Friday, 28 February 2014

VIỆT KIỀU KÊU GỌI THỦ TƯỚNG HÀNH ĐỘNG CHO ĐẤT NƯỚC (Gia Minh - RFA / Bằng Phong Đặng Văn Âu)




Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-02-25

Cũng như nhiều nhân sĩ- trí thức và một số người dân trong nước, hồi ngày 21 tháng 4 vừa qua, thêm một người Việt sinh sống tại nước ngòai là ông Bằng Phong Đặng Văn Âu từ California lại viết thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi hãy hành động để thay đổi đất nước.

Gia Minh có cuộc nói chuyện với ông Đặng Văn Âu về sự việc đó, và trước hết ông Âu cho biết:

Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu: Tôi là người ở hải ngoại chắc không làm được gì cho đất nước, chỉ có người trong nước họ mới giải quyết được vấn đề trong nước. Theo như tôi thấy quần chúng Việt Nam chưa đủ sức để làm một cuộc cách mạng như Ukraina, chỉ có người đang cầm quyền thay đổi thì mới giải quyết được vấn đề đất nước. Và theo nhận định của tôi thì ông Nguyễn Tấn Dũng là người có đủ quyền lực để làm. Trước đây tôi có viết cho ông Nguyễn Tấn Dũng hai lá thư với tư cách một người già nói với một người trẻ là ‘chuyện đất nước chỉ có ông mới làm được’. Chứ còn tôi thấy những người khác không có đủ lực để làm.
Nay tôi nghe trong bài nói chuyện đầu năm của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong đó ông nói rằng ‘Việt Nam cần phải thay đổi thể chế’. Rồi mới đây vào ngày 19 tháng 2, ông nói thẳng ‘chúng ta, người Việt Nam luôn có truyền thống chống quân xâm lược, và những người chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, chúng ta cần phải ghi ơn’.  Qua lời tuyên bố của ông Dũng, tôi tin rằng ông là người muốn bảo vệ chủ quyền của quốc gia, vì vậy tôi viết lá thư vừa rồi. Tức là nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm được chuyện cho đất nước, thì ông sẽ trở thành một vị thánh. Còn nếu ông vẫn giữ đường lối cai trị như hiện giờ, từ trước đến nay, ông sẽ bị nhân dân nguyền rủa.
Quan điểm của tôi là con người sống ở đời tới một thời gian nào cũng chết thôi, tiền bạc, của cải, danh vọng gì rồi cũng hết, điều quan trọng nhất là làm được gì cho dân, cho nước. Chẳng hạn các vị anh hùng dân tộc như ông Trần Hưng Đạo đã mất rồi nhưng uy danh của ông vẫn còn với đất nước, đó là sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam.

Gia Minh: Thưa ông, ở Việt Nam Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước với Bộ Chính Trị, chứ một mình ông Nguyễn Tấn Dũng có làm được điều gì không?
Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu: Theo nhận định của tôi ông Nguyễn Tấn Dũng có thực quyền hơn cả ông Võ Văn Kiệt ngày xưa, tất cả những tướng lĩnh công an đều do ông Nguyễn Tấn Dũng cắt đặt đưa lên. Trong đại hội đảng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang đều muốn hạ bệ ông Dũng, nhưng không hạ bệ được mà rốt cục còn sợ ông Dũng nữa, bằng chứng là chỉ gọi ‘đồng chí X’ chứ không dám nêu đích danh ông Dũng. Như vậy những thế lực kia, ông Dũng coi cũng chẳng ra gì, kể cả Bộ Chính trị.
Trong thư của tôi có nói, nếu ông Dũng bằng lòng làm một cuộc cách mạng cho dân tộc để tên tuổi của ông sống mãi với ngàn năm thì xin ông một là công khai mời tôi về trong nước để chỉ cho ông phương thức để làm, hoặc ông gửi một người thân tín của ông như ông tướng Võ Viết Thanh chẳng hạn, sang gặp tôi, tôi sẽ nói. Bởi vì chuyện đó tôi chỉ nói cho ông Dũng hoặc người thân tín của ông Dũng thôi. Do tôi có cách, và cách của tôi bảo đảm hữu hiệu đến 90%, 10% còn lại nếu ông Dũng không làm được mà chết đi thì uy danh của ông vẫn là một ‘bậc thánh’, vì ông muốn làm cho đất nước chứ không phải làm cho các nhân hay gia đình ông.
Tôi không phải là người tự phụ, nhưng tôi biết cách và nếu tôi có quyền như ông Dũng, tôi sẽ làm; nhưng tôi không thể tiết lộ ra công khai sẽ làm gì.

Không thể nói dối được nữa...

Gia Minh: Ngay ở trong nước cũng có những phát biểu tỏ ra nghi ngờ về những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, không phải phát biểu mới đây mà cả những phát biểu trước đây. Họ nói mỗi khi ông Nguyễn Tấn Dũng gặp bế tắc trong điều hành đất nước thì lại đưa ra phát biểu mang tính dân tộc để lấy lòng người dân. Trước đây, ông tổng thống VNCH cũng nói ‘đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm’. Vậy mức độ tin tưởng của ông đối với những điều ông Nguyễn Tấn Dũng nói ra sao?
Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu: Tôi không phải là người ngây thơ, ngờ nghệch đâu. Bởi vì trong quá khứ ông Dũng đã từng, khi mới lên cầm quyền nói rằng ‘tôi ghét nhất sự dối trá và tôi yêu nhất sự chân thật’; nhưng rồi ông nói một đường, ông làm một nẻo. Rồi ông lại cam kết ‘nếu ông không diệt trừ được tham nhũng, thì ông sẽ từ chức’; rồi ông không diệt trừ được tham nhũng, và cũng không (từ chức).
Thế nhưng ở thời điểm này là thời điểm ông Dũng không thể nói dối được nữa. Bởi vì ông có nói dối ông cũng sẽ không còn tồn tại, ông không thể im lặng được nữa. