Sunday, 6 November 2022

TRẬN CHIẾN THÁNG 11 : KHI CỘNG HÒA LẪN DÂN CHỦ GIÀNH LÁ PHIẾU NGƯỜI MỸ GỐC Á (Mỹ Anh / Saigon Nhỏ)

 



Trận chiến tháng 11: Khi Cộng hòa lẫn Dân chủ giành lá phiếu người Mỹ gốc Á

Mỹ Anh  -  Saigon Nhỏ
6 tháng 11, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/tran-chien-thang-11-khi-cong-hoa-lan-dan-chu-gianh-la-phieu-nguoi-my-goc-a/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1244161828.jpg

Dân biểu Grace Meng (Dân chủ, New York) trong một buổi nói chuyện tại Shanghai Plaza, Las Vegas, Neveda, ngày 22 Tháng Mười 2022 (ảnh: Bill Clark/CQ-Roll Call, Inc via Getty Images)

 

Loạt thăm dò gần đây cho thấy các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội, tiểu bang và địa phương gần đây, lá phiếu của người Mỹ gốc Á ngày càng quan trọng. Chính tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Á đi bầu kỷ lục đã giúp Dân chủ giành chiến thắng ở các bang như Arizona, Georgia và Pennsylvania vào năm 2020.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1397795009.jpg

Sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Á nói chung đang tăng nhanh và có sức ảnh hưởng mang tính quyết định đối với lá phiếu ở cấp địa phương lẫn liên bang (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

 

Trong mùa bầu cử giữa kỳ 2022, các nhóm vận động gốc Á đã hoạt động cực mạnh để kêu gọi cử tri thể hiện quyền công dân. Bloomberg News cho biết, tháng trước, nhóm APIAVote đã gửi thư được viết với hơn chục ngôn ngữ đến hơn một triệu hộ gia đình Mỹ gốc Á và gốc Thái Bình Dương (AAPI) để kêu gọi mọi người đi bầu. Một nhóm khác, Mạng lưới quyền lực người Mỹ gốc Á (AAPN), vào Tháng Chín, đã công bố tài trợ $10 triệu để vận động cử tri Arizona, Georgia, Michigan, North Carolina, Nevada và Pennsylvania.

 

Người Mỹ gốc Á và AAPI là nhóm cử tri phát triển nhanh nhất trong các cộng đồng chủng tộc và cộng đồng thiểu số ở Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, tỷ lệ cử tri AAPI đi bầu tăng 47% so với mùa bầu cử 2016; so với mức tăng 12% của tất cả các thành phần cử tri khác ở Mỹ, tạo ra “tác động chưa từng có”, theo Tom Bonier, giám đốc điều hành công ty dữ liệu chính trị TargetSmart. Bonier cho biết thêm, số cử tri Mỹ gốc Á tăng vọt là yếu tố then chốt quyết định kết quả một số cuộc tranh cử tổng thống sít sao nhất ở cấp tiểu bang. Tại Georgia, tỷ lệ cử tri đi bầu của AAPI năm 2020 tăng gần 62,000 phiếu so với năm 2016. Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng ở tiểu bang này với số phiếu nhỉnh hơn 12,000 phiếu bầu.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1240717886.jpg

Từ lâu, người Mỹ gốc Á đã đóng góp đáng kể vào đời sống văn hóa Mỹ (ảnh: Michael Nagle/Xinhua via Getty Images)

 

Theo báo cáo APIAVote, năm 2020, gần 60% người Mỹ gốc Á đi bỏ phiếu, tăng từ 49% so với năm 2016. Tuy nhiên, nhóm cử tri gốc Á nói chung vẫn chưa nhận được sự chú ý tương xứng. Chỉ khoảng một nửa số người Mỹ gốc Á có đăng ký đi bầu được một trong hai đảng lớn liên lạc, theo một khảo sát do APIAVote thực hiện khi thăm dò 1,610 cử tri đăng ký đi bầu vào mùa xuân 2022. Cuộc khảo sát cho biết thêm, có 44% cử tri AAPI ủng hộ Dân chủ, 19% Cộng hòa và 29% Độc lập.

 

Một trong những động lực thúc đẩy cử tri gốc Á đi bỏ phiếu là sự gia tăng nạn thù địch chống người châu Á và phân biệt chủng tộc trong đại dịch COVID-19. Sự thay đổi của cục diện còn đến từ tài trợ của giới tài phiệt. Đầu năm nay, tổ chức Open Society Foundations (OSF) của tỷ phú George Soros đã cam kết tài trợ $40 triệu cho các tổ chức liên quan AAPI cũng như như các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi người Mỹ theo Hồi giáo và gốc Arab, trong đó có APIAVote.

 

Nhìn chung, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đang dốc sức giành phiếu người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một. Lá phiếu AAPI hiện có sức ảnh hưởng lớn đến mức có thể thay đổi kết quả tại sáu tiểu bang và hơn 40 khu vực tranh cử Quốc hội, theo AAPI Victory Fund, một nhóm vận động cử tri bắt đầu hoạt động từ năm 2016. Nhóm này cũng tập trung vào các cuộc bầu cử ở Texas, Florida và Pennsylvania.

 

AAPI là thành phần đa dạng, với những khác biệt từ giáo dục đến thu nhập, ngôn ngữ và lịch sử nhập cư, từ những người giàu có và có trình độ học vấn cao đến những người không có giấy tờ hoặc nghèo khó, từ những người mới di cư đến những người Mỹ thế hệ thứ tư. Ví dụ, nhóm thiểu số người Mỹ gốc Á lớn nhất ở Wisconsin là người Hmong mà nhiều người trong số đó đến Mỹ tị nạn từ Lào sau Chiến tranh Việt Nam và sau các cuộc xung đột khác ở Đông Nam Á. Ở Wisconsin, 32% người Mỹ gốc Á chỉ có thể nói tiếng Anh ở mức độ “hạn chế” và 78% nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà, theo APIAVote.

 

Trong khi đó, ở Georgia, các nhóm sắc tộc Mỹ gốc Á đông nhất là người Ấn Độ và người Hàn. Trên toàn tiểu bang, 37% người Mỹ gốc Á nói tiếng Anh ở mức độ hạn chế và 82% nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh ở nhà. Tại Arizona và Nevada, người Philippines là nhóm Mỹ gốc Á lớn nhất.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1233207108.jpg

Tiếng nói người Mỹ gốc Á tăng nhanh xuất phát từ tình trạng thù địch đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á bùng nổ dữ dội vào thời Trump (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)

 

Bất luận thế nào, như đã nói, sức mạnh chính trị người Mỹ gốc Á đang tăng mạnh. Thử khảo sát Nevada, từ bài viết mới đây của AP. Trong gia đình Rochelle Nguyen, có người theo Dân chủ, có người theo Cộng hòa. Những ngày gần đây, hộp thư Rochelle Nguyen đầy thư gửi đến, có nhiều thư viết bằng tiếng Việt. Đó là điều khác biệt trong cuộc bầu cử lần này. Nữ nghị sĩ Nevada Rochelle Nguyen nói: “Mọi thứ từ nhắn tin trên mạng xã hội đến thư từ, tôi chưa bao giờ nhận được nhiều như vậy bằng tiếng Việt.”

 

Hàng đống thư chính trị trong nhà của Nguyen ở Las Vegas là chỉ số cho thấy cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói riêng và gốc Á nói chung đã nổi lên như một khu vực bầu cử quan trọng đối với cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đặc biệt là ở các chiến trường quan trọng như Khu vực 3 của Nevada – nơi đang chứng kiến một trong những cuộc đua Quốc hội tốn kém nhất nước Mỹ. Dân số trong độ tuổi bỏ phiếu của người Mỹ gốc Á tại Neveda là khoảng 350,000 người. Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng vào năm 2020 với khoảng 34,000 phiếu.

 

Một cách tổng quát, nếu muốn thấy sức mạnh người Mỹ gốc Á đang thâm nhập sâu vào đời sống chính trị Mỹ như thế nào thì Neveda là nơi có thể thấy rõ nhất – như loạt ghi nhận trên báo chí Mỹ trong đó có The New York Times. Quỹ Lãnh đạo Quốc hội (Congressional Leadership Fund) của đảng Cộng hòa đã chi $10.9 triệu để vận động ở khu vực Las Vegas – nhiều hơn bất kỳ nơi nào ở Mỹ. Theo dữ liệu được tổng hợp bởi California Target Book, tổ chức theo dõi hồ sơ tài chính chiến dịch liên bang, Đảng Dân chủ cũng đã chi $3.4 triệu tại chiến địa nóng hổi này.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1439091487.jpg

Ứng cử viên thượng viện Adam Laxalt (Cộng hòa) trong buổi tiếp xúc cử tri tại Las Vegas, Nevada, ngày 4 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Mario Tama/Getty Images)

 

Dân số người Mỹ gốc Á đã bùng nổ ở Nevada trong ba thập niên qua và người Mỹ gốc Á hiện chiếm khoảng 10% số cử tri đủ điều kiện của tiểu bang, một tỷ lệ lớn hơn ở bất kỳ tiểu bang nào ngoại trừ Hawaii hoặc California.

 

Đảng Cộng hòa đang tung ra các tài liệu vận động tranh cử bằng tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Hàn và tiếng Việt; và quảng cáo trên các tờ báo cộng đồng như Philippine Times of South Nevada và Asian Journal of Las Vegas, nơi Chủ tịch RNC (Republican National Committee) Ronna McDaniel vừa tung ra bài báo vào tháng trước có tựa: “Người Mỹ gốc Philippines giúp làm mạnh mẽ đất nước chúng ta. Đảng Dân chủ thì không.” (“Filipino Americans Strengthen Our Country. Democrats Don’t.”)

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1400323277.jpg

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói chuyện với cộng đồng người Mỹ gốc Á tại San Francisco, California, ngày 31 Tháng Năm 2022 (ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

 

Năm nay ở Nevada, Ủy ban Chiến dịch tranh cử Quốc hội của Đảng Dân chủ chạy các quảng cáo tập trung vào vấn đề phá thai và nạn thù địch người Mỹ gốc Á. Có quảng cáo được thể hiện bằng ngôn ngữ Tagalog của người Philippines. Họ chạy quảng cáo trên cả những tờ báo cộng đồng mà phe Cộng hòa sử dụng, chẳng hạn Korea Times Las Vegas và đài phát thanh PHLV của Philippines.

 

Dù người Mỹ gốc Á trong lịch sử thường có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ, nhưng Cộng hòa hy vọng có thể giật được phiếu người Mỹ gốc Á lần này. Tuy nhiên, với một số người Mỹ gốc Việt, đa số thường có khuynh hướng ủng hộ Cộng hòa, hiện bắt đầu thay đổi. The New York Times cho biết, Tuan Pham, một nhân vật lãnh đạo cộng đồng ở Neveda, đã đăng ký bỏ phiếu với tư cách cử tri độc lập. Ông Tuan Pham nói rằng Đảng Cộng hòa đang tụt hậu so với Đảng Dân chủ về tính nhất quán và cam kết của họ đối với sự tiếp cận dành cho người Mỹ gốc Á. Ông Phạm nói: “Thông điệp của đảng Cộng hòa không đủ mạnh – đó là một điểm yếu lớn”.

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats