Thursday, 3 November 2022

LUẬT SƯ NGÔ ANH TUẤN : TỰ DO, DÂN CHỦ KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ ĐƯỢC! (RFA)

 



Luật sư Ngô Anh Tuấn: Tự do, dân chủ không tự nhiên mà có được!

RFA
2022.11.03

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lawyer-ngo-anh-tuan-freedom-and-democracy-do-not-come-naturally-11032022114714.html

 

Hôm 1/11/2022, một ngày trước khi diễn ra Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 26, đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức gặp gỡ người nhà của một số người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ. Luật sư Ngô Anh Tuấn có mặt trong buổi gặp gỡ. Ông có cuộc trao đổi với RFA về sự kiện này.

 https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lawyer-ngo-anh-tuan-freedom-and-democracy-do-not-come-naturally-11032022114714.html/@@images/9592694c-ad61-4576-a5ee-2b35447da4f0.jpeg

Giới chức ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ trong một lần đối thoại ở Hà Nội trước đây. Ảnh minh họa. AFP

 

RFA: Thưa luật sư, xin ông cho biết những điều ông đề xuất, góp ý với phía Hoa Kỳ liên quan nhân quyền Việt Nam trong buổi gặp gỡ?

 

Ngô Anh Tuấn: Cuộc gặp này được thực hiện trước buổi đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ được tiến hành sau đó một ngày. Tôi không thể nhắc nguyên văn nội dung nhưng những nội dung chính thì tôi nhớ khá là rõ. Thứ nhất, cần phải đối thoại với những người bất đồng chính kiến để tận dụng trí tuệ, tài năng của họ giúp ích cho quốc gia. Điều này ngay từ khi xây dựng nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm và được nhiều người cho đây là chính sách đúng đắn nhưng hiện nay người ta không làm.

Thứ hai, cần thay đổi, sửa đổi tiến tới xoá bỏ các điều luật hà khắc trong Bộ luật Hình sự hiện hành liên quan tới quyền tự do ngôn luận của người dân vì một số điều khoản trái với quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng như trái với các Điều ước quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Thứ ba, cần chấm dứt ngay việc sử dụng Sở Thông tin và Truyền thông giám định về mặt khách quan của tội phạm, giám định tư tưởng con người, quy chụp và quy kết hành vi có dấu hiệu tội phạm của một con người thay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Toà án. Một khi chưa bãi bỏ được quy định nêu trên, cần phải triệu tập những người giám định tới toà để làm rõ nội dung mà họ giám định và tranh luận, đối đáp với luật sư bào chữa, tránh tình trạng trốn tránh như hiện tại.

Trong những phiên tòa mà tôi tham gia, tôi chưa bao giờ thấy sự xuất hiện của các giám định viên tư pháp. Mà theo quy định của pháp luật, tất cả những chứng cứ chứng minh, buộc tội bị cáo cần phải được làm rõ tại phiên tòa. Những điều đó chưa bao giờ được thực hiện mà chỉ “chạy loanh quanh sự thật”.

 

.

RFA: Thưa luật sư, có luật sư nào nêu những ý kiến tương tự như vậy nữa không? Luật sư kỳ vọng họ sẽ thực hiện những góp ý của mình như thế nào?

 

Ngô Anh Tuấn: Tôi không biết là họ mời bao nhiêu luật sư vì tôi không hỏi, nhưng khi đến thì tôi chỉ thấy có một luật sư là tôi thôi.

Tôi không kỳ vọng họ thực hiện ngay được những góp ý của tôi vì nó hơi quá sức với một chương trình mang tính chất đối thoại như vậy, kể cả điều dễ dàng nhất trong đề xuất đầu tiên của tôi là vấn đề thiện chí. Có những cái khác nhỏ hơn thì họ có thể thực hiện được trong thời điểm hiện nay.

 

.

RFA: Thưa luật sư, giả sử họ chỉ thực hiện một góp ý của luật sư trong ba góp ý của luật sư vào lúc này, điều nào được luật sư ưu tiên ạ?

 

Ngô Anh Tuấn: Cái nào chúng tôi cũng mong muốn cả, nhưng cái mà tôi nghĩ cái mà họ có thể làm được và làm một cách khoa học hơn để thay đổi được là điều thứ ba đấy. Có nghĩa người ta đang giám định về tư tưởng. Tôi nghĩ các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án họ cũng thấy đây là điều không hay. Về mặt pháp lý hay mặt thực tế nó cũng có vấn đề. Nếu họ cứ cáo buộc thì có rất nhiều thứ để họ cáo buộc một cách dễ dàng; hoặc họ giám định theo cái kiểu khác. Không thể giám định về mặt tư tưởng rồi kết luận luôn mặt khách quan của tội phạm thì coi như họ kết tội trước khi cơ quan điều tra, viện kiểm sát hay tòa án kết luận hành vi nào đó có tội. Điều này nó trái với mọi nguyên tắc pháp lý của cả Việt Nam và quốc tế.

Các luật sư cũng nhắc đi nhắc lại với họ và tôi nghĩ bản thân những người đi điều tra, truy tố, xét xử cũng muốn thay đổi, nhưng quy định pháp lý không thay đổi thì họ cũng không làm được.

họ cũng muốn thay đổi, nhưng quy định pháp lý không thay đổi thì họ cũng không làm được.

