Tin trong nước
Tin Biển
Đông
Báo Dân Việt có bài: Cần có chính sách đặc biệt bảo vệ ngư dân khi đánh bắt tại
Hoàng Sa. Ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng “Đề
nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đối với hộ ngư dân đánh bắt trên ngư
trường của Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm va, xua đuổi, bắt giữ, hỗ trợ chi phí
lai dắt tàu cá bị nạn vào bờ, chi phí trục vớt, hỗ trợ chi phí sửa chữa, khôi
phục ngư cụ bị mất hư hỏng do tàu nước ngoài gây ra“.
Chưa đầy một tháng, Quảng Ngãi có 14 tàu cá với hàng trăm ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công,
cướp phá tài sản, bây giờ ông Phó Giám đốc Sở NN & PTNT thành phố mới dám
thỏ thẻ: “Cần có chủ trương, cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ ngư dân khai
thác hải sản tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa để động viên ngư dân yên tâm vươn
khơi bám biển khai thác hải sản, kết hợp với tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa Việt Nam“.
Báo An ninh Thủ đô có bài: Hải quân đánh bộ Việt Nam tập trận chiếm đảo với tàu đổ bộ
HQ-501 do Mỹ sản xuất. “Trong biên chế của Hải quân Việt Nam đang có
sự xuất hiện của tàu đổ bộ HQ-501 do Mỹ sản xuất. Tuy phục vụ đã lâu, nhưng những
nâng cấp mới đây cho phép tàu vẫn đủ sức tác chiến trong môi trường hiện nay“.
VTV đưa tin: Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn dầu khí hàng đầu Hoa Kỳ.
Chiều hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Jon Gibbs, Phó Chủ tịch Tập
đoàn ExxonMobil. Ông Phúc đã đồng ý với nhiều đề nghị trước đó của của Exxon
Mobil và “Exxon Mobil sẽ chính thức khởi động dự án khai thác khí từ
mỏ Ca Voi Xanh vào tháng 11 tới, nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC“.
BBC: ‘Cá Voi xanh’ của Exxon chính thức hoạt động khi khai mạc
APEC?
VOA đưa tin: Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về phương Tây. Hoàn
Cầu Thời báo của Trung Quốc kêu gọi Việt Nam “không nên để cho phương Tây
tác động tới quan hệ với Trung Quốc”. Hoàn Cầu Thời báo cũng có nói tới bài
báo của Washington Post: Khi Hoa Kỳ rút lui, người Việt lo ngại Trung Quốc kiểm soát.
Hoàn Cầu Thời báo viết: “Washington
Post trước đây từng hy vọng chứng kiến Việt Nam chống lại Trung Quốc, và nhiều
người phương Tây nóng lòng muốn thấy Việt Nam đóng vai trò đầu đàn trong việc
chống lại Trung Quốc ở Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Tướng Mỹ: Hành động của Trung Quốc ở Châu Á gây xói mòn niềm
tin của khu vực (ĐKN). – Quan chức cấp cao ASEAN, Trung Quốc họp về hợp tác Biển Đông (TTXVN).
– Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa
tại Nam Định (ND). – Ngư dân “vơi bát cơm” vì cát tặc lộng hành (CAND).
Còn đây là tin ngư dân vướng phải cái của nợ
tàu vỏ thép và cái gọi là Nghị định 67, “chủ trương lớn, đúng đắn và hết sức
kịp thời của Đảng, Nhà nước“: Ngư dân dở khóc dở cười với những con tàu chục tỷ ‘đắp chiếu’ (TTVH).
– Hiến kế: Làm gì để những con tàu 67 vươn khơi, làm giàu trên
biển(DV). – Ngư dân Bình Định ra Đà Nẵng tố cáo vụ tàu vỏ thép nằm bờ (VNN).
– Ngư dân kiến nghị sửa chính sách vì ’40 tàu vỏ thép hư hỏng’ (VNE).
– Sửa đổi Nghị định 67 để ngư dân yên tâm vươn khơi (ND).
Cảnh
giác với “giặc trong” và “giặc ngoài”
Báo Thanh Niên có bài: Thận
trọng chọn nhà thầu xây sân bay Long Thành. Báo dẫn lời một lãnh đạo
ngành hàng không, cho biết, “tại các cuộc gặp cấp bộ, rất nhiều nước bày tỏ
quan tâm tham gia vào dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành như Mỹ, Nhật,
Pháp, Hàn Quốc…“, chứ không chỉ liên danh Geleximco của ông Vũ Văn Tiền
và đối tác Trung Quốc.
Bài báo nêu bài học nhãn tiền: “Một trong
những dự án tai tiếng nhất liên quan đến nhà đầu tư Trung Quốc là đường sắt đô
thị tuyến Cát Linh – Hà Đông do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung
Quốc làm tổng thầu EPC. Được khởi công tháng 10.2011, dự định hoàn thành vào
tháng 11.2013, nhưng… tới thời điểm này, dự án vẫn rất ì ạch bởi sau gần 1 năm
vẫn chưa thể giải ngân thêm nguồn vốn vay bổ sung, dù đã đội vốn từ 552,86
triệu USD ban đầu lên 868,04 triệu USD“.
