Tin trong nước
Tin Biển
Đông
VTV đưa tin: Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân bám biển. Bài
báo cho biết, “thời gian gần đây, một số vụ cướp biển đã đe dọa sự an toàn của
các tàu hàng và bà con ngư dân. Hiện đã xuất hiện tình trạng các tàu nước ngoài
bán xăng dầu lậu trên biển có trang bị súng quân dụng, đối tượng khống chế và
cướp tài sản của bà con ngư dân“. Cho nên, tạm thời lực lượng cảnh sát biển
không để ‘Ngư dân bám biển, Hải Quân bám bờ’ nữa.
Như đã hẹn với độc giả hôm qua, Tiếng Dân đã
có bài của dịch giả Trung Nguyễn: Kế hoạch của Trung Quốc để chiến thắng trong cuộc chiến ở Biển
Đông là gì? “Một chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển sẽ đối
đầu với một liên minh đa dạng trong đó những nước bên ngoài – Mỹ, và có thể
thêm Nhật Bản hoặc Úc – cung cấp phần lớn sức mạnh chiến đấu. Philippines hoàn
toàn không đủ lực. Việt Nam có quân đội dũng cảm và ghê gớm, nhưng cũng khó có
thể kháng cự người khổng lồ phương Bắc mà không có giúp đỡ“.
VOA có bài: Trung Quốc đang có lợi thế chưa từng thấy trên Biển Đông? Chính
quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump không quan tâm nhiều đến Biển Đông
và TQ có thể chi phối gần như cả khối ASEAN cho nên Bắc Kinh “có thể muốn
làm gì thì làm trên Biển Đông”.
Theo GS Carl Thayer: “Tình hình này đã đẩy
Việt Nam vào thế bất lợi, buộc phải nhượng bộ Trung Quốc trong khi Trung Quốc
hoàn toàn có thể chi phối quá trình thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử (COC) cho Biển
Đông“.
Chuyện
‘anh hùng chiến tranh Việt – Trung’ được thăng chức
VOA có bài: Thấy gì từ vụ thăng chức ‘anh hùng chiến tranh Việt –
Trung’? Chuyện tướng Trung Quốc Lý Tác Thành, từng là chỉ huy trưởng
một đại đội Trung Quốc trong cuộc chiến Trung – Việt năm 1979, đã bị thương
trong cuộc chiến này, được Quân ủy Trung ương TQ phong “anh hùng’, vừa được Tập
Cận Bình thăng chức tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Trung ương
Trung Quốc.
Hãy cảnh
giác với cả bọn “quen” lẫn bọn “lạ”
Báo Một Thế Giới có bài: Vân Đồn xin cơ chế Trưởng đặc khu và không tổ chức Hội đồng
nhân dân. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề
nghị, “không nên quy định ‘cứng’ cho nhà đầu tư thuê đất trong 99 năm tại
khu vực Vân Đồn mà giao Trưởng Đặc khu tự quyết thời hạn thuê đất“.
Ông Thành nói: “Nếu không trao quyền cho
Trưởng Đặc khu thì vẫn như anh Chủ tịch huyện thôi”. Trưởng Đặc khu phải có
quyền bằng chủ tịch nước, giống như một khu tự trị riêng, có chính quyền và
quân đội riêng, chứ Chủ tịch thì làm sao mà tách ra khỏi Việt Nam được, ông
Thành ơi.
Mời đọc thêm: Quảng Ninh đề xuất 75 chính sách ưu đãi cho Đặc khu Vân Đồn (VOV).
– Bộ Tài chính không muốn ưu đãi quá cao cho đặc khu kinh tế (VNN).
– Dự án sân bay 4.000 tỷ đồng gấp rút về đích ở đặc khu Vân Đồn
có gì đặc biệt? (VTC). – Toàn cảnh dự án sân bay 4.000 tỷ gấp rút về đích ở đặc khu
Vân Đồn (Zing). – Đề xuất nhiều cơ chế ưu đãi để phát triển Đặc khu hành chính
kinh tế Vân Đồn (VOV).
Báo Lao Động có bài của Đào Tuấn: Có nên để nhà thầu Trung Quốc làm sân bay Long Thành? Tác
giả cho rằng, Việt Nam không nên ham rẻ và mắc bẫy giá rẻ Trung Quốc. Dẫn
chứng việc lựa chọn nhà thầu xây sân vận động Mỹ Đình: Việt Nam đã bỏ qua nhà
thầu từng xây SVĐ State de France với giá bỏ thầu 57 triệu USD, để chọn nhà thầu
Trung Quốc HISG, bỏ thầu 53 triệu USD, dù nhà thầu này chưa từng có kinh nghiệm
xây dựng các công trình lớn.
Kết quả là, SVĐ Mỹ Đình sau đó hằng năm phải
bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa chữa: “Cần 40 tỉ đồng để cải tạo toàn bộ đường chạy
theo tiêu chuẩn Việt Nam, còn nếu muốn đạt chuẩn quốc tế, phải chi tới 70 tỉ đồng“.
Và do ham rẻ, “cho nên các thiết bị bị đánh tráo trắng trợn. Kết luận
thanh tra thời điểm tháng 3.2004 cho thấy: 94% các thiết bị sử dụng xây SVĐ (tức
là 17/18 triệu USD tiền thiết bị) không đúng với hợp đồng’!”
Về sự kiện đại gia Vũ Văn Tiền muốn cùng
Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành, Đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong khuyên mọi người
nên bình tĩnh, vì ông Tiền “không bao giờ ‘thông đồng’ với phía Trung Quốc để…
ăp cắp chính tiền của mình. Vì vậy, không việc gì phải ngại khi ông Tiền đề
xuất hợp tác với doanh nghiệp TRUNG QUỐC“.
Mời đọc thêm: Phi trường Long Thành sẽ thuộc… Trung Quốc? (Cali
Today). – Vì sao Geleximco muốn bắt tay doanh nghiệp Trung Quốc? (DT).
– Doanh nghiệp có bút phê ‘buồn cười quá’ lại muốn làm sân bay
Long Thành(VNN). – Hơn 23 ngàn tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành (Đồng
Nai). – Dựa án sân bay Long Thành: Nhà thầu Trung Quốc, làm ơn thôi
đi! (DL/ Vietinfo).
Chủ tịch
nước xuất hiện
Truyền thông nhà nước đồng loạt đưa
tin: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đại sứ Cuba. Vào
lúc 10h sáng 28/8, tại Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã
tiếp ông Herminio López Díaz, Đại sứ Cuba tại Việt Nam. Còn buổi chiều
thì: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chánh án Tòa án tối cao
Hàn Quốc (VOV).
Chủ tịch nước tiếp đại sứ Cuba – Ảnh: NHAN
SÁNG/ báo TT
Dù đưa ra nhiều hình ảnh, video clip chứng
minh ông Quang vẫn còn hiện hữu ở Việt Nam, nhưng không thấy bài báo nào giải
thích về sự biến mất bí ẩn của ông ta hơn một tháng qua, cũng không thấy báo
chí đưa ra bất kỳ thông tin nào về tình trạng sức khỏe của ông Quang, dù đó là
những thông tin mà người dân thật sự cần biết về Chủ tịch nước của mình.
Facebooker
Nguyen Tieu Quoc Dat viết: “Mới cách đây không lâu, hút xì gà vô
cùng phong độ với TT Czech mà giờ đây, gặp đại diện của quốc gia vua xì gà thì
lại ốm sọp đi. Hút thuốc không có lợi cho sức khoẻ.”
Ảnh: internet
Mời đọc thêm: ‘Trả
đòn,’ Trần Đại Quang ‘tiếp khách’ liền tù tì hai lần một ngày (NV).
– Ông Trần Đại Quang tái xuất hiện, sau hơn 1 tháng tin đồn
‘chữa bệnh’ (NV). – Chủ tịch
Trần Đại Quang xuất hiện trở lại (BBC). – Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng Quốc
khánh Moldova (VN Finance). – Chủ tịch Trần Đại Quang ‘tái xuất’(VOA).
Vụ ông
Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN: ông Bình đã thắng?
Dường như ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng trong
vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế. Trong clip dưới đây, hình ảnh ông Bình bước ra khỏi tòa án ở Paris, sáng
28/8, mặt cười tươi, vui vẻ, giơ hai tay, lộ rõ niềm hân hoan của một người chiến
thắng: https://youtu.be/J-MT-saqJfU
Tác giả Thạch Đạt Lang có bài: Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Cộng Sản Việt Nam: Ai thắng,
ai thua? Phiên tòa có vẻ như đã kết thúc sau bảy ngày, sớm hơn kế
hoạch. Có lẽ hai bên đã đạt được thỏa thuận trước khi tòa đi đến phán quyết.
Sự chiến thắng của ông Bình là sự mong muốn của
nhiều người, bởi họ “muốn thấy luật pháp thắng luật rừng, muốn nhìn thấy lẽ
phải thắng bất công. Hơn nữa, sự chiến thắng này sẽ trở thành án lệ, từ nay những
người dân thấp cổ, bé miệng, có thể kiện chính phủ CSVN ra tòa quốc tế, bởi
hàng trăm ngàn vụ án oan ức, mà người dân đã kiện tụng bao nhiêu năm qua, không
hề được xét xử công bằng, bởi công lý có lẽ chưa từng hiện diện trên mảnh đất
Việt Nam“.
Clip của ông Phạm Văn Thành tường trình trước
tòa án ở Paris ngày 28/8/2017: https://www.youtube.com/watch?v=wsISd53yWyQ
Blogger Hoàng Trần có bài: Trịnh Vĩnh Bình đã thắng vụ kiện đòi nhà cầm quyền Việt Nam
1,25 tỷ đô la lúc 5 chiều Chủ Nhật 27-8-2017. “Trong vòng 1 tháng,
ông Trịnh Vĩnh Bình và luật sư sẽ nhận được thư của tòa án gởi kết quả phán quyết
chính thức tới nhà. Trong phán quyết, tòa sẽ cho phép ông Bình công khai nói những
chuyện gì, và những chi tiết nào ông Bình không được tiết lộ công khai, hoặc viết
thành sách, truyện để phổ biến…”
“Kế đó, luật sư của Trịnh Vĩnh Bình sẽ làm các thủ
tục cần thiết để gởi thư đòi tiền nhà nước Việt Nam, trong thời hạn 60 ngày sẽ
phải trả tiền cho ông Bình… Nếu đến ngày ấy mà ông Trịnh Vĩnh Bình không nhận
được tiền, luật sư của ông Bình sẽ đưa phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế
cho các tòa án ở 28 nước Âu Châu có giao thương với VN để họ tống đạt lệnh
phong tỏa hay đóng băng tài sản và tài khoản ngân hàng của nhà nước VN tại Âu
châu, Mỹ, các nước Á châu…”
GS Nguyễn Đăng Hưng có lời bình về vụ kiện này: “Trước
mắt, dứt khoát không được lấy tiền thuế của dân dùng cho việc chi trả (hơn 1 tỷ
USD) đền bù cho vụ kiện. Việc đầu tiên là nên dựa theo bản án quốc tế mà truy tố
hình sự nhóm lợi ích từ địa phương Vũng Tàu cho đến Trung ương, trưng thu đến
căn cơ tài sản của nạn nhân đã bị áp đặt xâm hại, dù tẩu tán đến đâu, tịch thu
tài sản của các tác giả đã nhẫn tâm thu vén, bất kể quyền lợi và danh dự của
nhân dân và quốc gia Việt Nam“.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến có bài thơ: “Các
bác biết gì không?/ Một tỷ hai năm chục/ Tính bằng tiền đô la/ Việt Nam sắp phải
trả/ Cho ông Trịnh Vĩnh Bình/ Chỉ vì thói ăn cướp/ Của quan chức xứ
mình/ Báo nhà nước im tiếng/ Đài nhà nước lặng câm“.
LS Trần Vũ Hải đề nghị: “Chính phủ cần xử lý kỷ
luật, cách chức một loạt quan chức (và nguyên quan chức) Bộ Tư pháp và chính
quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu! Chính phủ cũng cần đề nghị các cơ quan pháp luật
xem xét về trách nhiệm hình sự đối với những vị cố ý làm sai hoặc thiếu trách
nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng!“
Nhà hoạt động Sương Quỳnh viết: “Trước nhất là nỗi
nhục của chính phủ Việt Nam cướp bóc tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình rộ lên cho
thế giới biết qua Tòa án Quốc tế này. Những nhà đầu tư châu Âu liệu có còn niềm
tin đầu tư hay rót ngân sách cho VN mượn? Còn tiền thua kiện chắc chắn phải
đóng, nó được trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình, còn hơn bọn quan tham nhũng tìm cách
vơ vét vào túi chúng nó. Khi ngân sách hạn hẹp, những con sâu càng đánh nhau to
để dành miếng ăn“.
LS Ngô Ngọc Trai có bài: Vài ý kiến về vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình. Theo
ông, “muốn nền kinh tế VN phát triển, muốn tạo lập một nền kinh tế thị trường
thì chúng ta phải tuân thủ luật chơi chung. Theo đó chính phủ cũng chỉ là một
bên tham gia vào các giao dịch kinh tế và hoạt động bình đẳng trước pháp luật với
doanh nghiệp, và chính phủ có thể là bên bị kiện buộc bồi thường thiệt hại mà ko
có ngoại lệ.”
Ông cho rằng: “Những người như giới luật sư, lên
tiếng thôi thúc cho một nền tư pháp công minh tiến bộ, cần được lắng nghe. Việc
đưa vào khuôn khổ pháp lý những hành xử vốn mang tính tùy tiện lạm quyền mang
hơi hướng độc tài cần được tiết chế nghiêm ngặt, và dần tiến tới chấm dứt“.
LS Vũ Đức Khanh viết: “Phán quyết này sẽ là một
tiền lệ vô cùng bất lợi cho Chính phủ Việt Nam trong việc quản lý đầu tư nước
ngoài, nhất là khi chính quyền đã “hình sự hóa” các vụ án kinh tế và bắt giam
người một cách bừa bãi. Với vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây bất hòa với Đức và nay
thêm vụ Trịnh Vĩnh Bình, thật đúng là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm nay
đang gặp đại hạn“.
Cập nhật tin vụ Trịnh Xuân Thanh
Tác giả Linh Quang có bài: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Hồ Ngọc Thắng bị sa thải chính thức kể
từ ngày 1/9/2017. Ông Hồ Ngọc Thắng là nhân viên của cơ quan di trú Đức
BAMF, thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Đức, đã bị sa thải vì bị tình nghi ông ta có
liên quan tới vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Tác giả viết: “Ông Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc, đó
chỉ là biện pháp nội bộ của Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF),
nơi ông Thắng làm việc. Vấn đề nghiêm trọng hơn là Hồ Ngọc Thắng còn có thể phải
đối mặt với tòa án hình sự. Hiện nay cuộc điều tra của Sở cảnh sát hình sự Liên
bang (BKA) về vụ việc này vẫn chưa kết thúc“.
Trang Vietinfo có bài: Liệu cảnh sát Séc có bị công an Việt Nam lừa trắng trợn? Dẫn
nguồn từ tạp chí Respekt của Séc, cho biết Trung tâm Quốc gia bài trừ tội phạm
có tổ chức (NCOZ) đang điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chính quyền Séc đã
từng mời công an VN sang hỗ trợ điều tra các băng nhóm tội phạm người Việt ở CH
Séc.
Hiện các thám tử của NCOZ đang xem xét, “xem liệu
trong nhóm công an này ngay từ đầu đã có mật vụ của Tổng cục 5 trà trộn và làm
những nhiệm vụ mà phía chủ nhà không hề biết, những công việc không hề có trong
thỏa thuận giữa hai nước. Theo NCOZ, có thể chính những mật vụ nằm vùng này là
những yếu tố quan trọng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh“.
Vụ xử đại án kinh tế OceanBank
Người Việt: Hà Nội xử ‘đại án’ Ngân hàng Ðại Dương, 51 người ra tòa.
Ông Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch HÐQT ngân hàng Ðại Dương và 51 người đã bị đưa ra
tòa xử hôm qua tại phiên sơ thẩm, trong đại án gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng.
“Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam lâu nay mang tiếng là cái ổ của các tay tư
bản đỏ phù phép tay phải cho tay trái vay hoặc cấu kết với các tay tư bản đỏ
khác lũng đoạn thị trường tài chính“.
Mời đọc thêm: Tòa mở
lại phiên xử ‘đại án’ Hà Văn Thắm(BBC). – Mở lại phiên xử đại án OceanBank Hà Văn Thắm(VNE).
– Những ‘mắt xích’ chủ chốt trong đại án Hà Văn Thắm xuất hiện
tại tòa (Zing).
Bê bối thuốc điều trị ung thư giả:
trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ trưởng
VOV có bài: Vụ VN Pharma: Trách nhiệm của Bộ Y tế rất nặng nề.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, ĐBQH đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ Y tế và Cục Dược: “Lãnh
đạo Cục Dược trực tiếp ký, chịu trách nhiệm về vấn đề này nhưng lại không phải
chịu trách nhiệm pháp lý gì là không thuyết phục. Giám đốc VN Pharma bị bắt từ
tháng 9/2014, tới giờ đã 3 năm, Bộ Y tế xử lý kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn
tiếp tục được lên chức?”.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu có bài: Thưa Bộ trưởng, không ai phá hoại được Bộ Y tế, nếu… Tác
giả phản bác lại bà Nguyễn Thị Kim Tiến, trong bài trả lời phỏng vấn trên báo
PLTP: Bộ trưởng Y tế nói gì về vụ VN Pharma?
Về chuyện bà Tiến lu loa rằng, có người phá hoại
ngành y tế, bôi nhọ Bộ trưởng, tác giả viết: “Sẽ không ai phá hoại được
uy tín của ngành y lẫn Bộ trưởng nếu những người công tác tại ngành y giữ được
y đức của mình, đó là điều chắc chắn“. Tác giả khuyên bà Tiến, “từ chức
có lẽ là lối thoát duy nhất để mong cứu vớt lại chút ít danh dự và tự trọng của
một người từng khoác áo blouse trắng, thưa Bộ trưởng!”
Báo Một Thế Giới có bài: VN Pharma buôn lậu, lời nói của Bộ trưởng Y tế có mâu thuẫn? Hai
nhân vật ‘chóp bu’ là ông Nguyễn Tất Đạt, từng là trưởng phòng quản lý
kinh doanh dược của Cục Dược và ông Trương Quốc Cường, cựu Cục trưởng Cục
quản lý Dược, đã tiếp tay cho VN Pharma nhập thuốc giả, nhưng không bị xử
lý như lời bà Bộ trưởng Tiến nói, mà họ còn được thăng chức lên Phó cục trưởng
Cục Dược (ông Đạt) và Thứ trưởng Bộ Y tế (ông Cường).
Bài báo viết tiếp: “Vậy mà mới đây trả lời báo
chí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định đã yêu cầu các cán bộ có
liên quan, lãnh đạo Cục quản lý Dược báo cáo, kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm
liên quan. Nhiều cán bộ đã bị luân chuyển sang vị trí khác để chờ xử lý. Điều
này đã khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ và cảm thấy xúc phạm… Những
lời nói của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có đang mâu thuẫn với những
gì đã diễn ra“.
Tác giả Điền Phương Thảo có bài trên trang Tin Mừng
Cho Người Nghèo: Bài học từ việc đi bắt loăng quăng của bà Bộ trưởng.
Tác giả viết: “Nếu việc tiếp tay của bà Bộ trưởng Y tế trong vụ Pharma là có
thật, thì chắc chắn rằng bà Bộ trưởng cũng chẳng có phép tàng hình để mọi hành
động của bà không bị phát hiện, nếu như không có sự ‘ăn đều, chia đủ’ giữa bà
và các ngành chức năng liên quan“.
Báo Tiền Phong có bài: Vụ VN Pharma: Buôn lậu hay kinh doanh thuốc giả?! Bài
báo đưa tin: “Các kết quả kiểm nghiệm thuốc này từ Bộ Y tế cho thấy lô thuốc
nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất
lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Các dấu hiệu của một vụ
sản xuất và kinh doanh thuốc giả đã rõ nhưng không hiểu sao các đối tượng ở VN
Pharma lại chỉ bị truy tố theo tội danh ‘buôn lậu’?”
Blogger Hiệu Minh có bài: Vụ thuốc ung thư giả: Có thể cháu Thảo đã chết oan? Cháu Giang Thị Thanh Thảo mất hồi tháng 8/2015 khi mới
27 tuổi, “dù cha mẹ đã cố bằng mọi cách để cứu, kể cả mua gần chục hộp thuốc
tại bệnh viện K với giá 10 triệu một hộp và được rỉ tai ‘phải có quen biết mới
mua được’ …“.
Tác giả cho rằng: “Khi y đức đã bất chấp tất cả
như VN Pharma buôn thuốc giả để bán cho người gần đất xa trời như bệnh ung thư
thì họ là những kẻ sát nhân, cần phải trừng trị. Không thể đánh tráo khái niệm
buôn thuốc lậu và buôn thuốc giả để gỡ tội cho những kẻ vì tiền mà vô đạo. Bộ Y
tế phải chịu trách nhiệm kể cả bộ trưởng Tiến“.
Mời đọc thêm: Một
số dữ kiện về hoạt chất Capecitabine đang được nhắc đến trong lô thuốc H-Capita
500mg mà Pharma VN nhấp (FB NTQĐ). – PLTP & Bộ trưởng Tiến (FB Mai Quốc Ấn).
– Vụ VN Pharma: VN Pharma to hay nhỏ?(VNN). – Vụ VN Pharma: Xử lý tội buôn lậu là sai luật!(PLTP).
Lãnh đạo Hà Tĩnh quảng cáo cho Formosa
Tạp Chí Cộng Sản có bài của ông Dương Tất Thắng, Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Công ty Formosa Hà Tĩnh tiếp tục hoàn thiện, đầu tư công nghệ
hiện đại trong sản xuất, nỗ lực cao trong việc khắc phục các lỗi vi phạm.
Toàn bộ bài viết, nếu độc giả không nhìn tên tác giả,
là một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, thì sẽ lầm tưởng đây là bài viết của một người phụ
trách mảng tiếp thị của công ty Formosa. Thử đọc vài đoạn: “Kết quả đo đạc
và phân tích mẫu môi trường không khí xung quanh tại 11 vị trí bên trong FHS và
11 vị trí bên ngoài FHS cho thấy, môi trường không khí xung quanh bên trong và
ngoài khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm“.
Hay “Bộ Tài nguyên và Môi trường đã mời các tổ chức
tư vấn nước ngoài có uy tín (như Atkins của Anh và Veolia của Pháp) tiến hành
khảo sát thực tế tại FHS và đều nhận định công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý
chất thải đã được FHS đầu tư bài bản, quy mô, sử dụng các thiết bị, công nghệ
hiện đại, tiên tiến trên thế giới…”
Báo Pháp Luật TP có bài: Vụ Formosa Hà Tĩnh: Cảnh cáo giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh. Hà Tĩnh đã
thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và khiển trách đối với một số quan Hà
Tĩnh như sau:
Ông Võ Tá Đinh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc
Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh: cảnh cáo. Ông Hoàng Thanh Tùng,
Đảng ủy viên, Phó Trường Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh: cảnh cáo.
Ông Đặng Văn Thành, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Phó Trưởng Ban quản
lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh: khiển trách. Ông Ngô Đình Vân,
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh- nguyên Phó Trưởng Ban Quản lý Khu
Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh: khiển trách. Ông Phạm Văn Tình, Đảng
ủy viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh: khiển trách.
Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam có bài: Thanh niên miền Trung và phong trào tẩy chay ‘Đoàn Thanh
niên Formosa’. Bài viết cho biết: Nhiều gia đình miền Trung lâm vào bước
đường cùng, không có tiền để đóng đoàn phí nữa. “Ngày càng nhiều nam sinh
công khai mỉa mai đảng và đoàn, báo hiệu cho một cao trào tẩy chay Đoàn thanh niên
quốc doanh một cách quyết liệt, toàn cục và toàn diện“.
Và “tuổi trẻ Việt Nam không tìm thấy lý tưởng nơi
Đoàn Thanh niên. Đoàn không có tư duy độc lập, không có tinh thần ái quốc. Đó
không còn là Đoàn Thanh niên của nhân dân Việt Nam nữa, đó đã là Đoàn
thanh niên của Formosa“.
Bất cập các dự án BOT
Báo VietNamNet có bài: BOT Cai Lậy được phê duyệt như thế nào? Ông
Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP – Bộ GTVT) thừa nhận: “Chúng
tôi cầu thị, lắng nghe tất cả các ý kiến phản biện và tiếp thu khắc phục ngay
những thiếu sót. Điển hình như việc giảm phí cho tất cả các loại phương tiện
qua trạm hay miễn phí cho người dân địa phương sống gần trạm. Đáng lẽ việc
này chúng tôi phải làm trước khi thu phí“.
Như vậy là đã rõ, phương án đặt trạm thu phí
trên đường tránh không khả thi vì “phương án tài chính không đảm bảo“,
chứ không phải lý do “tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn không được
khắc phục” như “HĐND và đoàn ĐBQH tỉnh, các cơ quan này đều trả lời thống
nhất vị trí đặt trạm trên QL1“.
Báo SGGP có bài: Vì sao BOT, BT gây… phẫn nộ? – Bài 1: Lỏng lẻo từ đấu thấu đến
quản lý công trình. Bài viết dẫn lời một chuyên gia công tác trong
ngành giao thông hơn 20 năm, khẳng định: “Chi phí đầu tư xây dựng công trình
có thể giảm tới 20% nếu thực hiện đấu thầu và chọn được nhà đầu tư có năng lực…,
chỉ cần lợi dụng những quy định không hợp lý hiện nay trong xây dựng cơ bản là
nhà thầu đã có thể có được một khoản tiền lớn“.
Mời đọc thêm: Nguy cơ những con voi trắng BOT (Zing). – Dân kiện UBND huyện vì thu hồi đất xây trạm BOT (TN).
– Đắk Lắk: Nâng cấp 18 km đường, lập… 2 trạm thu phí (!)(DT).
– Giảm phí đối phó, chủ đầu tư BOT Biên Hòa không tham vấn tỉnh (VOV).
– Tuyến BOT Thái Nguyên-Chợ Mới vừa thử nghiệm thu phí đã xuống
cấp (VNN).
Cảnh báo việc tăng thuế VAT
Báo Nhịp cầu Đầu tư có bài: Tăng VAT, tăng rủi ro. Bài viết cho rằng, “nợ
công ở Việt Nam do việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả. Nếu vấn đề này không được
giải quyết rốt ráo, đóng thuế không còn là yêu nước mà lại biến tướng thành… mảnh
đất dung dưỡng những sai phạm“.
Tiến sĩ Bùi Trinh nêu quan điểm: “Nếu ngân sách
đang khó khăn, tại sao phải nuôi một bộ máy quá cồng kềnh với những hiệp hội
như Lương thực, Mía đường, Cà phê Cacao… khi đã có các Bộ quản lý? Sao không
nghĩ tới giảm chi mà chỉ nghĩ tới tăng thu?”
Ảnh: NCĐT
Mời đọc thêm: Không nên tận thu bằng VAT (SGĐT). – Biên chế nhà nước không giảm thì tăng thuế VAT… cũng vô
nghĩa (VOV). – Phân bón có thể lại được… chịu thuế(TBKTSG). – THUẾ TĂNG, THUẾ GIẢM: Một lựa chọn chưa chạm đích cuối cùng (TTCT).
Thu hồi đất sân golf Tân Sơn Nhất: Há
miệng mắc quai?
Báo Tuổi Trẻ có bài: ‘Sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường’.
Đó là khẳng định của Ông Trần Văn Tĩnh, “người nắm giữ 48,5% cổ phần tại
Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (Lobico) và hiện giữ chức phó chủ tịch HĐQT
Lobico – ‘ông chủ’ của sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM)“.
Ông Tĩnh cho biết: “Chúng tôi đầu tư đúng luật. Dự
án có đầy đủ hồ sơ pháp lý, được Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt trước khi
thực hiện. Do đó, nếu dự án bị thu hồi, chắc chắn doanh nghiệp sẽ được bồi
thường xứng đáng“.
Mời đọc thêm: Dự án sân golf Tân Sơn Nhất: Bán cơm đĩa sao giàu được
— Thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất: hai bên có thể thỏa thuận bồi
thường (TT).
Biệt phủ … bóng đen
Báo Người Lao Động có bài: Tài sản của giám đốc sở sao bí mật quá vậy? Bài
báo cho rằng, việc Cục Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ liên tục dời
ngày công bố kết luận thanh tra tài sản của gia đình Giám đốc Sở TN-MT Yên
Bái, người dân đặt câu hỏi: “e rằng cơ quan thanh tra đã vi phạm Luật Thanh
tra?”
Bài viết cũng cho rằng “Việc kê khai tài sản đang
có lỗ hổng!” khi “trong 2 năm vừa qua, hàng loạt cán bộ công chức bị ‘lộ
diện’ với tài sản khủng. Ngoài trường hợp ông Quý, gần đây nhất là chuyện Thứ
trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa…“, trái ngược với “báo cáo phòng
chống tham nhũng năm 2016 của Chính phủ, trong số 1 triệu bản kê khai, các cơ
quan chức năng tiến hành xác minh 414 người nhưng lại chưa phát hiện trường hợp
nào vi phạm (!?)”
Vụ tàu vỏ thép bị hỏng: Các cơ quan đá
quả bóng trách nhiệm
Báo Lao Động có bài: Đóng tàu vỏ thép kém chất lượng: Doanh nghiệp dọa “kiện”
đăng kiểm và ngư dân. Ông Lê Văn Thục, Chủ tịch Hội đồng thành viên
Cty TNHH Đại Nguyên Dương, nói rằng, tàu đã được công ty đóng bằng mẫu thép đạt
Mac A mà Trung tâm Đăng kiểm đồng ý sử dụng, nên trách nhiệm không chỉ một mình
Cty TNHH Đại Nguyên Dương gánh.
Còn Trần Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
thì đẩy lại: “Cơ quan đóng tàu là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong vấn đề
này”. Thứ trưởng Bộ NN&TPT Vũ Văn Tám thì khẳng định: “Ông Lê Văn Thực
nói ông không kiện Bộ NN&PTNT mà là kiện Trung tâm Đăng kiểm. Vì vậy, tôi
không có ý kiến về việc này”. Hết ý kiến! Dân lại dài cổ chờ.
Mời đọc thêm: Sửa đổi NĐ 67 – Những vấn đề cần đặt ra: Bảo vệ ngư dân đến
cùng (DV).
Cải cách thụt lùi
Tiếp tục câu chuyện Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc có 46 công chức nhưng có tới 37 người làm lãnh đạo,
báo Tiền Phong có bài: “Lạm phát” lãnh đạo: Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc
nói gì?
Ông Hoàng Minh Quân – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh
Vĩnh Phúc cho biết: “Đây cũng là vấn đề về chính sách cán bộ. Trong điều kiện lương
cơ bản còn hạn chế, chưa đảm bảo được cuộc sống thì việc bổ nhiệm vị
thế xã hội thuận lợi làm việc và thu nhập có tăng thêm một chút“.
Nhân quyền ở Việt Nam
Hội Sinh viên Nhân quyền có bài: Hiệu trưởng Mai Hồng Qùy – đại học Luật TP.HCM “lọt” vào
danh sách vi phạm nhân quyền giảng đường đường. Lý do, bà Quỳ “liên
quan đến việc đình chỉ học sinh viên Trần Hoàng Phúc – nhà sáng lập Hội sinh
viên nhân quyền Việt Nam trước khi có một phiên tòa công khai với những bằng
chứng xác thực.”
Bài viết cho rằng: “Bà Quỳ có trách nhiệm đến sự
bất công đối với sinh viên Trần Hoàng Phúc nói riêng. Nói chung, trường đại học
Luật TP.HCM trong tương lai sẽ phải bồi thường tuổi thanh xuân cho sinh viên
này“. Do đó, Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam lập hồ sơ vi phạm nhân
quyền trong giảng đường, số W.0001 đối với bà Mai Hồng Quỳ.
BBC có bài tóm lược từ bài báo Bloomberg của nhà báo Ilaria Maria
Sala, chuyên về Trung Quốc và châu Á, ngày 24/8/2017: ‘Đàn
áp dân chủ không có lợi cho kinh tế VN’.
Tác giả nhận định, kinh tế Việt Nam đã có những tiến
bộ đáng kể trong những năm gần đây, nhưng “ngay cả khi nền kinh tế phát triển,
chính trị của Việt Nam đã trở nên khắt khe hơn. Ngày càng có nhiều nhà bất đồng
chính kiến bị kết án nặng hơn“. Tác giả cho rằng, những sự đàn áp chính trị
gần đây “đang đe dọa tiến trình phát triển kinh tế vốn đã rất khó khăn để đạt
được của Việt Nam“.
Bác đã sống lại?
Facebooker Ann Đỗ cho biết, đại sứ VN tại Miến
Điện đã viết hoa chữ ”Bác” để miêu tả về ông Nguyễn Phú Trọng khi ông này viếng
thăm Miến Điện với đây: “Cảm xúc tràn ngập vì Bác thật giản dị,… được tháp
tùng Bác, ngồi cũng xe với Bác mới hiểu nhiều điều“.
Ông Đại sứ này viết tiếp: “Bác thấy mọi người đứng
chào đón Bác từ phía ngoài khách sạn… Bác yêu cầu đỗ xe từ xa để Bác đi bộ… Bác
bắt tay từng nhân viên khách sạn Melia. Bác hỏi rất kỹ xem nhân viên đại sứ
quán ở đâu… Bác đi bộ xem từng tầng của trụ sở và Bác khen: Trụ sở Đại sứ quán
phải như thế này, phải đàng hoàng chứ“. Đọc cứ như miêu tả về “Bác Hồ” vừa
tái thế vậy!
Tin
quốc tế
Bắc Hàn phóng tên lửa sang Nhật
Một viên chức Nam Hàn cho biết, 5h57′ sáng, giờ địa
phương, ngày 29/8/2017 và nó đã vỡ ra thành 3 mảnh trước khi rớt xuống biển.
Ngay khi Bắc Hàn phóng tên lửa, đài truyền hình Nhật NHK cho biết, chính phủ Nhật
cảnh báo, tên lửa đó đang hướng về khu vực Tohoku, phía bắc nước Nhật. Chính phủ
Nhật không có kế hoạch bắn rơi tên lửa này mà chỉ cảnh báo người dân tìm nơi ẩn
trú.
Mời xem clip của đài Fox News:
Video clip của phóng viên đài CNN tường trình: https://www.youtube.com/watch?v=UAyRAt-IKD0
Trung – Ấn bớt căng thẳng
VOA đưa tin: Ấn Ðộ và Trung Quốc chấm dứt đối đầu biên giới. Hai
nước Trung – Ấn vừa đạt một thỏa thuận chấm dứt tình trạng đối đầu nghiêm trọng
nhất ở khu vực biên giới phía đông dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ hôm thứ Hai 28/8,
cho biết: “Trên cơ sở đó, việc nhanh chóng rút nhân lực biên giới ra khỏi
vùng đối đầu ở Doklam đã được đồng ý và quá trình này đang diễn ra”.
Nhưng TQ tuyên bố thắng Ấn Độ trong tranh chấp biên giới.
“Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh hài lòng với việc ‘những người Ấn xâm
nhập vào đây đều đã rút về bên kia biên giới’.”
Mời đọc thêm: Ấn -Trung rút quân khỏi biên giới Doklam(RFI).
– Quân đội Ấn Độ không còn đối đầu với quân Trung Quốc (RFA).
– Ấn Độ – Trung Quốc chấm dứt đối đầu ở biên giới (NV).
Chuyện của Trump và chính trường Mỹ
VOA đưa tin: Thêm đơn kiện Tổng thống Trump. Bài báo cho biết,
các quân nhân chuyển đổi giới tính và những người muốn nhập ngũ, vừa đệ đơn lên
Tòa án liên bang hôm nay để kiện Tổng thống Donald Trump, là người đã đưa ra lệnh
cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ ở
Maryland (ACLU), đại diện cho 6 người chuyển đổi giới tính, đang phục vụ
trong quân đội, vừa đệ trình Tòa án liên bang tại Baltimore để kiện tổng thống
Mỹ.
Đơn kiện nêu rõ: “Hành động của Tổng thống Trump
ngay lập tức làm cho các nguyên đơn và những thành viên chuyển giới khác trong
quân đội lo ngại về nghề nghiệp của họ, phúc lợi của những thân nhân trong gia
đình và những người phụ thuộc, việc chăm sóc sức khỏe, và trong một số trường hợp,
về cả sự an toàn của họ”.
Thêm tin về Mỹ: Washington Post : Tập đoàn Trump từng muốn làm ăn với Nga (RFI).
– Trump hy vọng chính phủ Mỹ không đóng cửa vì tường biên giới (VOA).
– Mexico
lại khẳng định không trả tiền xây tường biên giới (NV). – Mexico hướng sang Trung Quốc, tìm cách thoát Mỹ (VOA).
Tàu Trung Quốc câu trộm cá mập ở
Ecuador, nhiều người lãnh án tù
RFI đưa tin: Ecuador kết án nặng thành viên tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá
mập lậu (RFI). “Thuyền trưởng chiếc tàu lãnh án 4 năm tù, những
người phụ tá bị 3 năm, các thủy thủ còn lại bị án một năm. Ngoài ra còn một khoản
tiền phạt lớn – hơn 5 triệu đô la để bồi thường thiệt hại gây ra cho hệ sinh
thái của khu bảo tồn. Riêng chiếc tàu bị bắt giữ có thể bị sung công làm phương
tiện sử dụng cho khu bảo tồn, hoặc bán lấy tiền giúp cư dân tại chỗ“. Mời đọc
thêm: Ecuador bắt ‘tàu ma’ Trung Quốc câu trộm 6.623 cá mập (MTG).
Mời đọc thêm tin quốc tế: Chính phủ Miến Điện cáo buộc quân nổi dậy Rohingya dùng trẻ em
làm lính (RFI). – Liên hiệp Quốc quan ngại về tình trạng người Rohingya(VOA).- Myanmar:
Hàng ngàn bỏ chạy đến biên giới Bangladesh (BBC). – Trung Quốc phản đối Mỹ chế tài Venezuela (VOA).
– Đàm phán TPP không có Mỹ khai mạc tại Sydney (VOA).
– Brexit: Anh và châu Âu tiến hành vòng đàm phán thứ 3 (RFI).
-----------------------
Bài
Mới Nhất
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
28/08/2017
28/08/2017
No comments:
Post a Comment