Saturday 5 August 2017

BẢN TIN NGÀY 6/8/2017 (Báo Tiếng Dân)





Tin trong nước

Tin biển Đông
Báo New York Times có bài: Việt Nam nhượng bộ Bắc Kinh, rút lui khỏi dự án khoan dầu ở Biển Đông. Bài báo cho biết, Việt nam đã phải cho công ty Repsol rút lui khỏi một dự án khoan dầu ở Biển Đông, dự án mà họ đã chấp thuận, vì việc khoan dầu này đã làm cho Bắc Kinh nổi giận.

Bài viết dẫn lời Tiến sĩ Vuving, nói rằng, Việt Nam có thể đã ra lệnh cho công ty Repsol dừng khoan dầu trên Biển Đông bởi vì họ sợ rằng Cảnh Sát biển của Việt Nam có thể bị áp đảo bởi một sự trừng phạt có khả năng xảy ra từ Hải quân Trung Quốc. Báo Cali Today có bài tóm lược: New York Times: “Chiến thắng mới của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Tin từ AFP: Tranh chấp Biển Đông: Việt Nam thách thức Trung Quốc tại các cuộc đàm phán về an ninh. Tại hội nghị ASEAN ở Manila, Việt Nam thúc giục các nước Đông Nam Á khác đứng lên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Bài báo cũng nói rằng, Việt Nam đã có một cuộc chơi táo bạo chống lại Trung Quốc với một loạt đề nghị thay đổi cho bản thông cáo chung.

Ngoại trưởng các nước ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 50 ở Manila. Nguồn: Reuters/ Mohd Rasfan

Reuters có bài: Thông cáo ASEAN ngưng lại do có sự bất đồng về lập trường Biển ĐôngCác Ngoại trưởng Đông Nam Á đã không đưa ra một bản thông cáo vào cuối cuộc họp cấp cao hôm thứ Bảy, vì họ nói rằng thiếu sự đồng thuận về việc làm thế nào để đề cập đến các tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Robespierre Bolivar, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không đưa ra lý do trì hoãn, mà chỉ nói rằng thông cáo sẽ được ban hành cùng với tất cả các tuyên bố của chủ tịch [ASEAN] sau khi tất cả các buổi họp kết thúc. Các nhà ngoại giao của 3 trong 4 nước ASEAN có tranh chấp với TQ nói, sự chậm trễ này là do Việt Nam muốn văn bản phải đề cập đến chuyện tránh đòi lại lãnh thổ và quân sự hóa.

Bài trên BBC: Các ngoại trưởng ASEAN không có thông cáo chung ‘do VN’. Một nhà ngoại giao tham gia viết dự thảo thông cáo, nói với Reuters: “Chỉ còn Việt Nam là còn chưa đồng ý. Có thể, vào ngày mai, mọi chuyện sẽ được dàn xếp ổn thỏa“.

RFI có bài: Biển Đông: Việt Nam muốn ASEAN có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh. Bài viết cho biết, “trước khi bước vào phiên khai mạc Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, phía Việt Nam trong phiên họp trù bị tối qua, đã đưa ra một loạt đề nghị sửa đổi nội dung dự thảo tuyên bố chung nhằm tỏ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông“.


Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
Trang Thời Báo đưa tin, sự kiện Trịnh Xuân Thanh đã có những tiết lộ mới, rằng ông Thanh “cùng vợ và 2 đứa con trốn khỏi Việt Nam… qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ (gọi là đường ‘tiểu ngạch’). Sau đó ông Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì từng là đại biểu Quốc hội“.

Bài báo cho biết, ban chuyên án bắt cóc ông Thanh đã chọn sai thời điểm để thực hiện, khi họ ra tay hôm Chủ nhật 23/07/2017, một ngày trước lịch hẹn phỏng vấn ông Thanh tại cơ quan cứu xét tỵ nạn BAMF ở Berlin. Khi thông tin ông Thanh bị bắt cóc bắt đầu loang ra, cảnh sát lập tức tới nơi thì “chỉ tìm thấy tại hiện trường máy điện thoại cầm tay của Trịnh Xuân Thanh“.

GS Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg – Nga, nói rằng: “Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự ‘bảo kê’, người này đã cung cấp thông tin bí mật mà ông ta nắm được cho Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã khuyến nghị Đức ‘che chở’ ông ta“.

Và rằng “Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo“. Mời đọc thêm: Chưa thấy tên ông Trịnh Xuân Thanh trên trang Interpol (VOA).

Facebooker Phạm Lê Vương Các thì cho rằng, Trịnh Xuân Thanh “không trốn tội, chỉ tránh tòa”. Theo ông Các, lá thư trước đây của ông Trịnh Xuân Thanh gửi hai LS Trần Vũ Hải và Lê Công Định cho thấy, ông ấy “không hề sợ hãi trước những cáo buộc tham nhũng nhắm vào mình mà ông ấy chỉ sợ hãi trước một phiên toà xét xử bị chi phối bởi quyền lực chính trị“.

Dĩ nhiên là ở xứ “thiên đường” này, làm gì có một phiên toà xét xử “công bằng theo chuẩn mực được quốc tế thừa nhận” để mà mong đợi?

Vụ việc càng tồi tệ hơn khi báo Taz cho biết, “đại diện toàn quyền của KfW (‘Cơ quan Tín dụng Tái thiết’), giám đốc tương lai của ngân hàng phát triển Đức này, ông Joachim Nagel, đã hủy một chuyến đi Việt Nam được dự định cho tuần tới đây“. Và rằng, “đối với Việt nam, nước Đức cũng là một đối tác kinh tế quan trọng, không có nước nào khác trong Liên minh châu Âu mà đất nước Đông Nam Á này có nhiều thương vụ hơn“.

Nhưng vẫn còn lối ra cho Việt Nam: Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh? Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao ở Thụy Sĩ nhận định: “Có hai khả năng là Bộ Ngoại giao đồng lõa, chiều theo cách xử lý của Bộ Công an, cũng có thể Bộ Ngoại giao không đồng ý. Có thể có cả hai khả năng… Nếu họ không đồng ý, đây là chiến thắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam… Tôi tin rằng nếu Bộ Ngoại giao trước đây không đồng ý phương án bắt cóc, thì Bộ sẽ ổn. Tôi lo ngại tình trạng so sánh lực lượng giữa các phe nhóm, Bộ Ngoại giao chưa chắc có đủ thế lực mong muốn“.

Về phía Việt Nam, cần làm rõ vì sao Trịnh xuân Thanh trốn thoát trước khi bị khởi tố, để làm mất mặt ngành Công an được mệnh danh là “giỏi nhất thế giới” này. Phải nhanh nhạy như đối với các nhà hoạt động ấy, vừa có mặt ở sân bay đã bị an ninh tóm rồi.
Nhà báo Võ Văn Tạo lên tiếng về vụ này: “Hàng trăm ace trong giới tranh đấu bị ăn ‘bánh canh’, âm thầm vô danh sách cấm xuất cảnh. Vì sao Trịnh Xuân Thanh lọt sổ? Bộ Công an từng ngụy biện: chưa khởi tố, nên chưa ngăn chặn. Thế hàng trăm anh chị em dân chủ cũng chưa bị khởi tố, sao vẫn ngăn chặn?

Báo Lao Động mổ xẻ về lá đơn “tự thú” của ông Trịnh Xuân Thanh. Theo đó, ngoài sai sót “be bét” về chính tả, thì “Đây là tình huống áp dụng chế định đầu thú chứ không phải tự thú như đơn nêu”.

Facebooker Ann Đỗ có bài tổng kết sự kiện này và đưa ra nhận xét về Nhà nước Việt Nam như sau:
1- Thích đàm phán ‘dưới gầm bàn’ hơn là theo đúng trình tự pháp lý, bởi vì nó mất thời gian và không ai muốn chịu trách nhiệm trực tiếp; 2- Hành xử kiểu côn đồ tức sẵn sàng thuê xã hội đen bắt cóc công dân; 3- Sẵn sàng ngồi xổm lên pháp luật; 4- Mưu mẹo, gian dối, luôn lách nhưng không khôn ngoan; 5- Chính trị VN tưởng là đoàn kết, thống nhất nhưng thực tế đầy mâu thuẫn và không có lối thóat…


Hội chứng mất tích
Mặc dù được đánh giá là người “không có biểu hiện khác biệt“, nhưng “theo dư luận địa phương, nhiều người đồn đoán ông Sơn ‘mất tích’ là do nợ nần tiền tỷ, không có khả năng chi trả nên ‘bỏ trốn’.

Nhân quyền Việt Nam
Tổ chức Phóng viên không Biên giới có bài viết về Việt Nam: Vì sao đảng CSVN đàn áp các blogger mạnh tay hơn? Trong bài, tổ chức này báo động về sự gia tăng đột ngột việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến của Đảng CSVN, khi có 7 blogger và các nhà báo công dân đã bị bắt trong những tuần gần đây và hai người khác đã bị bắt giam trong một thời gian dài.

RSF cũng đã xếp hạng Việt Nam thứ 175 trên tổng số 180 nước về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017, đứng trên hai “đồng đội” là Trung Quốc và Bắc Hàn. VOA có bài tóm lược: Phóng viên Không biên giới ‘điểm danh’ nhân quyền Việt Nam.

Thảm họa Formosa
Trang Mekong Review có bài viết, đã được hai dịch giả Song Phan và Trung Nguyễn dịch riêng cho Tiếng Dân: Formosa: Kẻ hủy diệt. Bài viết cung cấp nhiều thông tin quý giá, hệ thống lại toàn bộ sự kiện Formosa đã vào Việt Nam, tàn phá môi trường ra sao, gây ra cuộc khủng hoảng trên cả nước, rồi bố thí chút tiền để “khắc phục sự cố”.

Tác giả Calvin Godfrey, viết: “Công thức dùng tiền để đổi lấy sự im lặng có tác dụng vào tháng 2 nhưng không còn tác dụng trong tháng 5, có lẽ vì cả nước đã biết và khinh miệt công ty Thép Formosa Hà Tĩnh. Các kế hoạch gia của đảng chắc hẳn đã tin rằng nhà máy thép này sẽ là một thành tích đáng tự hào của họ khi cấp giấy phép đầu tư cho nó vào năm 2008. Họ đã đưa được nhà máy thép lớn nhất khu vực đến ngay cửa quặng sắt lớn nhất nước, không phải sao?

BBC có bài phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp về chuyến đi Đài Loan. Ông cho biết, “chúng tôi đang trong chuyến công tác để giải quyết vấn đề Formosa, hay đúng hơn tìm cách để đem lại ‘Công lý, Hòa bình’ cũng như là Công bằng cho các nạn nhân ở Formosa”. GM Nguyễn Thái Hợp cũng cho BBC biết là ông muốn mục kích Formosa tại Đài Loan.

Vĩnh Tân – Tàn phá môi trường
Trang Facebook ‘Phản đối xả bùn nạo vét xuống biển Bình Thuận’ có bài: Vì sao “Hiệp hội năng lượng Việt Nam” liên tục bảo vệ việc xả thải bùn Vĩnh Tân? Bài viết cho biết lý do, tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận hiện có một cụm 5 nhà máy nhiệt điện, “mang lại nhiều lợi ích cho các công ty thành viên quan trọng của VEA, như EVA và TKV… chia chác nhau“.

Ngoài ra công ty điện lực Vĩnh Tân 1 được phép xả thải 1 triệu mét khối bùn xuống biển Bình Thuận, sẽ “mở đường cho các nhà máy Vĩnh Tân 3, 4 thuộc tổng công ty phát điện 3 của EVN xả thải 2.4 triệu mét khối bùn ngay sau đó, chỉ cách nơi thải của Vĩnh Tân 1 5km“.
Xin mời xem lại clip Bộ trưởng TN-MT có những phát biểu bênh vực cho vụ xả thải của Vĩnh Tân 1: https://www.facebook.com/greentreesVN/videos/383406282062603/

Trong khi đang bế tắc, thì Bí thư Bình Thuận mở ra hướng xử lý khác. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, “hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét. Vì thế, để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm này nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 trên theo hướng này“.
Riêng hồ sơ dự án của Vĩnh Tân 3, xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 bùn cát, tỉnh đã đề nghị Trung ương nghiên cứu “tận dụng tối đa vào mục đích san lấp mặt bằng các công trình lấn biển lân cận”.

Báo Tiếp Thị Thế Giới có bài: Vốn đầu tư tăng mạnh, lo Việt Nam thành ‘vùng trũng’ nhiệt điện than, lo ngại nguy cơ ô nhiễm môi trường khi đầu tư vào loại hình năng lượng này. Bài báo dẫn lời chuyên gia năng lượng ở Pháp, ông Khương Quang Đồng, cho biết: “Việc cấp phép xây dựng nhà máy nhiệt điện mới tại VN hiện nay phải có bộ quy chuẩn cao về công nghệ, phải có đội ngũ chuyên gia năng lượng tiên tiến tham gia trong quá trình thẩm định dự án và công nghệ”.