Trang Xứ Đoài Mây Trắng có bài: Đôi lời nhắn nhủ ông Tiền: Hãy ngừng ngay dự án sân bay Long
Thành với Tàu Cộng!“Chú đã từng cướp đất của nhiều người dân. Lòng
dân căn hận chú vẫn còn nguyên đó. Nay chú lại đồng hành với Tàu Cộng trong âm
mưu thôn tính Việt Nam. Không những không được mà nó như hồi chuống báo động,
không những sự nghiệp kiếm tiền của chú bị tàn, mà thân xác chú, giá tộc chú
cũng sẽ không bảo toàn được“.
Mời đọc thêm: Geleximco muốn cùng Trung Quốc xây Long Thành: Bịt lỗ hổng
trước (ĐV). – Chọn nhà thầu Trung Quốc xây sân bay Long Thành: Nên hay
không nên?(VietQ). – Phi trường Long Thành sẽ thuộc… Trung Quốc?(Cali
Today).
Việt
Nam không cần Chủ tịch nước?
Báo Sputnik của đồng chí “lái súng” Putin có
bài: Liệu
Việt Nam có thể thiếu Chủ tịch nước? Nhà bình luận Piotr
Tsvetov của đài Sputnik cho rằng, trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
tới thăm Indonesia, Myanmar, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã không tiếp Thủ tướng
Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy: “kết quả chuyến thăm hai quốc gia láng giềng của
ông Nguyễn Phú Trọng cũng như cấp độ đón tiếp cao nhất là tương xứng với
cấp độ tổng thống“.
Bài báo cho biết thêm: “Các hoạt động quốc
tế của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy
rằng, đây là nhân vật chính trị cấp cao nhất, mà điều đó phù hợp với
các truyền thống chính trị của Việt Nam và không trái với các quy định Hiến
pháp Việt Nam, văn kiện xác định các chức năng của Chủ tịch nước và các
nhánh chính quyền khác“.
Sau hơn một một tháng vắng mặt, Chủ tịch nước
có những hoạt động dồn dập: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Áo và Slovakia (TP).
Trang Nhà Quản Lý: Quân
ủy Trung ương triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. “Dự hội nghị
có đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Ủy viên Thường
vụ Quân ủy Trung ương“.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước
Trần Đại Quang và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: báo QĐND
Vụ kiện
của ông Trịnh Vĩnh Bình
Facebooker Phạm
Ngọc Hưng viết: “Vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình phơi ra 2 vấn đề: Thứ
nhất, hộ khẩu là gì mà phải có nó mới có thể mua bán nhà đất?
Thứ hai, nhà nước lấy tư cách gì để tịch thu tài sản phát sinh
qua giao dịch dân sự? Cả hai vấn đề ấy, e là cả giàn thẩm phán luật sư tinh hoa
của tòa án quốc tế phải vắt kiệt sức mà chưa chắc hiểu nổi“.
“Vì thế, phần thắng nếu thuộc về ông Bình
sẽ góp phần phơi bày sự ấu trĩ của luật pháp Việt Nam cùng với sự tùy tiện
trong ngành tư pháp, đồng thời cho thấy sự lạc hậu ấy không thể tồn tại mãi.”
PGS TS Mạc Văn Trang có bài: Hai
bài học đắt giá cho chính quyền Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh và vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Ông viết: “Vụ Trịnh Xuân Thanh gây ra khủng
hoảng ngoại giao với nước Đức và liên quan tởi cả nước Séc,… ảnh hưởng lớn đến
cả kinh tế, chính trị; Chính phủ VN vẫn chưa biết ‘Ăn làm sao, nói làm sao bây
giờ’! Vụ Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ thua kiện một doanh nhân, không chỉ phải bồi
thường hơn 1 tỉ USD, mà lộ rõ bộ mặt xấu xa: chính quyền ở các địa phương
chuyên dùng luật rừng để cướp bóc và bắt dân đi tù oan ức; chính quyền trung
ương hoặc bất lực, hoặc đồng lõa“.
Facebooker Trương Quang Thi bàn về cách
trả nợ ông Trịnh Vĩnh Bình: “Giờ vầy đi, tiền không có nhưng tài sản
tụi tui vẫn còn nhiều. Trước mắt tui tính giao lại cho ông một số tượng đài trị
giá trên 5 ngàn tỉ. Cũng là mồ hôi nước mắt cả đấy ông Bình à“. Số tiền còn
lại, “sẽ thống nhất giao cho ông bằng bất động sản. Tại nước tui hiện nay,
những quảng trường HCM hầu như tỉnh nào cũng có, toàn bộ đất bốn mặt tiền, với
tài kinh doanh như ông thì đó là những bất động sản có thể sanh lời trong phút
chốc“.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến có video clip
bàn luận về vụ việc này: https://www.facebook.com/N.AnhChi/videos/10207647900430543/
Truyền thông trong nước im thin thít, không
có lấy một bài về vụ kiện này, dù ủng hộ hay phản đối, cả các trang dư luận
viên cũng tịt luôn. Khác với vụ kiện lần trước, báo đảng và nhà nước còn có nhiều
bài viết, nhưng lần này thì Ban Tuyên giáo và Bộ 4T để cho các báo “không lề”
tung hoành trên mạng. Mời đọc lại bài trên báo Công an Nhân dân, ngày
6/6/2005: Xung
quanh vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình: Vi phạm pháp luật Việt Nam lại cố tình
la lối.
Cập nhật lúc 9h29′: Đây rồi, báo Pháp
Luật TP có bài: Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Thủ tục tố tụng ra sao? Bài
này lên mạng sau khi chúng tôi làm tin này. Hiện không thấy báo “lề phải” nào
khác đăng bài về Trịnh Vĩnh Bình.
Bài của GS Ngô Đức Thọ: Về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình. GS Nguyễn Đình Cống: Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Tòa Trọng tài Quốc tế kết thúc xét xử.
Facebooker Hoàng Hải Vân: Nhớ
lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Mời đọc thêm: Về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện VN hơn 1 tỷ USD (BBC).
– Để
trả nợ một tỷ USD, số tiền chồng lên sẽ cao bao nhiêu? (Bizlive).
– Đồ họa diễn biến vụ án Trịnh Vĩnh Bình (VOA).
Vụ bắt
cóc ông Trịnh Xuân Thanh
VOA có bài của nhà báo Bùi Tín: Giải
pháp chín chắn thích hợp nhất. Theo ông, Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam
hiện có 3 lựa chọn: Thứ nhất là “kiên định nói dối“; thứ hai là “thành
khẩn nhận tội” với CHLB Đức; thứ ba, theo cách của GS Hoàng Xuân Phú, được
cho là “tối ưu”, giải pháp “win – win“, hai bên cùng thắng.
Theo giải pháp này, “phía Việt Nam thương
lượng với phía CHLB Đức, nhận sai lầm và xin lỗi về vụ bắt cóc, hứa trừng phạt
kẻ làm sai, nhưng yêu cầu được giữ Trịnh Xuân Thanh lại trong nước để xét xử, với
thỏa thuận cam kết sẽ có mặt đại diện CHLB Đức, các luật gia Đức, các luật sư
riêng người Đức đang bảo vệ Trịnh Xuân Thanh khi xử án. Hai bên cùng thắng, có
nghĩa là có mặc cả, nhân nhượng nhau để đi đến thỏa thuận, vui vẻ cả“.
Giữ lấy
Sơn Trà
Báo Thanh Niên có bài: Đông
và đông bắc Sơn Trà là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chiều
28./8, UBND TP. Đà Nẵng đã có cuộc họp với Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng. Tại
đây, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: “vùng
đông và đông bắc Sơn Trà là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Vì vậy, những
dự án đã cấp phép ở khu vực này ‘cơ bản sẽ hủy’”
Còn ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du
lịch TP.Đà Nẵng, khẳng định: “Quan điểm chúng tôi là vẫn tiếp tục giữ nguyên
kiến nghị trong thư kiến nghị đưa ra trước đó. Chúng tôi tiếp tục kiến nghị các
cấp chính quyền tiếp tục xem xét kiến nghị này để gìn giữ Sơn Trà. Nếu chúng ta
quy hoạch phát triển các cơ sở lưu trú một cách không thận trọng thì thế hệ tiếp
theo, con em chúng ta sẽ không còn màu xanh của bán đảo Sơn Trà”.
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn có bài viết: Sơn
Trà – 1m cũng không. Ông viết: “Sẽ là một sự tủi hổ của chúng ta –
những người Đà Nẵng hiện nay – nếu không giữ được vẹn nguyên Sơn Trà cho các thế
hệ mai sau. Đó là bởi cả một cộng đồng triệu dân nhưng lại cúi đầu im lặng khuất
phục trước một nhóm nhỏ nhiều quyền, lắm tiền – những kẻ đã chia lô cả chục cây
số bờ biển xây resort/khách sạn/biệt thự chưa dùng hết đã vội nhăm nhe xẻ núi
Sơn Trà.”
Mời đọc thêm: Điều
chỉnh độ cao dự án trên Sơn Trà xuống 100m (PLTP).
Vụ bê
bối của VN Pharma và trách nhiệm của Bộ Y tế
Facebooker Pham Quang Dung có bài: Bộ
Y tế thách thức hệ thống chính trị! Tác giả viết, “hàng trăm
ngàn loại thuốc cần phải được thẩm định lại bởi một tổ chức y khoa độc lập. Tôi
hoàn toàn không tin vào Bộ Y tế, tôi càng không tin khi Bộ đó được điều hành bởi
một người như bà Kim Tiến. Thất vọng về Bộ Y tế một thì tôi thất vọng
về Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mười. Ông ở đâu, trốn nơi nào trong lúc cái Bộ mà
ông được phân công phụ trách bốc mùi đến thế”.
Báo Gia Đình Mới có bài của chị Đồng Thị Luyện,
là bệnh nhân ung thư vòm họng: Tâm
thư của cộng đồng ung thư gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bức
thư có đoạn: “Các vị nghĩ sao khi những đồng tiền cuối cùng thấm đẫm mồ hôi
nước mắt và cả máu nữa lại được đổi chác với 1 mớ thuốc giả để rồi họ chết
trong tức tưởi và tuyệt vọng“.
Bà viết tiếp: “Chúng tôi không bị kích động
bởi 1 tổ chức nào, mà chúng tôi thực sự bị kích động bởi sự vô trách nhiệm, sự
vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Chúng tôi nhân danh và thay mặt cho hàng trăm
ngàn bệnh nhân ung thư tên toàn Việt Nam yêu cầu thẩm tra lại toàn bộ sự việc,
xét xử đúng người đúng tội và không dung túng cho tội ác“.
Nhà báo Mạnh Kim có bài: Một câu chuyện về sự tuyệt vọng.
Tác giả tuyệt vọng, không chỉ vì y đức của bác sĩ và những người trong ngành y
không có, mà còn tuyệt vọng khi những kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc gây
ra sự hỗn loạn của nền y tế VN, nhưng khi có bệnh thì chạy ra nước ngoài chữa
trị, bởi “bản thân ‘chúng’ và gia đình ‘chúng’ chẳng bao giờ ‘thụ hưởng’ những
‘thành quả’ khốn nạn mà chúng gây ra“.
Nhà báo
Phạm Việt Thắng cho biết: “Mấy năm trước có chị Ninh, giám đốc sở y
tế Hà Tĩnh, bị em Hiếu kiện cho lòi ruột. Em Hiếu trưng ra đầy đủ tin nhắn, ghi
âm việc chị Ninh có liên quan đến tiền nong của ẻm… Lẽ ra, chị Ninh phải chịu kỷ
luật của Hà Tĩnh, thì đùng phát chị được O Tiến xách ra Hà Nội. Chị Ninh phút
chốc thoát tội. Cũng như anh Cường Cục trưởng, bị 8 doanh nghiệp kiện xơ
trốc. Đùng phát anh lên mẹ nó thứ trưởng. Kiện cái cục…Cường“.
Facebook của Bộ trưởng Bộ Y tế có đăng 3
trang: Thông cáo báo chí của Bộ Y tế ngày 29/8/2017. Trang
đầu có đoạn, “cơ quan điều tra xác định những tài liệu này làm giả 1 cách
tinh vi, các chuyên gia về dược không thể phát hiện bằng mắt thường được“.
Báo Lao Động có Infographic: Toàn bộ giải trình của Bộ Y tế về vụ VN Pharma.
Báo Phụ Nữ có bài: Vụ
án VN Pharma: Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định tòa đã xử đúng người đúng tội.
Bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Việc thẩm định nhập khẩu
thuốc được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, đúng quy chế hoạt động
của tổ thẩm định.”
Trang Nghề Luật Sư có bài: H-Capita
500mg là giả! cho biết, Bộ Ngoại giao có công văn trả lời A83
nêu rõ “không có công ty nào tên Helix Pharmaceuticals Inc, tồn tại ở
địa chỉ 392 Wilson Ave, Toronto Ontario Canada như hồ sơ VN Pharma cung cấp
cho Cục Quản lý dược. Không có Cty này thì làm gì có loại thuốc thuộc Cty
này mà nhập lậu được.”
Báo Lao Động có bài: Bộ
Y tế khẳng định không để lọt một viên thuốc ung thư giả nào ra thị trường.
Theo bài này, Bộ Y tế cho biết: “Đã kịp thời niêm phong và ngăn chặn toàn bộ
lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng, không để một viên thuốc nào lọt ra thị trường.”
Còn theo Zing: 7
loại thuốc do VN Pharma nhập khẩu đã lọt vào nhiều bệnh viện. Bài báo
cho biết: “Đã có 2 Bệnh viện tuyến Trung ương mua số thuốc này với số lượng
hơn một tỷ đồng mỗi bệnh viện, chưa kể các Sở Y tế và các bệnh viện địa phương
khác”.
“Là giả. Thì các ông các bà ở Cục quản lý
dược phải chịu liên đới trong vụ án này. Không thể nói là ‘sai sót’ trong quản
lý cấp phép lưu hành được. Không thể đưa dao cho kẻ khác đi giết người rồi bảo
tưởng mượn gọt trái cây được. Ít nhất là các ông các bà phải bị xem xét truy cứu
hành vi thiếu trách nhiệm“.
Tác giả Hải Lý, từ Canada có bài trên Nhịp
Cầu thế Giới: (Dường
như) Chẳng có Công ty Helix (Canada) sản xuất thuốc trị ung thư nào cả! Theo
tác giả, những công ty bào chế dược phẩm dù lớn hay nhỏ, cũng phải có
website đàng hoàng, còn không thì là không đáng tin cậy. Còn khi “hỏi hai dược
sĩ (hiện đang hành nghề ở Canada), thì cả hai đều cho biết chưa hề nghe qua
công ty Helix này, cũng như thuốc H-Capita“.
Báo Pháp luật TP có bài: Vụ
VN Pharma: Kiến nghị xem lại việc xử tội buôn lậu. Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc tiếp tục khẳng định: “Hiện vụ việc tôi đã yêu cầu làm rõ, báo cáo
để xử lý nghiêm các sai phạm liên quan”. Một lãnh đạo Ban Nội chính Trung
ương cũng cho biết: “Ban Nội chính Trung ương sẽ theo dõi, đôn đốc kiểm tra
vụ việc nghiêm trọng liên quan đến VN Pharma…”.
Mời xem video clip của VTC: “Bộ Y tế không
nhận trách nhiệm thì còn biết kêu ai đây?”
FB Nghề Luật sư có bài: Chồng của bà
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là ai? Bài viết cho biết, chồng bà Bộ
trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là PGS.TS Hoàng Quốc Hòa, cựu giám đốc bệnh viện
Nhân dân Gia Định và là Giám đốc bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Em chồng bà Tiến là ông Hoàng Quốc Dũng, lãnh
đạo VN Pharma: “Trong vụ án ‘thuốc ung thư giả’ VN Pharma, trong danh sách
lãnh đạo công ty này có tên Hoàng Quốc Dũng. Ông Dũng là em trai của ông Hòa.
Tuy nhiên ngay từ đầu của vụ án, tên của ông Dũng đã không được nhắc đến trong
tất cả các bản tin trên báo chí“.
Facebooker Hoài Nam Nguyễn đưa ra nghi vấn và
nhờ mọi người xác minh thông tin này: “Con trai o Tiến đang chuẩn bị giữ chức
Phó Viện Trưởng Viện Pasteur. Vì được cử đi học TS ở nước ngoài nên được quy hoạch
Viện Trưởng. Và hiện là Phó GĐ Trung tâm đào tạo“.
Mời đọc thêm: Vụ VN Pharma: Phải làm rõ những ‘góc khuất’ (PLTP).
– Ai
xót thương ai và ai có quyền phẫn nộ?(MTG). – Vụ VN Pharma: ‘Bộ Y tế hoàn toàn không ưu ái trong cấp phép’ (VNN).
– VN Pharma được cấp phép nhập H-Capita đúng quy định (TT).
– Trách nhiệm vụ VN Pharma: Bộ Y tế khẳng định bị qua mặt một
cách tinh vi(TP). – Bộ Y tế nói về 7,5 tỷ VN Pharma chi ‘hoa hồng’ cho bác sĩ (TP).
– Đại
án & Đại ác (FB Mai Quốc Ấn). – 5
câu hỏi nóng gửi Bộ Y tế (NLĐ). – Đến
thuốc tẩy giun cũng giả(LĐ).
Cập nhật
tin Đồng Tâm
BBC có bài: Dân Đồng Tâm ‘giữ đất đến hơi thở cuối cùng’. Bài
báo dẫn lời ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, cho biết, “nếu chính
quyền Hà Nội, công an Hà Nội mà cố tình cướp đi quyền lợi đất đai của người dân
thì người dân Đồng Tâm sẽ giữ đến hơi thở cuối cùng” và “nếu chính quyền
mà bắt một người Đồng Tâm, thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ sẵn sàng đổ máu. Nhân
dân Đồng Tâm sẽ xử toàn bộ người làm sai, không kể bất kì một ai từ huyện đến
thành phố, người dân sẽ quyết tâm chiến đấu đổ máu”.
Ông Công cũng cho biết thêm, ông “đã nhờ
người gửi đơn gồm gần 1000 chữ ký của người dân Đồng Tâm đến các đại sứ quán
các nước để nhờ giúp đỡ người dân Đồng Tâm. Ông cho biết đã gửi đơn đến đại sứ
quán Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Thụy Điển… và sẽ tiếp tục gửi đơn.”
Báo Người Việt có bài: Hà
Nội trở mặt, trừng phạt dân Đồng Tâm. Việc Cơ quan Điều tra Bộ Quốc
phòng cho triệu tập cụ Lê Đình Kình và Công an TP Hà Nội triệu tập khoảng 70
người dân Đồng Tâm, được cho là: “chính quyền Việt Nam bắt đầu trừng phạt những
người có liên quan tới vụ phản kháng xảy ra cách nay bốn tháng“.
