hơn về chính trị sẽ phân biệt thực tế với quan điểm đúng hơn, nhưng sự phân cực tình cảm đảng phái có khuynh hướng đi vào sai lầm đảng phái có hệ thống. Nó bóp méo khả năng suy luận của mọi người thông qua những tuyên bố này.”

Bên cạnh việc cho thấy rằng người Mỹ phản đối việc sửa thông tin sai lệch, nghiên cứu này còn cho thấy họ cũng dễ bị thao túng.

Giáo sư Mondak giải thích: “Những phân tích của chúng tôi cho thấy rằng vấn đề thông tin sai lệch gồm một khía cạnh bị đánh giá thấp ở chỗ mọi người không chỉ không đồng ý về sự thật mà còn không đồng ý về vấn đề căn bản hơn là sự thật là gì. Kết quả cũng cho thấy rằng sự khác biệt giữa thực tế và quan điểm sai lầm có thể làm phức tạp nghiêm trọng việc sửa chữa thông tin sai lệch vì sự đồng thuận ‘Chúng ta có thể đồng ý không đồng ý’ có thể xuất hiện ngay cả đối với các câu hỏi về thực tế không thể chối cãi. Vị dụ, không ai có thể chỉ ‘Đồng ý không đồng ý’ rằng 2 + 2 = 22.”

Có thể rằng giới truyền thôngcó thể giúp cải tiến sự khác biệt giữa sự thật và quan điểm bằng cách nêu bật sự khác biệt giữa những tuyên bố về sự thật và những tuyên bố về quan điểm trong bài báo hoặc chương trình phát hình của họ. Nhưng khuynh hướng ngày nay, đặc biệt là trên tin tức truyền hình cáp, thiên về sự mờ nhạt giữa quan điểm và sự thật.

Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết kết quả thấy được của công trình này đặc biệt đáng lo ngại khi được đặt trong bối cảnh của chu kỳ bầu cử tổng thống năm 2024.

Giáo sư Mondak kết luận: “Nếu không thể biết liệu ai đó đang đưa ra một tuyên bố thực tế hay một tuyên bố quan điểm, thì người thiêu thụ thông tin sẽ thất bại. Nó báo hiệu sự suy giảm căn bản về khả năng giao tiếp có ý nghĩa giữa người dân và giới tinh hoa chính trị, hoặc giữa báo giới và công chúng.”

Nghiên cứu này đã công bố trên Harvard Kennedy School Misinformation Review.

 

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

________________________

Nguồn: Americans Can’t Tell The Difference Between Facts And Opinions, Study Explains | John Anderer | https://studyfinds.org/ | MARCH 15, 2024.

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats