Friday, 11 August 2017

BẢN TIN NGÀY 12/8/2017 (Báo Tiếng Dân)





Tin trong nước

Tin Biển Đông
Bài trên RFA: Vụ Repsol: Có thể sẽ như ExxonMobil khai thác ở Đà Nẵng năm 2011. Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard ở Mỹ cho biết, điều này là “hoàn toàn trái luật”.

Ông Tài nói: “Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển. Còn bên ngoài, trong trường hợp túi dầu khí đó tràn lan ra phía ngoài, thì người nước khác có quyền khai thác phía bên kia. Hai bên đều có quyền khai thác”.

BBC có bài: Mỹ hoan nghênh sự chủ động của VN ở Châu Á – TBD. Bài nói về thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 09/8/2017, rằng ông Jim Mattis, Bộ trưởng QP Mỹ “hoan nghênh sự tham gia chủ động và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam tại Châu Á – Thái Bình Dương“. RFA: Vì sao tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam năm sau?

BBC đưa tin: TQ tiếp tục cơi nới ở Biển Đông và phản đối tàu Mỹ áp sát đảo. Ngày 10/8/2017, Mỹ cho tàu USS John McCain chạy khoảng 6 tiếng, vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, lãnh hải mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Philippines năm 1995, nhằm thực thi quyền tự do hàng hải. Bắc Kinh tức giận, lên tiếng phản đối.

Hãng tin AFP cho biết, Trung Quốc đã phát các tín hiệu cảnh báo tàu USS John McCain, ít nhất 10 lần. TQ nói: “Hãy quay ra, các anh đang trong vùng biển của chúng tôi“. Phía Mỹ cho biết: “Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi là tàu Mỹ, đang tiến hành hoạt động tự do đi lại trên biển“.


Báo Dân Trí đưa tin: Tài liệu tối mật về tranh chấp biên giới, biển đảo cũng bị lộ. Báo cáo UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết: nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của đảng, nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo… đã bị lộ, bị mất.
Bên ngoài thì bị Trung Quốc đe dọa, bên trong thì lộ tài liệu “tuyệt mật”, hy vọng không phải do bàn tay của tình báo Hoa Nam nhúng vào.

“Đồng chí T” bị lộ, Trịnh Xuân Thanh và công cuộc “đốt lò” của cụ Tổng
Về chuyện một ‘đồng chí’ nằm vùng đã bị lộ, blogger Phan Ba có bài dịch từ báo Taz: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người cộng sản trong Sở Liên bang. Bài báo nói về vai trò gián điệp của ông Ho Ngoc T. (tức Hồ Ngọc Thắng), là người làm việc cho Sở Nhập cư, thuộc Bộ Nội vụ Đức, suốt 26 năm qua, nhưng trung thành với chế độ CSVN.

Bài báo viết: “Cho tới nay, lòng trung thành của T. với chế độ ở Việt Nam đã không bị phát hiện… Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khen thưởng ông ta vì những bài viết mà ông đã công bố trên báo Nhân Dân – chắc hẳn là tờ báo bảo thủ nhất Việt Nam. ‘Vì những thành tích đặc biệt trong tuyên truyền đối ngoại‘ nằm trên một tờ giấy“.

Blogger Song Chi có bài đăng trên blog RFA: Nhân chuyện “đồng chí” T. và những “đồng chí” giống như vậy. Tác giả viết: “Một thực tế là cho đến giờ phút này, có thể nói rằng ở bất cứ nơi nào trên trái đất mà có cộng đồng người Việt sinh sống, thì chắc chắn sẽ có những kẻ do nhà cầm quyền VN gài vào…” và những người này “được nước sở tại cưu mang nhưng vẫn mang tư tưởng, suy nghĩ không khác với đám dư luận viên trong nước bao nhiêu“.

Cư dân mạng còn đăng hình ảnh ông Hồ Ngọc Thắng đã từng được cựu Trưởng ban Tuyên giáo Đinh… tặc, nhầm, Đinh Thế Huynh, tặng giải khuyến khích cho bài báo… đời này: Người nói dối nhất định sẽ thất bại! Chưa hết, hôm 10/6/2016, ông Thuận Hữu, TBT báo Nhân Dân, cũng đã ký tặng giải A cho ông Thắng, qua bài viết: Nền dân chủ Phương Tây và sự khủng hoảng niềm tin.