 

.

RFA: Là một luật sư thường gặp những điều không vui, thậm chí trái luật từ cơ quan công quyền, nhưng không thấy luật sư nêu điều này trong những điều cần góp ý? Xin ông cho biết lý do ạ?

 

Ngô Anh Tuấn: Tôi nghĩ chuyện đàn áp luật sư thì chưa đến mức như thế nhưng việc không tôn trọng luật sư là điều có thực. Nhưng theo tôi, các thân chủ của chúng tôi còn quan trọng hơn cả chúng tôi nữa. Những quyền lợi của họ còn cao hơn quyền lợi của chúng tôi. Những khó khăn thì chúng tôi vẫn có thể đấu tranh và dù chúng tôi có là những người yếu thế, nhưng so với những thân chủ của chúng tôi thì họ còn yếu thế hơn nhiều. Cho nên, tôi đặt quyền lợi của chúng tôi đứng sau quyền lợi của thân chủ. Thân chủ của chúng tôi và những người dân đứng ngoài kia còn yếu thế hơn chúng tôi nhiều nữa cho nên tôi không đặt nặng quyền lợi riêng của cá nhân hay của luật sư chúng tôi lên.

Thực tế, để lên tiếng cho quyền lợi luật sư thì Liên đoàn luật sư hay Đoàn luật sư các tỉnh lên tiếng thì nó phù hợp hơn. Cá nhân tôi chọn lên tiếng cho quyền lợi người dân, vì theo tôi, quyền lợi người dân đứng trước quyền lợi luật sư chúng tôi.

 

.

RFA: Luật sư từng nói tự do, dân chủ không tự nhiên mà có được, không phải chờ ai mang đến mà mỗi một chúng ta phải tự tạo ra nó, tạo cơ hội cho những người xung quanh. Xin luật sư giải thích rõ hơn ạ.

 

Ngô Anh Tuấn: Tôi nghĩ, đa số những trí thức đều đủ kiến thức để nhận ra điều đó, nhưng có thể họ nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Họ cũng biết để đất nước tốt lên thì cần sự chung tay của nhiều người, nhưng thiếu bàn tay của họ chắc cũng không sao. Thôi thì “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Thôi thì những người trước đã đưa cánh tay của họ lên rồi thì mình cứ đứng đằng sau, khi nào gần thành công thì mình đưa cánh tay mình lên cũng được. Họ cứ nghĩ việc đó là việc của người khác chứ không phải việc của mình.

 

Họ nghĩ để đất nước tốt lên thì cần phải có nhiều người lên tiếng nhưng chắc họ nghĩ người đó không phải là mình. Tôi nghĩ như thế.

 

Chính trị nó chẳng có gì là cao siêu cả. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ gia đình, người thân của mình. Chẳng hạn những quyết định hành chính không đúng gây khó khăn cho người dân, trong đó có mình. Những điều rất gần gũi như đất đai, lương bổng là chính trị đó. Mọi người đều lên tiếng trước những bất công, sai trái là đã góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn rồi. Cá nhân mỗi người đều làm được nhưng họ tự từ bỏ quyền của mình thôi. Nếu ai cũng nghĩ người bên cạnh sẽ nói thì xã hội cứ đứng im.

 

.

RFA: Luật sư có hy vọng nhân quyền Việt Nam có tiến triển sau mỗi vòng đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ hay không?

 

Ngô Anh Tuấn: Trong buổi gặp gỡ này, khi một vị hỏi tôi, liệu rằng họ có thể giúp gì được không? Tôi thẳng thắn hỏi họ và họ nói họ cũng hơi bất ngờ có thể các vị không vui nhưng tôi vẫn nói.       

Tôi nói rằng, tôi nói câu này có thể khiến quý vị không vui nhưng tôi vẫn cứ nói, tôi hỏi ngược lại ông ấy rằng, liệu rằng các vị có giúp được thật không mà hỏi? Tôi cũng tham dự buổi gặp gỡ tương tự với đại diện EU trước hôm đối thoại với Việt Nam nhưng nghe chừng không có kết quả khả quan sau đó!

Quan chức cấp cao của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Erin Barclay rất nhiệt tình. Bà cho biết, phía chính phủ Hoa Kỳ cũng có suy nghĩ giống như tôi. Phía bà sẽ rất nỗ lực, từ những việc nhỏ và hy vọng cùng với Việt Nam sẽ có những biến chuyển, thay đổi theo hướng tốt hơn. Tôi nghĩ rằng trong lần đối thoại tới sẽ có nhiều điều vui để nói.

 

.

RFA: Cảm ơn Luật sư đã dành thời gian cho RFA.  

 

.

Tin, bài liên quan

Thời Sự

·         Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền kêu gọi giới trẻ Việt Nam tiếp tục đấu tranh vì quyền con người

·         Việt Nam “làm đủ trò” trước phiên bỏ phiếu của Hội đồng Nhân quyền LHQ

·         Việt Nam có xứng đáng là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ?

·         Những quan ngại về dự luật Phòng vệ Dân sự

·         Hơn chục tỉnh/thành lập lực lượng trấn áp biểu tình

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats