Thursday, 31 August 2017

CHUYỂN NHƯỢNG CẦU THỦ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ? (Miriam Quick - BBC Capital)




Miriam Quick  -  BBC Capital
31 tháng 8 2017

Mỗi mùa hè, hàng trăm triệu đô la được trao đổi khi các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu thế giới săn những cầu thủ tốt nhất cho mùa giải sắp tới. Nhưng chuyển nhượng thực ra là gì, và có cơ chế hoạt động như thế nào?

Vì sao quan tâm?
Đó là vì có rất nhiều tiền trong đó. Siêu sao Brazil Neymar gần đây đã chuyển từ Barcelona sang Paris Saint-Germain với giá 222 triệu euro (265 triệu đô la). Đây là mức gấp đôi mức kỷ lục trước đó là 105 triệu euro (125 triệu đô la), trả cho cầu thủ người Pháp Paul Pogba. Và mức kỷ lục đó chỉ mới có vào năm ngoái. Không có giới hạn về số tiền một đội có thể chi tiêu cho cầu thủ. Vậy có điểm dừng nào không?

Neymar gần đây đã chuyển từ Barcelona sang Paris Saint-Germain với giá 222 triệu euro (265 triệu đô la). GETTY IMAGES

Chuyển nhượng là gì?
Bóng đá là một thị trường toàn cầu và các cầu thủ hàng đầu di chuyển liên tục. Chẳng hạn như David Beckham chơi cho các câu lạc bộ ở Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Ý và Pháp trong suốt quá trình chơi. Các cầu thủ chuyên nghiệp ký hợp đồng với các câu lạc bộ có thời hạn cố định lên đến năm năm. Nếu một cầu thủ chuyển đi trước khi hợp đồng hết hạn, câu lạc bộ mới trả tiền để bồi thường cho câu lạc bộ cũ. Khoản này được gọi là phí chuyển nhượng.

Khi nào việc chuyển nhượng diễn ra?
Hai lần một năm. Các quy định của FIFA đưa ra hai khoảng thời gian hàng năm trong đó các câu lạc bộ có thể mua ở các cầu thủ nước ngoài, được gọi là các cửa sổ chuyển nhượng. Cửa sổ chuyển nhượng dài hơn ở giữa các mùa giải và ngắn hơn trong mùa giải, nhưng thời gian chính xác được xác định bởi các hiệp hội bóng đá của các quốc gia. Tại nhiều nước châu Âu, cửa sổ chuyển nhượng mùa hè đóng vào ngày 31 tháng 8. Ở Mỹ đóng vào ngày 9 tháng 8.

Các CLB thu nhiều tiền từ hàng hóa lưu niệm nên tên cầu thủ nào in trên các sản phẩm là rất quan trọng. GETTY IMAGES

Chỉ có vậy?
Không. Người chơi, người môi giới, câu lạc bộ và tất cả các luật sư của họ phải soạn ra cho được hợp đồng mới. Điều này bao gồm các chi tiết về tiền lương và tiền thưởng, chẳng hạn như tiền thưởng gia nhập câu lạc bộ và thưởng vì lòng trung thành. Người chơi cũng được khám sức khoẻ để kiểm tra xem họ có đủ thể lực để chơi hay không. Nếu thấy thương tích chưa phát hiện trước đó, nó có thể ảnh hưởng đến lệ phí chuyển nhượng.

Ai nhận được tiền?
Khoản tiền 222 triệu Euro này không được trả cho Neymar. PSG đã trả khoản tiền cho FC Barcelona. Về mặt kỹ thuật, họ đã trả cho điều khoản mua đứt trong hợp đồng cũ của Neymar với Barcelona, được đặt ở mức 222 triệu euro. Cha của Neymar, người môi giới và những người khác sẽ chia nhau khoảntiền trị giá 38 triệu euro vì đã thúc đẩy được việc chuyển nhượng này, theo một số báo cáo.

PSG sau đó sẽ trả lương cho Neymar - khoảng 45 triệu Euro (54 triệu đô la) một năm trước thuế - và hy vọng kiếm được lợi nhuận từ tên và hình ảnh của ông. Bản quyền hình ảnh có thể là một điểm khó khăn lớn khi đàm phán hợp đồng. Các câu lạc bộ thường đòi vị thế độc quyền kiểm soát hình ảnh của cầu thủ xuất hiện trong quảng cáo và trước công chúng như thế nào. Nhưng các cầu thủ không muốn từ bỏ cơ hội béo bởi để kiếm được doanh thu quảng cáo. Vì vậy, tất cả các bên phải đi tới được một thỏa thuận - ví dụ: số tiền thu được từ việc sử dụng hình ảnh của cầu thủ sẽ được chia 50/50 giữa cầu thủ và câu lạc bộ.

Với Neymar, việc này thậm chí phức tạp hơn. Barcelona đã nói rằng họ tính kiện cầu thủ vì vi phạm hợp đồng, vì Neymar nhận tiền như là một phần của một khoản tiền thưởng mới khi ông ký một hợp đồng mới vào năm ngoái. Câu lạc bộ Tây Ban Nha yêu cầu bồi thường thiệt hại 8,5 triệu euro (10,1 triệu đô la), cộng với một khoản tiền thưởng không tiết lộ số tiền và thêm 10% số tiền lãi tính trên số tiền đó.

Alexis Sanchez là tên tốn giấy mực trong ngày chót của hạn chuyển nhượng khi Man City săn đuổi tiền vệ Arsenal. EPA

Tiền từ đâu đến?
Bóng đá là môn dư dả về tiền. Theo phân tích của Deloitte, 20 câu lạc bộ giàu nhất thế giới - tại toàn châu Âu - kiếm được 7,4 tỷ euro (8,9 tỷ đô la) doanh thu năm 2015/16. Câu lạc bộ kiếm tiền hàng đầu là Manchester United, đạt 689 triệu euro. Các nguồn thương mại như tài trợ và hàng hóa chiếm 43% doanh thu - chiến phần lớn nhất. Vì vậy, chắc chắn là sẽ có rất nhiều áo sơ mi PSG Neymar. Bán quyền phát sóng chiếm 39%, nhưng doanh thu bán vé chỉ khoảng 18%. Những con số này không bao gồm phí chuyển nhượng, nhưng các câu lạc bộ cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán cầu thủ.

Có phải là bóng đá luôn có những số tiền lớn không tưởng?
Trước đây thì không nhiều như bây giờ. Trước năm 1995, nhiều câu lạc bộ của châu Âu đã có hạn ngạch với các cầu thủ nước ngoài. Phán quyết Bosman năm đó cấm các giới hạn về cầu thủ từ bên trong EU và mở ra một thị trường quốc tế cạnh tranh. Phí chuyển nhượng bắt đầu tăng lên, số lượng cầu thủ nước ngoài cũng tăng lên. Đến năm 2016, gần 70% các cầu thủ bóng đá Premier League tại Anh là người nước ngoài.

Ngày nay các câu lạc bộ hàng đầu tiếp tục trở nên giàu có hơn. Thu nhập từ truyền hình đang tăng lên là một trong những lý. Vào năm 2016, 20 câu lạc bộ của Premier League đã ký một hợp đồng trị giá 10,4 tỷ bảng (13,4 tỷ đô la) với các đài truyền hình. Đây là hợp đồng truyền hình sinh lời nhất từ trước đến nay trong vào bóng đá chuyên nghiệp. Ở Anh, BT và Sky đã trả Premier League hơn 10 triệu bảng (12,9 triệu đô la) để phát các trận đấu.

Năng lực chi thêm này đang được hóa giải qua phí chuyển nhượng ở mức cao hơn. Các câu lạc bộ đã dành nhiều tiền hơn bao giờ hết trong việc chuyển nhượng quốc tế vào năm ngoái. Theo ghi nhận của FIFA, đã có mức kỷ lục 4,79 tỷ đô la đã được chi cho 14.591 hợp đồng toàn cầu vào năm 2016, hay trung bình khoảng 328.000 đô la Mỹ cho mỗi hợp đồng.

Bạn có thể thấy qui mô thể hiện trong biểu đồ dưới đây, cho thấy số lượng chuyển nhượng mỗi năm được đưa vào danh sách chuyển nhượng đắt nhất mọi thời đại của Goal.com. 19 trong số 100 vụ chuyển nhượng hàng đầu đã xảy ra trong năm nay - và hơn một nửa đã xảy ra trong bốn năm qua.

Số vụ chuyển nhượng mỗi năm tính cho danh sách 100 lần có giá trị cao nhất. GOAL.COM

Các vấn đề này có quan trọng không?
Một số cho rằng phí chuyển nhượng cao là không tốt cho các trận. FIFPro, tổ chức nghiệp đoàn bóng đá, gọi là vụ chuyển nhượng Neymar 'chống cạnh tranh'.

"Bóng đá ngày càng là sân chơi củ anhosm các câu lạc bộ giàu có và nằm tại châu Âu," Theo van Seggelen, tổng thư ký‎‎ FIFPro nói một trong tuyên bố tuyên bố mới đây,"

Ông nói, phí chuyển nhượng leo thang đã "góp phần phá hỏng sự cân bằng cạnh tranh", bởi vì chỉ có một vài câu lạc bộ hàng đầu - như Manchester United, Real Madrid hay Bayern Munich - có thể mua được cầu thủ xuất sắc. Sau đó họ thống trị các giải đấu, trong khi các câu lạc bộ nghèo hơn thì không thể.

Tuy nhiên, dữ liệu FIFA cho thấy phí chuyển nhượng cao không hề phổ biến. Trên thực tế, chỉ có 14% tổng số chuyển nhượng trên toàn thế giới năm ngoái liên quan đến việc thanh toán phí chuyển nhượng. Phần còn lại là chuyển nhượng tự do - khi hợp đồng của người chơi hết hạn và họ tiếp tục chơi các câu lạc bộ khác.

Lionel Messi có điều khoản mua đứt trong hợp đồng với giá 300 triệu euro ghi trong hợp đồng với Barcelona. GETTY IMAGES

Liệu có cầu thủ nào khác có thể phá kỷ lục của Neymar?
Lionel Messi có điều khoản mua đứt trong hợp đồng với giá 300 triệu euro ghi trong hợp đồng với Barcelona. Kỷ lục chuyển nhượng Neymar không thể đứng vị trí đó lâu được.






No comments:

Post a Comment

View My Stats