Mặc dù bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư xã Đồng
Tâm cho rằng, việc triệu tập cụ Kình “là điều bình thường”, nhưng chính
cụ Kình là người bị đánh trọng thương, chưa thấy cơ quan chức năng khởi tố vụ
án, thì bà Lan lại không hề nhắc tới, thay vào đó bà chỉ nói, “nếu cụ Kình
không đi lại được thì Cơ quan Điều tra sẽ cử Điều tra viên đến nhà làm việc với
ông cụ“. Cho nên, việc cụ Kình phẫn uất và tuyên bố “Phải giữ đất, dù cho phải
hy sinh xương máu“ là cần thiết.
Facebooker
Mạc Văn Trang đăng bài thơ nhà giáo Phạm Toàn gửi cụ Kình: “Cụ thua
tôi hai tuổi/ Tôi gọi Cụ bằng Anh/ Tôi kẻ sĩ nhút nhát/ Cụ chiến sĩ đấu tranh/
Gần thế kỷ cụ sống/ Không bợn gì trong lòng/ Xin cụ cho tôi gọi/ Cụ là người
anh hùng!/ Bữa nào trời êm ả/ Cho tôi được về thăm/ Được nghẹn ngào chúc cụ/
Thong thả sống lâu năm“. Mời đọc thêm: Triệu
tập dân Đồng Tâm: dân và chính quyền trái quan điểm(RFA).
Môi
trường ô nhiễm
Báo Thanh Niên có bài: Tro
xỉ nhiệt điện uy hiếp môi trường. Lại là do nhà máy nhiệt điện gây nên,
lần này là tại bãi thải số 1 của Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả – TKV, phường Cẩm
Thịnh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Anh Nguyễn Công Hoàng, tại khu 6, phường Cẩm
Thịnh, cho biết, từ nhiều năm nay, các khu dân cư ở đây phải hứng bụi đen từ
bãi xỉ thải, ống xả của nhà máy bay vào nhà: “Người dân đã kiến nghị không
biết bao nhiêu đơn thư nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa chuyển biến”.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng
tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Tro xỉ, chất thải nhiệt điện than đang là áp lực
với Quảng Ninh. Có những nhà máy tại khu vực Đông Triều, Uông Bí giải quyết được
một phần bằng việc bán tro xỉ làm nguyên liệu cho các nhà máy gạch không nung.
Nhưng lo ngại nhất là hàng triệu tấn tro xỉ chất đống ở các bãi thải mà chưa có
biện pháp xử lý dẫn đến quá tải như bãi xỉ thải Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả –
TKV”.
Báo SGGP có bài: Cẩn
trọng với gần 16 triệu tấn tro, xỉ thải từ nhiệt điện than. Bài báo cho
biết: “Việt Nam hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, với tổng
công suất lắp đặt khoảng 14.310MW, lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn
than/năm sẽ phát sinh lượng tro, xỉ thải mỗi năm khoảng 15,8 triệu tấn”.
TS Trần Văn Lượng, Cục Kiểm tra An toàn và
Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho rằng: “Phát triển nhiệt điện
than luôn kèm với những thách thức về bảo vệ môi trường, chủ yếu là xử lý khí
thải và tro, xỉ của nhà máy“.
Vụ đất
sân Golf Tân Sơn Nhất
Báo Nhà Quản Lý có bài: Hợp
đồng chuyển đất quốc phòng làm sân golf Tân Sơn Nhất vô hiệu: Nhà nước không có
trách nhiệm bồi thường. “Việc kí kết hợp đồng sân golf Tân Sơn Nhất
của Bộ Quốc phòng đã sai luật. Do hợp đồng kinh tế bị vô hiệu, nên nếu sân golf
bị thu hồi, rủi ro kinh tế xảy ra cả hai bên đều phải chịu, Nhà nước không có
trách nhiệm bồi thường“.
Nhà
báo Nguyễn Thông viết: “Việc phải trả lại là đương nhiên, không hẳn
do áp lực của dân chúng và dư luận, mà còn do nó bị cấm xây dựng những công
trình còn lại như nhà ở, văn phòng cho thuê (mà những cái này mới là mục đích
kiếm tiền của nó), mất khoản béo bở thì còn giữ cái sân gôn làm gì. Cứ để nó nhả
sân ra, không bồi biếc gì hết.”
Vụ thanh tra ông Phạm Sỹ Quý: Kết luận đã có,
sao chưa công bố?
Báo Dân Trí có bài: Thanh
tra tài sản Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái: Kết luận đã có trên bàn lãnh đạo.
Một quan thanh tra Chính phủ cho PV biết, “kết luận thanh tra tài sản Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý đã được ‘đặt lên bàn’ lãnh đạo
cơ quan này nhưng chưa biết khi nào mới công bố kết luận (!)“.
Vị quan này cho biết thêm: “Kết luận thanh
tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên
Bái sẽ do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam ký duyệt. Hiện nay dự thảo
kết luận thanh tra cũng đã được trình lên Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu“.