Trước đó, ông Thắng còn được tặng danh hiệu “Dũng Sĩ”, cũng như huy chương “chiến sĩ giải phóng”. Mời độc giả chiêm ngưỡng các “thành tích” của ông Thắng:

Các loại giấy khen tặng của ông Hồ Ngọc Thắng. Ảnh: internet

Ông Thuận Hữu, TBT báo Nhân Dân đã ký tặng giải A cho ông Hồ Ngọc Thắng bài viết “Nền dân chủ Phương Tây và sự khủng hoảng niềm tin” năm 2015. Ảnh: FB Dân Luận

Tác giả Thạch Đạt Lang có bài: Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc. Tác giả viết, “… việc lên facebook bày tỏ suy nghĩ, nhận định của mình theo chiều hướng có lợi cho chế độ CSVN, chỉ trích chính phủ Đức làm căng thẳng ngoại giao là hành động phản bội lại đất nước đã cưu mang mình. Căn cứ vào các bằng khen, giấy chứng nhận anh hùng mà Thắng nhận được từ chế độ CS Hà Nội, có thể kết luận Thắng là một Kẻ Nằm Vùng được Hà Nội cài cắm vào nước Đức chờ dịp quậy phá“.


Về chuyện Trịnh Xuân Thanh có ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ Việt – Đức, Facebooker Nguyễn Anh Tuấn trích dịch bài trên báo Forbes, cho biết: “Đức có thể hạn chế khoản viện trợ phát triển cho Việt Nam. Năm 2015 nước này đã cam kết trợ giúp 257 triệu USD cho Việt Nam trong hai năm.
Một phương án khác, theo một số nhà phân tích tự tin nhận định, có thể là Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong vai trò lãnh đạo hiện nay của EU, sẽ vận động các quốc gia láng giềng ngưng EVFTA – hiệp định được đôi bên Việt Nam và EU ký cuối năm 2015 và kỳ vọng sẽ được phê chuẩn vào đầu năm tới. Hiệp định này cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại hai chiều với EU đã tăng từ chỉ 10 tỷ USD năm 2006 lên 48 tỷ USD vào năm ngoái”.

Báo Sputnik của đồng chí ‘lái súng’ Putin có đăng bài dịch từ báo Forbes: Vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh có phải là dấu chấm hết cho FTA Việt Nam-châu Âu?

VOA có bài: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt tại Đức biểu tình. Người Việt ở Đức chuẩn bị một cuộc biểu tình lúc 14 giờ thứ Bảy, ngày 12/8 tại cổng thành Brandenburg, Berlin, để phản đối việc chính quyền Việt Nam sử dụng mật vụ ở Đức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, đe dọa an ninh của cộng đồng người Việt ở Đức.

Bài của tác giả Bùi Văn Phú: Từ Trịnh Xuân Thanh đến Trầm Bê, Hồ Thị Kim Thoa. Tác giả viết: “Đảng Cộng sản kêu gọi chống tham nhũng từ mấy chục năm qua, nhưng Đảng lại đứng trên cả Hiến pháp thì mong gì có một nhà nước pháp quyền hay pháp trị ở Việt Nam. Bao giờ có thay đổi thể chế để tiến đến một nền dân chủ pháp trị thì mới hy vọng tham nhũng sẽ bớt đi nhiều để đất nước có cơ hội phát triển nhanh hơn“.

Còn vụ này, hình như chưa thành củi để cụ Tổng cho vào lò: Biệt thự của nữ đại gia Việt khiến dinh thự Trầm Bê cũng lu mờ:

Toàn cảnh lâu đài của đại gia Phú Thọ. Ảnh: VNN

Đồng chí bao che cho ‘đồng bọn’
Theo báo Tiền Phong dẫn lời ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, “Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái kê khai tài sản chưa đầy đủ” chứ không phải không trung thực như thông tin báo chí nêu trước đó.

Ông quan thanh tra này giải thích: “Kê khai không trung thực là có biểu hiện gian dối. Còn trường hợp ông Quý là kê khai chưa đầy đủ, kê khai thiếu. Theo quy định, việc kê khai tài sản của cán bộ vào tháng 12 hàng năm“.

Ông Đạt đang bao che, chạy tội cho “đồng bọn” của mình đây, cũng dễ hiểu thôi, bởi vì biết đâu ông cũng giống như ông quan thanh tra Trần Văn Truyền, sau khi về hưu, bị phát hiện có nhiều biệt thự, tài sản, để rồi ông Truyền bị yêu cầu kiểm điểm, thu hồi nhà đất.
Nhà báo Mạnh Quân nhận xét: “Tham nhũng gần như 100% là người có chức quyền vì người ra định nghĩa tham nhũng là: bán quyền ăn tiền mà! Thế mà ông nói thế không hiểu cục của ông chống cái gì?

Vô thần không tin ma quỷ?
Trong chế độ luôn có những vụ các “đồng chí” tìm cách triệt hạ lẫn nhau để giành giật ghế, nhưng cũng có những cái ghế ở trên cao chót vót mà có cũng… như không, bởi chủ nhân vắng mặt lâu ngày nhưng vẫn “không ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới”. Facebooker Ngô Trường An có bài viết tiếu lâm về chốn “Thiên đường” này: Xin trích:
– Thôi, lần cuối cùng nè! Ta cho ngươi lên trần đầu thai giữ chức chủ tịch nước. Đây là chức vụ to nhất trong 1 quốc gia, ngươi vừa lòng chưa?
– Dạ thôi ạ! Cái chức đó thì hữu danh vô thực chứ chẳng làm nên trò trống gì. Ở trên con có nhiều ông giữ chức vụ này chủ yếu chỉ để đọc thư chúc tết đầu năm và viết thư để nhà trường đọc cho học sinh nghe lúc khai giảng. Hơn nữa, làm chủ tịch nước mà đi đâu dân cũng không biết, ở đâu dân cũng không hay. Như ông chủ tịch nước hiện nay vắng mặt hơn nửa tháng rồi mà dân vẫn nộp thuế trả lương cho ổng. Họ oán lắm ạ!
– Vậy ngươi muốn làm gì?
– Dạ, xin ngài cứ cho con lên Trần chạy xe ôm, buôn chổi đót, nấu rượu, nuôi heo…. Làm mấy nghề đó kiếm tiền tỷ xây biệt phủ, xây lâu đài dễ ợt. Sướng lắm ạ!
– Ối, Thiên la địa võng ôi!!! Đúng là xứ sở Thiên Đường!

Chuyện nhân quyền ở Việt Nam
Bài trên VOA: Nguyễn Văn Oai bị truy tố về tội ‘không chấp hành án’. Ông Nguyễn Văn Oai sẽ bị xét xử vào ngày 21/8 tại Tòa án ND Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án”.

RFA đưa tin: Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Oai sẽ ra tòa ngày 21/8.  Về chuyện công an mặc thường phục ập vào nhà ông Oai, xảy ra xô xát, rồi bây giờ buộc tội ông Oai “chống người thi hành công vụ”, bà Nguyễn Thị Tri, chị của ông Oai nói:
“… khi công an tới nhà không mang đồng phục của công an, chỉ giả dạng côn đồ thôi, Oai không tiếp đón và có hành hung vì chuyện đó là chuyện bình thường bởi vì vào nhà mà không làm việc với Oai không mang đồng phục của công an thì Oai có quyền làm chuyện đó. Cho nên không thể cáo là chống đối thi hành công vụ được. Bắt Oai khi không có một giấy nào ra lệnh bắt, rồi đánh đập hành hung sau đó bắt đi nên gia đình không ai chấp nhận như thế, ai cũng bực tức cả”.

Về nhà tranh đấu Bạch Hồng Quyền, Facebook Chuyện của Thịnh có đăng tải video clip: https://www.facebook.com/chuyencuathinh/videos/1171915079576663/

Quyền kể: Anh từng là người sống ở dưới đáy xã hội, nhưng khi chứng kiến những cảnh bất công, từ vụ ‘chính quyền cướp đất của tòa Khâm Sứ’ đến những lần biểu tình chống Trung Quốc năm 2011…, anh đã trở thành một người tranh đấu cho quyền con người. Có những lúc gặp khó khăn, tưởng chừng như anh phải bỏ cuộc, nhưng những người bạn trong chốn lao tù, đã giúp anh có thêm nghị lực để tiếp tục dấn thân.

Đối thoại thay vì “đối thụi”
Báo VietNamNet có bài viết đang gây bão trên mạng: Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta, của ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ 4T. Ôngng Lâm cho rằng, “tiện ích của mạng xã hội đang làm tha hoá hành vi sống của nhiều người. Hãy biết cảnh giác trước những tác động tiêu cực từ thế giới ảo”.

Nhà báo Đoàn Bảo Châu phản ứng: “Nhận định mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta là một cách nhìn tiêu cực, không công bằng, thiển cận và với góc nhìn của người có địa vị, có tiếng nói trên truyền thông chính thống chứ không đứng ở vị thế người dân“.

Ông Châu cũng nói thêm: “Phải khẳng định rằng mạng xã hội đang ngày càng đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. Chẳng phải là mạng xã hội đã bao lần đóng góp cho việc rút một công văn, quy định vô lý, bênh vực những cá nhân bị công quyền chèn ép, ngăn chặn những dự án vô lý hay sao?

Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Thanh Lâm đã có bài trao đổi với nhà báo Đoàn Bảo Châu. Ông Lâm nói rằng, mặc dù ông đồng ý với một số nhận định của nhà báo Bảo Châu, nhưng ông “lo” là người đọc đang dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, tiếp nhận nhiều thông tin thật – giả…”rồi thì phân tâm, xôn xao, quan ngại bao thứ việc mà bản thân mình chưa rõ thực hư…“, như thế “còn đâu thời gian cho bao việc khác“.

RFA có bài: Giới chức nhà nước và tầm ảnh hưởng của Facebook. Facebooker Lê Dũng Vova viết: “Cách đây khoảng 5-6 năm thì đã có những quan chức lãnh đạo của các cơ quan truyền thông Việt Nam từng phát ngôn là ‘mạng xã hội là những thông tin rác rưởi, không có giá trị gì cả’, mà đến bây giờ  những ông như ông Nguyễn Thanh Lâm vẫn phát ngôn y hệt như thế vì công việc của họ là họ tiếp tục làm những nhiệm vụ nhồi sọ và tuyên truyền ngu dân.”

Nghịch lý giáo dục Việt Nam
Thầy giáo Bùi Văn Thuận có bài viết, kể về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, theo ông: “Điểm đầu vào thấp đi kèm với tư duy thấp, vào trường sư phạm với đội ngũ điểm thấp như nhau thì các thầy cô ở trường sư phạm cũng phải hạ mức chuẩn khi ra bài, khi đánh giá và thi tức là nó kéo theo một chuỗi kém cỏi từ lúc vào cho đến lúc ra trường“.

Ông Thuận cho rằng: “Thấp về chuyên môn và còn kém cả kỹ năng sư phạm, và các kỹ năng sống khác. Giáo viên không thể truyền đam mê đọc, đam mê học, đam mê tìm hiểu cho học sinh, chỉ chăm chăm cho học thuộc mấy ý trong sách giáo khoa và kiểm tra bài cũ, dạy phụ thuộc vào giáo án cứng nhắc thì muôn đời học sinh không khá lên được, cứ mãi nhàng nhàng vậy thôi“.

Trong khi đó, giải thích linh tinh trên báo Giáo Dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: “Số điểm 9-10 tuy có nhiều hơn, nhưng trung vị vẫn là 4-6 điểm chứ không hẳn là ‘mưa’ điểm 10 như dư luận bình luận”. Còn tại sao lại có điểm cộng, điều mà dư luận cho là bất công, ông Nhạ giải thích: “Chính sách cộng điểm ưu tiên xét tuyển đại học là chủ trương tốt và đầy nhân văn, không chỉ ở nước ta mà nước khác cũng áp dụng“.

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận định: “Ông Nhạ hoặc là nói dối, hoặc là bóp méo vấn đề. Trên thế giới (văn minh) chẳng có nước nào áp dụng chế độ “điểm cộng” như VN hết cả“.

