Monday, 28 August 2017

TRỊNH VĨNH BÌNH ĐÃ THẮNG VỤ KIỆN ĐÒI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM 1,25 TỶ ĐÔ LA LÚC 5 GIỜ CHIỀU CHỦ NHẬT 27/8/2017 (Hoàng Trần - Tiếng Dân)




28/08/2017

Chiều nay, lúc 5:10, ông Trịnh Vĩnh Bình hớn hở bước ra khỏi tòa án ở Paris trong vụ ông kiện nhà cầm quyền Việt Nam đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la. Nét mặt rất hớn hở, ông đưa hai tay lên trời biểu lộ dấu hiệu chiến thắng. 

Khi chị Lữ Thị Tường Uyên hỏi xin phỏng vấn thì ông TVB vui vẻ bắt tay và trả lời ngắn gọn là: “Chưa được” (nói), ngay lúc đó, người đi cùng với ông đã đẩy ông đi thật nhanh để bước lên xe taxi cùng 4,5 người khác. 

Nhờ sự thông báo của bảo vệ gác cửa phiên tòa cho biết, các anh Nguyễn Quốc Nam và Sơn Hà đã đến lúc hơn 2 giờ chiều.

Sau đó, nhận được tin từ hai vị này, chị Lữ Thị Tường Uyên cũng nhanh chóng bỏ chuyến dã ngoại đi chơi với gia đình, và đã đến tòa án làm livestream khoảng 30 phút, thì phóng viên Tường An của đài RFA và SBTN cũng vội ghé qua.

Anh Phạm văn Thành sau đó cũng đã ghé đến phiên tòa để làm livestream.

Xin nhắc lại, khoảng hơn 5 giờ chiều chủ Nhật 27-8-2017, ông Trịnh Vĩnh Bình đã bước ra cửa sau của tòa án Paris, với nét mặt hớn hở, ông đưa hai tay lên cao theo hình chữ V, (victory), biểu lộ chiến thắng. Không quá 10 người đã có mặt tại cửa sau của tòa án chiều nay. Trong khi các anh Sơn Hà và Phạm Văn Thành chia nhau chờ ở cửa trước.

Cho đến giờ phút Trần Hoàng đăng tin này, dường như tất cả báo, đài, truyền hình nước ngoài, internet trong và ngoài nước đều không có mặt nơi đây để loan tin này.

Thứ Hai tuần trước, mọi người được tin phiên tòa sẽ xử trong 7 ngày, tòa sẽ không làm việc vào ngày thứ bảy và Chủ nhật, tòa sẽ kết thúc vào ngày thứ Ba 29-8-2017…

Nhưng hoá ra tòa đã làm việc 7 ngày liên tiếp, và làm luôn cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Có lẻ do có ai đó báo tin phiên tòa sẽ kết thúc chiều Chủ nhật, nên anh Nguyễn Quốc Nam và Sơn Hà đã có mặt đầu tiên tại tòa án và gọi phone cho mọi người đến ngay.

Cám ơn tấm lòng nhiệt thành của những đồng bào Việt Nam đang định cư ở Pháp, Hà Lan, Đức đã dành hơn 5 ngày túc trực tại phiên tòa để cổ vỏ cho ông Trịnh Vĩnh Bình và livestream tường thuật tin này đến cho bạn đọc.

*Trong vòng 1 tháng, ông Trịnh Vĩnh Bình và luật sư sẽ nhận được thư của tòa án gởi kết quả phán quyết chính thức tới nhà. Trong phán quyết, tòa sẽ cho phép ông Bình công khai nói những chuyện gì, và những chi tiết nào ông Bình không được tiết lộ công khai, hoặc viết thành sách, truyện để phổ biến…

Kế đó, luật sư của Trịnh Vĩnh Bình sẽ làm các thủ tục cần thiết để gởi thư đòi tiền nhà nước Việt Nam, trong thời hạn 60 ngày sẽ phải trả tiền cho ông Bình. Ông Bình có quyền lấy hết số tiền một lần, hay cho nhà nước trả góp hàng tháng có lãi.

Nếu đến ngày ấy mà ông Trịnh Vĩnh Bình không nhận được tiền, luật sư của ông Bình sẽ đưa phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế cho các tòa án ở 28 nước Âu Châu có giao thương với VN để họ tống đạt lệnh phong tỏa hay đóng băng tài sản và tài khoản ngân hàng của nhà nước VN tại Âu châu, Mỹ, các nước Á châu…

Theo Trần Hoàng phỏng đoán, luật sư của nhà nước VN sẽ xin trả góp hàng tháng trong 12-24 tháng.

1,25 tỷ đô la hay 27.000 tỷ đồng là quá lớn. Nhà nước VN không cách gì huy động kịp trong vòng 6 tháng.


Cửa trước của tòa án: https://www.youtube.com/watch?v=wsISd53yWyQ


---------------------------------

28/08/2017

Xem clip sau đây, thấy ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi tòa án, mặt cười tươi, vui mừng, giơ hai tay như người chiến thắng. Có lẽ ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng?


MỘT TỶ HAI TRĂM NĂM MƯƠI TRIỆU USD?
Là số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình (Việt Kiều Hà lan) yêu cầu Chính phủ Việt Nam bồi thường thiệt hại trong phiên xử của Trọng tài quốc tế Paris vào ngày 21-8-2017 (dự kiến phiên xứ diễn ra trong 10 ngày)

Một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD là bao nhiêu? Nếu lấy số tròn theo tỷ giá hiện nay sẽ là 28 ngàn tỷ đồng Việt nam.

1/- Dùng tờ bạc 500.000 đồng Việt Nam, thì số tờ bạc là (28.000 tỷ đồng/500.000 đồng) = 56 triệu tờ. Mỗi tờ 500.000 đồng Việt Nam dày khoảng 0,1mm. Tức là chồng tiền trả nợ 1 tỷ 250 triệuUSD sẽ cao: (56 triệu tờ x 0,1 mm) = 5,6 triệu mm = 5,6 ngàn mét = 5,6 km.
Đỉnh núi Fanxipang cao nhất Đông Dương chỉ 3.143 mét so với mặt biển, nghĩa là chồng tiền phải bồi thường cho ông Bình nếu thua kiện 1 tỷ 250 triệu USD cao gần gấp hai lần đỉnh Fanxipang!

2/- Bình quân một cây cầu treo ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung hay tây nguyên có giá khoản 750.000.000đồng .Và như vậy với số tiền 28.000 tỷ sẽ làm được khoản 37.000 cây cầu treo cho các em học sinh và người dân đáng thương ở những vùng này.

3/- Gấp 2,5 lần số tiền 500 triệu USD mà Formasa Hà Tĩnh bồi thường cho dân 4 tỉnh miền trung.qua vụ cá chết.

Nếu Chính phủ Việt Nam thua thì phải lấy từ tiền thuế của người dân (trong đó có tiền của các em bé bỏ học, những người già, những người tàn tật đi bán vé số, tiền của những chị đi bán ve chai đồng nát) để đóng, những cán bộ gây nên thiệt hại cho nhân dân có chịu trách nhiệm gì không hay vẫn nhởn nhơ ăn nhậu như những vụ thua kiện trước kia

(Còn nhớ trước đây đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ bị cấm thi đấu quốc tế nếu Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu thi hành án cho Huấn luyện viên Letard số tiền 197.800 USD theo phán quyết của Toà án trọng tài thể thao quốc tế.
– Vụ kiện khoảng 10 năm về trước giữa nguyên đơn là ông Maurizio Liberati và bị đơn là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ngày 9/3/2006 (tòa án Rome Ý) với phần thắng đòi bồi thường 5,2 triệu euro thuộc về ông Maurizio Liberati . (gần 107 tỉ đồng VN) chưa kể tới số tiền khoản 10.000 euro phí luật sư.)

Đó là chưa tính về tổn thất uy tín thương hiệu quốc gia Việt Nam: Cuối năm 2014, qua vụ kiên con ruồi trong chai nước, đại diện Tân Hiệp Phát công bố: Họ đã thiệt hại 2.000 tỉ đồng.
Việt Nam là một nước nghèo đang nổ lực mời gọi đầu tư, qua vụ kiện trên, uy tín thương hiệu quốc gia tổn hại là bao nhiêu, đã mời các chuyên gia tính chưa ? Nhưng chắc chắn là con số sẽ lớn hơn gấp nhiều lần số tiền một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD nói trên.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đề nghị khởi tố vụ án theo điều 285 Bộ luật hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng. Có mức hình phạt cao nhất 12 năm tù.
____

Lời bình về vụ kiện của Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình tại Tòa án Trọng tài Quốc tế Paris
GS Nguyễn Đăng Hưng
28-8-2017
Khi người dân kiện chính quyền nước mình tại một tòa án trong nước, được thụ lý và thằng kiện thì đó là niềm vinh hạnh cho nhà nước về sự nghiêm minh của luật pháp sở tại, về tính nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền lợi người dân!

Tiếc thay, tôi chưa thấy trường hợp trên tại Việt Nam ngày nay!

Khi một Việt kiều hăm hở tự nguyện về nước tham gia đầu tư phát triển rồi phải thoát ngục từ bỏ ra nước ngoài kiện nhà nước tại tòa án quốc tế đã có hành vi sai trái, xâm phạm tài sản, hai lần bội ước và đã hai lần thắng kiện trước mặt công luận thế giới thì quả là nỗi nhục quốc thể chẳng biết chừng nào mới xoá bỏ được.

Hậu quả của vụ việc này sẽ vô cùng tai hại cho các chính sách đầu tư phát triển, kiều hối, các chính sách hợp tác quốc tế, chiêu mộ chất xám Việt Kiều!

Trước mắt, dứt khoát không được lấy tiền thuế của dân dùng cho việc chi trả (hơn 1 tỷ USD!) đền bù cho vụ kiện.

Việc đầu tiên là nên dựa theo bản án quốc tế mà truy tố hình sự nhóm lợi ích từ địa phương Vũng Tàu cho đến Trung Ương, trưng thu đến căn cơ tài sản của nạn nhân đã bị áp đặt xâm hại, dù tẩu tán đến đâu, tịch thu tài sản của các tác giả đã nhẫn tâm thu vén bất kể quyền lợi và danh dự của nhân dân và quốc gia Việt Nam.

Số tiền thu được này mới là tiền thỏa đáng nhất dùng cho việc chi trả án phí vậy!

*
*



--------------------------


Đôi khi ta muốn giúp kẻ ngu ngốc lại với vị thế là kẻ độc tài, muốn dùng quyền lực để thoả mãn sự cai trị của mình, nhưng trí thức và trí tuệ hầu như họ không cần và cũng không muốn nghe ai góp ý cả.

Pháp luật thì không thượng tôn, dùng quyền uy để cai trị, muốn dùng việc bắt bớ và xét xử theo thói quen thiếu nghiêm minh và các chuẩn mực, nên việc trả giá là điều tất yếu.

Không một ai muốn đất nước mình phải chịu thiệt thòi, phải mất mát, phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế và uy tín quốc gia. Nhưng nếu cứ giữ nguyên tư duy và nếp hành xử cũ, coi pháp luật là thứ yếu trong hành xử đời thường và để duy trì quyền lực, thì chơi với quốc tế, những nước văn minh và luôn đòi hỏi tất cả các bên phải tuân thủ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt luật pháp lên hàng đầu, thì không sớm thì muộn sẽ phải gánh lấy hậu quả nặng nề về hành xử tuỳ tiện của mình.

Trong cuốn sách, MỘT NGƯỜI QUỐC DÂN, tôi đã dành hẳn một phần để viết về sự cần thiết của luật pháp và tại sao nhà nước phải thượng tôn pháp luật. Đây chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho những gì tôi đặt ra nếu làm ngược lại những đòi hỏi bắt buộc mà cuốn sách ấy nhấn mạnh.

Người dân trong nước có thể không khởi kiện ra toà án quốc tế được và cũng chỉ biết đi theo hệ thống tố tụng với nhiều khiếm khuyết mà cứ năm nào cũng đòi hỏi cải cách nhưng ngày càng tệ đi (luật sư phải tố giác thân chủ là một quy định điển hình làm thụt lùi nền tư pháp). Nhưng với công dân nước ngoài thì lại khác, họ có mọi biện pháp tư pháp quý giá khác mà người dân nội quốc không thể sử dụng hoặc được hưởng.

Nhưng đó là bài học lớn về việc đòi hỏi phải thay đổi nền tư pháp tiếp cận với tư pháp quốc tế, đòi hỏi lớn hơn nữa là nền luật pháp phải văn minh cũng tương đồng với hệ thống luật pháp của thế giới. Và hơn hết là bỏ thói tư duy dùng quyền lực thay vì dùng luật pháp khoa học để hành xử, lúc đó sẽ tránh được những vụ kiện quốc tế mà phần lớn phần thua thiệt nghiêng về phía Việt Nam!

Như đã từng trước đây trong Bộ luật Hình sự 1985 còn có điều luật quy định về "tội chống lại các nước xã hội chủ nghĩa anh em". Năm 1999 thì trong Bộ luật Hình sự quy định một số tội liên quan đến kinh tế nhưng đã được bãi bỏ trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Vì thế nếu không có hệ thống luật pháp chuẩn mực thì hậu quả pháp lý là vô cùng lớn trong cuộc chơi hội nhập với thế giới văn minh.








No comments:

Post a Comment

View My Stats