Nhân
quyền Việt Nam
Tạp chí Luật khoa có bài: Trần Huỳnh Duy Thức:
Đường từ doanh nhân đến bị buộc tội lật đổ chính quyền. Bài viết điểm lại
các mốc thời gian kể từ khi ông Trần Huỳnh Duy Thức khởi nghiệp kinh doanh từ
năm 1993 với cửa hàng lắp ráp những chiếc máy vi tính đầu tiên, đến công
nghệ kết nối internet kỹ thuật số, rồi mở công ty là One Connection. Đến năm
2008, công ty này dẫn đầu thị trường về dịch vụ điện thoại internet trong
nước với 48,6% thị phần.
Rồi ông Thức lập blog Trần Đông Chấn hồi
tháng 4/2007, cho đăng tải các bài viết dự báo về khủng hoảng kinh tế, chính trị
và xã hội, nhất là chỉ trích vấn đề Biển Đông và dự án khai thác Bauxite Tây
Nguyên ở Việt Nam. Ông bị Tổng cục An ninh – Bộ Công an theo dõi,
công ty của ông bị cáo buộc kinh doanh và đầu tư ra nước ngoài trái phép, trộm
cước viễn thông. Đến ngày 24/5/2009, ông Thức bị bắt vì tội “tuyên truyền chống
nhà nước (Điều 88 Bộ luật Hình sự) và trộm cắp tài sản (Điều 133 Bộ luật Hình sự)“.
Cũng chuyện nhân quyền ở VN, Facebooker David Ha cho biết: “Không hiểu như thế
nào sáng nay có tin từ Sydney cho biết là VN ngoài đòi hỏi sửa đổi rút ngắn quyền
sử dụng tác quyền thuốc tây, Hanoi cũng đòi hỏi tu sửa chương lao động“.
Ông đặt câu hỏi, “không lẽ VN đòi hỏi tạm
đình chị cả chương 19 về quyền Lao Động, trong khi Canada, Australia đòi hỏi có
chương về bảo vệ quyền lao động có tiêu chuẩn rất cao trong các hiệp định mậu dịch?
Nếu VN và Malaysia cương quyết không bảo vệ quyền người lao động, Nhật có thể
phải trở lại lựa chọn sửa đổi chỉ cần 5 nước thông qua để thực thi hiệp định“.
Nhưng mà: Mỹ, Úc hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế của Việt
Nam. Phải chi họ hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình ở trong nước trước,
giúp người dân VN có “hòa bình”, không lực lượng “còn đảng, còn mình” bị sách
nhiễu, đàn áp.
Vụ bê
bối các trạm BOT
VOA có bài: Chết
chùm nhưng chùm nào chết trước? Bài viết nói về chủ dự án BOT
cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát.
Ông Đỗ Ngọc Minh (anh ruột bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ sau của cựu TBT Nông Đức Mạnh)
là người nắm giữ đa số cổ phần của Công ty Minh Phát và công ty này được thành
lập chỉ nhằm thực hiện dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Ông Đỗ Ngọc Minh và những người thực hiện dự
án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cũng không có tiền, mà chỉ “mượn đầu heo nấu
cháo”, hầu hết số tiền đầu tư vào dự án này là đi vay ngân hàng và đem quyền thu phí từ dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ làm vật
thế chấp.
Báo SGGP có bài: Vì
sao BOT, BT gây… phẫn nộ? – Bài 2: Phải siết chặt quản lý. Theo
các chuyên gia, tình trạng “ghép việc cải tạo đường hiện hữu với đầu tư
xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt trạm thu phí thu cả hai tuyến đường,
không cho người dân có quyền lựa chọn”, cần phải chấm dứt, không được “mượn
đầu heo nấu cháo” để trục lợi.
Mời đọc lại: Vì
sao BOT, BT gây… phẫn nộ? – Bài 1: Lỏng lẻo từ đấu thấu đến quản lý công trình (SGGP).
Mời đọc thêm: Tại
sao trạm thu phí Thủ Thiêm suốt 5 năm vẫn thu 0 đồng? (VTC).
– Chủ đầu tư BOT Cai Lậy: “Không dời trạm vào đường tránh” (NLĐ).
– Chủ BOT Cai Lậy: Thông tin tái thu phí giữa tháng 9 là không
chính xác (Soha). – Vì sao BOT, BT gây… phẫn nộ? (PLTP).
Người
Việt ở Houston, Texas chống chọi với bão Harvey
Báo Người Việt có bài: Người
Việt ở Houston sau 4 ngày đương đầu với bão Harvey. Dẫn lời chị Nga
Rogers, ở Houston, cho biết: “Ở nhà ba ngày nay giống như ở tù, ăn rồi coi
TV. Chúng tôi quá là may mắn, tiệm bình yên và nhà cũng bình yên. Chiều Chủ Nhật,
hai vợ chồng tôi lái xe chạy một vòng xem thành phố. Lâu lắm rồi, từ hồi còn ở
Việt Nam, mới thấy lại một thành phố lớn mà giống như đang như có chiến tranh.
