Việt Nam được kết nối vào Trung Quốc bằng kinh tế
một cách hoàn hảo như một xứ "nam man", đến độ biên cương sẽ được xóa
nhòa dấu nối để ráp vào mẫu quốc bởi người thợ khéo tay, với khoảng thời gian
hoàn tất từ hai đến ba thập niên (năm 2001 đến 2030).
Có hai đặc tính chính của xứ "nam man"
này, đó là (a) một nước chư hầu ở mạn nam được nối vào với mẫu quốc và (b) các
dưỡng trấp được hút ra từ chư hầu để chạy theo các huyết mạch đầu tư và mậu
dịch chảy về TQ.
Theo BBC: "Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm
19/2 phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp và thương mại
trên tuyến biên giới Việt-Trung tới năm 2020 với 'tầm nhìn đến năm 2030'.
"Theo Bộ Công nghiệp và Thương mại, các trọng
điểm đầu tư được định hướng gồm: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản..."
"Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 20/2
nói Việt Nam nhắm mục tiêu đạt tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch biên giới với
Trung Quốc ở mức 16 tỷ đôla vào năm 2015.
"Tờ báo này cho biết Việt Nam hiện có 11 vùng
kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1,400km tiếp giáp với Trung Quốc, với
tổng trị giá giao dịch... hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng
giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước."
CSVN dự trù mậu dịch song phương với Trung Quốc sẽ
đạt được $60 tỷ đôla năm 2015 và như vậy mức thua lỗ sẽ ở vào khoảng trên $30
tỷ đôla nếu dựa vào chiều hướng của bốn năm vừa qua.
2013: lỗ $23.7 tỷ (mua-bán $50.21B)
2012: lỗ $16.4B (mua-bán $40B)
2011: lỗ $13.5B (mua-bán $36B)
2910: lỗ $12.46B (mua-bán $27.37B)
Nhìn con số thống kê chính thức về mậu dịch song
phương Việt-Trung trong bốn năm qua và dự phóng cho đến năm 2015 thì chúng ta
thấy đúng như nhận xét của chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
với BBC, chính quyền CSVN:
"...không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng
phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung
Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam."
Cũng theo BBC, cuối năm 2013 ông Đào Ngọc Chương,
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương nói với
tờ Đại Đoàn Kết: "...từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập
siêu... với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn
tăng."
Theo báo Đại Đoàn Kết, Việt Nam khai thác khoáng sản
và bán cho Trung Quốc ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ "tận diệt
nguồn khoáng sản".
Rõ ràng, Việt Nam đã trở thành một nơi mà Trung Quốc
khai thác tài nguyên thô với giá rẽ, sàng lọc và bỏ lại rác rưới như bùn đỏ khi
chuyển đổi bauxite ra nhôm xổi ở Tây Nguyên. Ngoài vai trò thuộc địa và bãi rác, VN còn là một thị
trường tiêu thụ sản phẩm của TQ, không khác gì thời thực dân Pháp trước đây.
Báo Người Cao Tuổi hôm 11/2/14, trong chuyên mục
kinh tế bình luận rằng: "Cái giá phải trả cho 'hai chiều' là kim ngạch
càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia [TQ], thâm hụt càng lún sâu ở
phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt".
Kiều hối ở hải ngoại gởi về khoảng từ $10 tỷ đến 12
tỷ đôla một năm, tuy rất lớn nhưng chỉ bằng phân nửa của sự buôn bán thua lỗ
với TQ. Kiều hối, tài
nguyên quốc gia hay tiền lời trong việc buôn bán với Hoa Kỳ cuối cùng cũng chỉ
để phục vụ vào việc trả nợ cho TQ.
Buôn bán với Hoa Kỳ trong bốn năm qua, theo thống kê
của U.S. Census thì Việt Nam luôn luôn có lời:
2013: lời $19.64B (mua-bán $29.6B)
2012: lời $15.6B (mua-bán $25B)
2011: lời $13.18B (mua-bán $21.8B)
2010: lời $11.16B (mua-bán $18.6B)
Câu hỏi được đặt ra là con thuyền đất
nước nên đi hướng nào? Bắc Phương hay là Tây Phương? Cương vực để bảo vệ và duy trì căn cước Việt Nam như câu "Sơn hà
cương vực đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác" hay để cho kinh tế
thuộc địa xóa nhòa?
Trời đã bớt bao la, biển đã không còn xa, đất nước
ta đang nhạt nhoà trong chiều mưa biên giới!
No comments:
Post a Comment