“Ăn chơi không sợ mưa rơi”
Về thông tin Bộ TN-MT tổ chức giải golf “giao lưu” nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, nhà báo Bạch Hoàn có bài: Sinh mạng 18 thường dân và giải golf của quan chức. Bà Bạch Hoàn nói rằng, mưa lũ để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, lẽ ra các quan chức môi trường phải giúp người dân khắc phục hậu quả, thế nhưng, Bộ TN-MT lại tổ chức buổi golf giao lưu, không thèm quan tâm đến thiên tai, mất mát mà người dân đang gánh chịu.

Tác giả viết: “Lúc này, quan chức không sát cánh với nhân dân thì phải đợi đến khi nào?… Họ, những quan phụ mẫu, những quan anh quan thầy, vui gì, liên hoan gì trước nỗi đau của nhân dân?

Nhưng theo tin từ website của Bộ TN-MT, thì đích thân ông Trần Hồng Hà đã phát động “quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ ống, lũ quét tại miền núi phía Bắc“. Và theo báo Tin Tức, thì “Bộ trưởng Bộ TN&MT không tổ chức giải Golf, trực tiếp đến tâm lũ, hỗ trợ đồng bào“.

Nhưng nhà báo Ngô Nguyệt Hữu lại đưa ra thông tin khác. Theo đó, lúc 10h34′ “tôi gọi đến sân golf Legend Hill để xác minh thông tin hôm nay, 5-8-2017, giải golf của Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra đúng không? Cô nhân viên đáp, ‘vâng, đúng thưa anh’.” Đến bây giờ thì không thể truy cập thông tin này của nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, có lẽ ai đó đã bắt anh phải gỡ bỏ?

Còn đây là bài đăng trên blog Tễu: Sống chết mặc bây – 2017, tổng hợp ý kiến của nhà văn Phạm Ngọc Tiến và Facebooker Sơn Kiều Mai. Tác giả Sơn Kiều Mai viết: “Đó là sự vô cảm, đó là sự thoái hóa biến chất nghiêm trọng. Đó cũng là góp phần đắc lực khiến hình ảnh cán bộ lãnh đạo trở nên xấu xí trong mắt người dân hơn bao giờ hết. Có lẽ sau quá nhiều scandal của Bộ này, ông Bộ trường Trần Hồng Hà nên còn chút lương tri mà từ chức!

Con gái khóc ngất khi tìm thấy khi thể cha bị lũ cuốn. Ảnh: KP


Đã đói còn đòi xe
Facebooker Mai Quốc Ấn, kể chuyện nhà thơ Hữu Thỉnh gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật, đã “mè nheo” xin được cấp xe: “Tôi biết đất nước còn khó khăn nhưng chắc không khó khăn đến nỗi không thể cấp cho người đứng đầu Liên hiệp hội một chiếc xe đi lại“.

Được biết, trước đó ông Hữu Thỉnh còn kêu như vạc vì nợ như chúa chổm và vì “thiếu kinh phí, Hội Nhà văn tính lấy trụ sở làm khách sạn“!

Vụ tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67/CP
Báo Giao thông vận tải có bài: Vụ “tàu vỏ thép”: Phận “cầm dao đằng lưỡi” của ngư dân. Bài viết cho biết, mặc dù sắp đến hạn cuối tháng 8 sẽ hoàn thành việc sửa chữa tàu vỏ thép, nhưng ngư dân và Công ty TNHH MTV Nam Triệu, thuộc Bộ Công an, vẫn chưa thống nhất phương án sửa chữa.

Các ngư dân, do phận “cầm dao đằng lưỡi”, nên đã phải chấp nhận phương án khác: “Nhiều lần làm việc trước đó, ngư dân Sơn yêu cầu công ty đóng tàu phải thay máy mới. Nhưng lần này, tàu cá nằm bờ quá lâu, nợ nần bủa vây khiến ông Sơn phải chấp nhận thay thế phụ tùng theo công ty đóng tàu“.

Loại bỏ nhà thầu Trung Quốc, khi nào?
Báo Đất Việt có bài: Trung Quốc muốn làm tàu điện ngầm: Hết cửa ở Hà Nội? Bài báo dẫn lời lãnh đạo Tập đoàn Cát Châu Bá, Trung Quốc nói rằng, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển “ổn định“, nên họ “mong muốn đầu tư… vào giao thông Việt Nam“.

Cho dù ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội có nói: “Sau này nuôi hệ thống bảo trì của đường sắt mới là đắt. Cho nên vừa qua chúng tôi mới mời Metro Tokyo (Nhật Bản) là đơn vị tư vấn, đào tạo cán bộ quản lý đường sắt đô thị cho Hà Nội. Họ đồng ý là đào tạo miễn phí và tư vấn cho Hà Nội về phát triển tàu điện ngầm”, thì cũng không chắc doanh nghiệp Trung Quốc “khó có cửa” tham gia vào các dự án phát triển tàu điện ngầm của Hà Nội.

Quen thói hành dân, coi thường Chủ tịch
Về chuyện Hà Nội quyết xử nghiêm cán bộ sách nhiễu dân, vẫn biết trước là phát biểu có vẻ rất “cứng rắn” của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, cũng chẳng làm công bộc nơi đây kiêng nể, nhưng không ngờ là họ lại coi thường dân và coi thường lời ông Chung đến như vậy.

Theo báo Lao Động, người dân Hà Nội lại “tố” bị cán bộ phường “hành” khi làm thủ tục. Bài báo cho biết, một người dân phải đi họp thay người cha bị tai biến, nhưng khi đến nơi, cán bộ phường Đại Kim, quận Hoàng Mai lại yêu cầu phải có giấy ủy quyền của người cha.

Và người con được hướng dẫn xuống một phòng khác để làm thủ tục, nhưng khi tới nơi thì cửa bị khóa, dù vẫn đang trong giờ làm việc. Đến khi gặp được nhân viên để hỏi về việc làm giấy tờ thì vị này lại đùn đẩy qua phòng khác.

Giáo dục Việt Nam: Vòng luẩn quẩn!
Liên quan đến việc Đại học Fulbright đưa trương trình Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy, nhà báo Đào Tuấn nhận định: “Chúng ta phải nói thật với nhau, đây là những môn học như thể ngồi trước mâm cỗ tú hụ những mỡ, nhậu với riệu ngâm seduxen. Cái chán, không phải vì cụ Mark râu không hay, mà là do cách dạy cứ như thể ầu ơ vậy.

Báo VnExpress có bài: Hệ luỵ từ những giáo viên có điểm đầu vào thấp nêu ý kiến của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, có những sinh viên Sư phạm “không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt(Fe), đồng(Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn hay đinh ninh vận tốc của ôtô là 5m/h…“.

Hà Giang: Nổ kho quân khí của công an
Báo Dân Trí dẫn lời Công an tỉnh Hà Giang cho biết, lúc 11h30′ có một vụ nổ tại kho quân khí của công an tỉnh này. Rất may, chưa có ai bị thương vong. Mời xem video clip: https://www.facebook.com/xitrum8/videos/1379504798800376/

Chuyện thông tin: Xưa và nay
Nhà báo Nguyễn Thông tiếp tục câu chuyện thông tin hồi xưa: “Nghe đài đọc báo của ta/ Đừng nghe đài địch bàn ra tán vào/ Tin đài tin báo của ta/ Đừng nghe tin địch ba hoa nói càn”.

Theo tác giả, đài địch mà nhà nước cấm nghe là đài BBC, đài Gươm thiêng Ái quốc, đài Hoa Kỳ. “Chỉ có quân phản động mới nghe đài địch“. Vì dân chúng mà nghe mấy đài ấy “dễ mất tinh thần, mất lập trường cách mạng, rồi lấy ai vào Nam chiến đấu. Phải cấm tiệt“.
Ngày nay thì không thể cấm nổi, nhưng vẫn liệt những báo, đài trên vào dạng “thế lực thù địch“!

Ngày này năm xưa
Ngày 5/8/1964 – 5/8/2017 đánh dấu 53 năm xảy ra “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”, mà cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Theo VOV, sự kiện này khiến cho cuộc chiến tranh Việt Nam, “một trong những cuộc chiến dài ngày, tàn bạo và khốc liệt nhất thời hiện đại, đã bắt đầu bằng sự cố tưởng chừng không đáng kể“.

Theo VOV, mặc dù phía Mỹ có một máy bay bị bắn rơi và không thấy nêu thiệt hại cụ thể bên phía Việt Nam, nhưng theo blog Phan Ba thì phía Mỹ có hai máy bay bị bắn rơi và “các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ phá huỷ hoặc gây hư hỏng 25 tàu phóng ngư lôi tuần tiễu(các quan chức Hoa kỳ tuyên bố rằng đó là vào khoảng một nửa của Hải quân Bắc Việt Nam) ở tại các căn cứ Hon Gai, Loc Chao, Phuc Loi và Quang Khe; phá hủy bảy hệ thống phòng không ở Vinh; gây hư hỏng nặng cho một kho chứa dầu ở Phuc Loi“.