Mọi nơi đều đóng cửa“.
Bức ảnh gây xúc động được nhiều người truyền
nhau trên mạng xã hội, khi cảnh sát viên Daryl Hudeck của lực lượng SWAT bồng một
phụ nữ gốc Việt, chị Catherine Pham và con trai, cháu Aiden 13 tháng tuổi, qua
nước lụt đi di tản ở Houston. (Hình: AP Photo/David J. Phillip)
Mời đọc thêm: Bão
Harvey gây ngập nặng khu cộng đồng người Việt (BBC). – Houston: ‘Sau tôi
là đại hồng thủy’(NV). – Vỡ đê, cư dân Houston tiếp tục sơ tán (VOA).
– Đa số nạn
nhân bão Harvey không có bảo hiểm lụt (NV).
Tin quốc tế
Khủng
hoảng Bắc Hàn
VOA đưa tin: TT Trump:
Mọi phương án đều chờ sẵn sau vụ Bắc Hàn phóng tên lửa. Sau vụ Bắc Hàn
thử tên lửa bay ngang không phận nước Nhật hôm qua, ông Trump nói: “Những
hành động đe dọa và gây bất ổn chỉ khiến cho chế độ Bắc Hàn càng trở nên cô lập
hơn nữa trong khu vực và trên thế giới. Mọi phương án đều sẵn sàng“.
Mời đọc thêm: “Liên hiệp quốc phải hành động quyết liệt chống Bắc Triều
Tiên” (VOA). – Làm thế nào ngăn chặn hỏa tiễn Bắc Triều Tiên? (RFI).
– Nhật lên án vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn (VOA).
– Tokyo báo động vì hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ
Nhật (RFI).
Vụ bê
bối Trump – Nga và chính trường Mỹ
VOA có bài: Dự án Tháp Trump tại Nga ra đời trong lúc Trump tranh cử? Công
ty của ông Trump đã theo đuổi một dự án bất động sản ở Moscow trong khi ông vận
động tranh cử Tổng thống vào cuối năm 2015, nhưng dự án này đã bị hủy bỏ vào đầu
năm 2016, do thiếu đất và giấy phép.
Nhưng hồi tháng 7/2016, ông Trump đã phủ nhận
có bất cứ giao dịch nào với Nga, ông viết trên Twitter: “Tôi không có bất cứ
đầu tư nào tại Nga”. Hôm sau ông nói tiếp trong một cuộc họp báo: “Tôi
không có làm gì với Nga cả”. Chín ngày trước khi nhậm chức, Trump đã tweet: “Tôi chẳng có dính dáng gì với
Nga, không có thỏa thuận, mượn nợ, chẳng có liên quan gì cả!”
Trump (phải), Vladimir Lenin (giữa), Vladimir
Putin (trái) tại hội chợ ở Quảng trường Đỏ ở Moscow ngày 6/1/2017. Nguồn: ©
Danil Shamkin/NurPhoto via ZUMA Press.
Hôm nay trang Mother Jones có bài: Ngạc
nhiên! Cuối cùng thì Donald
Trump đã có mối quan hệ với Nga. Trang MSNBC có bài: Vụ bê bối Nga chuyển sang hướng mà Trump sẽ không thích thú.
VOA có bài: Con trai ông Trump sắp ra điều trần. Con trai trưởng
của Trump là Trump Jr sẽ điều trần kín tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện liên quan
tới vụ điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016. Dẫn nguồn từ CNN,
cho biết, thêm hai người nữa làm việc cho ông Paul Manafort, cựu quản lý chiến
dịch vận động tranh cử của Trump cũng sẽ ra hầu tòa là luật sư Melissa Laurenza
và ông Jason Maloni, phát ngôn viên của ông Manafort.
Báo Huffington
Post có bài: Nhóm điều tra của công tố viên Mueller đặt dấu hỏi về chuyện
ông Trump biết buổi họp giữa con trai ông với luật sư Nga.
Trung
Quốc
VOA có bài: Trung Quốc bị yêu cầu dừng bắt người biệt tích. Các
nhóm nhân quyền kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc thi hành luật của TQ đặt ra,
buộc các nhà bảo vệ nhân quyền và người thân phải biệt tích, như trường hợp của
bà Lưu Hà, vợ của cố khôi nguyên Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba.
Nhà nghiên cứu Frances Eve, thuộc một tổ chức
nhân quyền ở Hong Kong, nói: “Nó làm cho nhiều người bị buộc phải biệt tích không
có sự bảo vệ nào và gặp nguy cơ rất cao bị tra tấn vì không có chuyện người ta
bắt ai đó phải biệt tích là để đối xử tốt với họ”.
--------------------
Bài Mới
Nhất
30/08/2017
30/08/2017
30/08/2017
30/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
29/08/2017
No comments:
Post a Comment