Dân
số già: cuộc khủng hoảng dần lộ diện đối với Tập Cận Bình
Laura Bicker
Phóng viên mảng Trung Quốc, BBC News
5 tháng 4 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pkkg6xx82o
Khi được hỏi về lương hưu của mình, người nông dân 72 tuổi
Tào Hoán Xuân đáp lại bằng một nét cười nhăn nhó.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/faa5/live/690af9b0-f187-11ee-8369-47dc4454b972.png
Vợ chồng Tào Hoán Xuân đối mặt với vấn đề nan giải mà rất nhiều
người già ở Trung Quốc gặp phải - ai sẽ chăm sóc họ?
Ông rít điếu thuốc tự cuốn, nhíu mày và nghiêng đầu, như thể đó là một câu
hỏi vô lý. "Không, không, chúng tôi không hề có lương hưu," ông Tào
đáp khi nhìn người vợ hơn 45 năm chung sống của mình.
Ông Tào thuộc thế hệ chứng kiến sự ra đời của nhà nước Trung Quốc Cộng sản.
Tương tự đất nước mình, ông Tào chưa kịp giàu thì đã già rồi. Giống nhiều
lao động nông thôn và nhập cư, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp
tục làm việc và kiếm tiền bởi tấm lưới an sinh xã hội yếu kém.
Nền kinh
tế giảm tốc, phúc lợi chính phủ bị thu hẹp và chính sách một con tồn
tại hàng thập kỷ đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng gia
tăng ở Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Quỹ hưu
Trung Quốc đang dần khô kiệt mà quốc gia này lại đang cạn thời gian trong việc
kiếm đủ tiền cho quỹ này nhằm chăm sóc lượng người già ngày càng tăng.
Trong thập
kỷ tới, khoảng 300 triệu người hiện ở độ tuổi từ 50 đến 60 sẽ rời khỏi lực lượng
lao động Trung Quốc. Đây là nhóm tuổi đông nhất cả nước, gần như tương đương với
dân số Mỹ.
Ai sẽ chăm
sóc họ? Câu trả lời tùy thuộc vào địa điểm và người được hỏi.
No comments:
Post a Comment