Có lẽ muốn các thầy cô giáo dùng dùi cui thay cho cây viết, nên ông Phùng Xuân Nhạ bảo là: Ngành sư phạm phải học tập kinh nghiệm từ công an, quân đội.

Mời độc giả, nhất là những người đã và đang công tác trong ngành giáo dục tham khảo, xem để làm giáo viên ở Nhật Bản cần đáp ứng những điều kiện gì?

Bất cập trạm thu phí BOT
Tiếp tục thông tin về trạm thu phí BOT Cai Lậy – Tiền Giang, Facebooker Hoàng Dũng cho biết thêm: Công ty TNHH Đầu tư QL1 Tiền Giang là liên danh của Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái và Công ty TRICO. Công ty Bắc Ái là của ông Ngô Hồng Thắng (TVAd, VTV) đứng sau giật dây. Thắng là con ông Ngô Văn Dụ – cựu Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, cựu Bí thư Trung ương Đảng…

Theo ông Dũng, “Không chấp nhận mọi mức giảm của trạm. Hãy đưa trạm về đúng tuyến đường tránh mà thu phí!

Trên báo Dân Trí, lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định: Người dân có quyền quyết định dự án BOT, lập trạm thu phí! Bài báo cho biết, trước khi triển khai dự án BOT, địa phương có trách nhiệm lấy ý kiến cộng đồng, “ý kiến cộng đồng là yếu tố quan trọng quyết định có đầu tư BOT hay không“.

Mời độc giả xem sự vô lý của trạm BOT này, qua bức đồ họa sau: http://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/08/Tr%E1%BA%A1m-BOT-Cai-L%E1%BA%ADy.jpg
Trạm BOT Cai Lậy, nơi người dân nhét tiền lẻ vào ống nhựa phản đối thu phí. Đồ họa: Minh Trí (Zing)

Tượng đài này sập, ta xây tượng đài khác!
Vụ tượng đài ở Bắc Kạn bị sập, báo Soha có bài: Tượng đài tiền tỷ gãy đổ: “Tượng mà thế thì hóa ra tượng ma nơ canh à!” Còn ông Hà Văn Trường, Giám đốc Sở Văn – Thể – Du tỉnh Bắc Kạn nói rằng, công trình đã được nghiệm thu mỹ thuật nhưng chưa quyết toán, sau một thời gian thì lớp keo gắn các tượng không còn kết dính, nên “trẻ con trèo rồi đu lên tay lên đầu tượng thì làm gì mà nó chẳng gãy“.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ đưa tin, Quảng Bình sắp có tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, nhưng lãnh đạo Quảng Bình vẫn xài vung tay. Không những vậy, tỉnh này còn sẵn sàng đổi đất lấy quần thể tượng đài Hồ Chí Minh.

Chính sách bảo hiểm bất cập
Theo báo Thời báo kinh tế Sài Gòn, chính sách BHXH đã để người lao động tự do đang ở bên lề. Bài báo dẫn số liệu thống kê cho biết, hiện cả nước có 54,5 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong số này, chỉ “khoảng 13 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và 200.000 người tham gia BHXH tự nguyện“.

Nguyên nhân chính là do người lao động tự do đang bị các chính sách đặt bên lề. Thủ tục nhiêu khê, chất lượng dịch vụ thấp, phạm vi bảo hiểm hạn chế… là những rào cản khiến người lao động không mặn mà tham gia BHXH hay BHYT.

Bút sa thì … sửa lại
Liên quan đến quyết định mới đây của Sở Y tế Hòa Bình, cách chức 1 năm đối với ông Trương Quý Dương, GĐ Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Hôm 11/8, Sở Y tế Hòa Bình đã sửa quyết định cách chức giám đốc bệnh viện Hòa Bình nói trên.

Lý do sửa, theo Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình Trần Quang Khánh cho biết: “Điều khoản thời hạn này gây hiểu nhầm rằng ông Dương chỉ bị cách chức một năm, hết thời hạn kỷ luật sẽ được khôi phục chức giám đốc“.

Nhiệt điện Vĩnh Tân
Theo báo Pháp luật TP, ngoài việc Bộ Công thương cách chức ông Hà Quốc Quân, sắp tới Chính phủ sẽ họp các bên liên quan để chốt phương án xử lý khối lượng nạo vét ở nhiệt điện Vĩnh Tân. Bởi vì khối lượng nạo vét “phát sinh trong quá trình hoạt động của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân là rất lớn, lên đến 5 triệu m3“.

Ông Trương Tấn Sang xem triển lãm ảnh ‘chú Tư Sang’
Chuyện gì đây: Háo hức đi xem triển lãm ảnh “chú Tư Sang”, trong đó có ông Trương Tấn Sang đi xem triển lãm của ông.

Tin quốc tế

Khủng hoảng Bắc Hàn
Sáng 11/9 TT Trump viết trên Twitter: “Các giải pháp quân sự đã sẵn sàng, nạp đạn, lên cò, nếu Bắc Hàn hành động không khôn ngoan. Hy vọng Kim Jong-un sẽ tìm con đường khác!

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: AP

VOA có bài: Trump: Vũ khí Mỹ “đã được bố trí, nạp đạn, lên cò”. Dẫn nguồn từ Hoàn Cầu Thời báo, viết: “Trung Quốc phải xác định rõ ràng là nếu Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ, và nước này đáp trả, thì Trung Quốc sẽ giữ lập trường trung lập”.


Vụ bê bối Trump – Nga
Sau khi FBI khám xét nhà ông Paul Manafort, cựu giám đốc ủy ban tranh cử TT Trump, bây giờ đến lượt bà Rhonna Graff, một người thân cận, làm việc cho ông Trump gần 30 năm qua, bị các nhà điều tra Quốc hội Mỹ để mắt tới.

Hơn chục năm qua, bà Rhona Graff là người đọc và xử lý tất cả email của mọi người gửi cho ông Trump. Khi những người liên lạc để sắp xếp cuộc họp giữa nữ luật sư Nga Natalia Veselnitskaya với những người thân cận của Trump, ông Goldstone, người môi giới cuộc họp, nói với con trai của Trump rằng: “Tôi cũng có thể gửi cái này tới bố của anh, thông qua bà Rhona, nhưng đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm, nên tôi muốn gửi cho anh trước“. Nên người phụ nữ này nằm trong tầm ngắm của các nhà điều tra ở Quốc hội Mỹ.

Về phát biểu của Trump: ‘Tiết kiệm bộn bạc nhờ Putin trục xuất nhân viên ngoại giao Mỹ’, mà nhiều người lên tiếng rằng không đúng tầm của một tổng thống và mọi người không rõ Trump nói đùa hay thật, Trump xác nhận cảm kích Nga trong ý mỉa mai.

Trump – Venezuela
VOA dẫn nguồn từ AP: Trump đe dọa can thiệp quân sự Venezuela. Về cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela, hôm nay Trump lên tiếng đe dọa can thiệp quân sự ở nước này.

Phát biểu với báo chí, ông Trump nhấn mạnh: “Người dân đang đau khổ, đang chết dần chết mòn. Chúng ta có nhiều phương án cho vấn đề Venezuela kể cả có thể là một giải pháp quân sự nếu cần thiết”.

Bài trên RFI: Tổng thống Venezuela muốn gặp tổng thống Mỹ. Ông Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela muốn có một cuộc điện đàm hoặc gặp riêng Tổng thống Mỹ Donald Trump ở New York, tại cuộc họp thường niên của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 20/09. Ông Maduro còn chỉ thị cho ngoại trưởng nước này là ông Jorge Arreaza “sắp xếp để ông có thể có một cuộc nói chuyện riêng với Donald Trump”.


Trung Quốc
VOA có bài: Hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra? Dường như các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đang họp ở Bắc Đới Hà “để bàn bạc về đường lối và nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 19 sắp diễn ra“.

Trích: “Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong suốt tuần qua không thấy xuất hiện trong các bản tin buổi chiều trong khi thông thường ngày nào báo chí Trung Quốc cũng đưa tin về hai ông. Điều này khiến giới quan sát tin là ông Tập và ông Lý có nhiều khả năng đang ở Bắc Đới Hà“.


*
*
Bài Mới Nhất







No comments:

Post a Comment

View My Stats