Tin quốc tế

Mỹ – Trung và an ninh mạng ở TQ
RFI đưa tin: Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á?. Dẫn nguồn từ báo Le Point, cho biết: “Mỹ đang có kế hoạch cho lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ của mình rầm rộ quay lại đảo Guam… từ nay đến năm 2020, Guam sẽ trở thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ tại châu Á, với hơn 5000 quân, phối hợp với một lực lượng không nhỏ của Không Quân và Hải Quân Mỹ cũng được tăng cường, để đưa tổng cộng số linh Mỹ trên đảo lên thành 14.000 người“.

Người Việt dẫn nguồn từ Reuters, cho biết: Lục Quân Mỹ ra lệnh ngưng sử dụng drone do Trung Quốc chế tạo. Tin cho biết, lo ngại về gián điệp mạng, Lục Quân Mỹ đã gửi văn thư ra lệnh các đơn vị trực thuộc ngưng sử dụng phi cơ không người lái, do công ty SZ DJI của Trung Quốc chế tạo. Văn thư này ra lệnh, “ngưng ngay việc sử dụng, tháo gỡ mọi nhu liệu, gỡ ra tất cả các cục pin, và cất vào một nơi riêng trong khi chờ đợi các chỉ thị kế tiếp”.

Liên quan tới an ninh mạng Trung Quốc, BBC đưa tin: TQ diễn tập đánh sập trang web ‘có hại’. “Một văn bản lưu truyền trên mạng được cho là của một đơn vị an ninh mạng ghi nhận cuộc diễn tập được tổ chức ‘để tăng cường an ninh trực tuyến cho Đại hội Đảng lần thứ 19 và giải quyết vấn đề các trang web nhỏ phổ biến thông tin có hại một cách bất hợp pháp’.”

Vụ bê bối Trump – Nga
Báo Người Việt: Nhân viên Hạ Viện Mỹ gặp cựu tình báo viết chuyện bí mật của TT Trump. Sự kiện làm dậy sóng nước Mỹ và thế giới khi 35 trang tài liệu của cựu nhân viên tình báo Anh Christopher Steele viết hồi năm ngoái, nói về mối liên hệ sâu đậm giữa Nga với Trump, đã được BuzzFeed tung lên mạng hôm 10/1/2017, mà Trump luôn cho là tin vịt.

Nhưng bây giờ thì Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát đã phái hai nhân viên bay đến London để gặp ông Christopher Steele, là tác giả hồ sơ này để điều tra về mối quan hệ Trump – Nga, báo Politico cho biết, cho thấy khả năng đây không phải là hồ sơ giả như Trump loan tin.

Cũng liên quan đến chuyện Nga nhúng tay vào cuộc bầu cử ở Mỹ, báo New York Times có bài: Công Tố viên Mueller đòi Nhà Trắng đưa tài liệu về Flynn. Bài viết cho biết, người đứng đầu cuộc điều tra về vụ bê bối Trump – Nga, ông Robert Mueller yêu cầu Nhà Trắng trao tài liệu liên quan đến cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, ông Michael Flynn, để điều tra về chuyện ông Flynn đã nhận tiền từ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì vụ bê bối này, ông tướng 3 sao Michael Flynn đã phải từ chức Cố vấn An ninh Quốc gia hôm 13/2/2017, chỉ sau 23 ngày nhậm chức. Mời đọc lại: Chỉ có tự do báo chí mới hạ bệ được ông tướng 3 sao đêm qua.


Chính quyền Trump: siết chặt visa, bị kiện
VOA dẫn tin từ Reuters: Không cấp visa, Bộ Ngoại giao Mỹ bị kiện. Sau lệnh cấm du hành của TT Trump, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bị hàng chục người Yemen và Iran kiện. “Trong đơn kiện gửi lên Tòa án ở thủ đô Washington D.C., hơn 90 người trúng số visa gốc Yemen và Iran tố cáo vì lệnh cấm du hành mà chính phủ Mỹ từ chối cấp visa mà họ may mắn trúng được theo chương trình ‘Visa đa dạng’.

Mỹ – Trung – Hàn



*
*
Bài Mới Nhất
·         Bản tin ngày 6/8/201706/08/2017
·         Formosa: Kẻ hủy diệt06/08/2017
·         Miếng xúc xích đắt tiền05/08/2017
·         Tâm Thư Gởi Người Yêu Nước05/08/2017










No comments:

Post a Comment

View My Stats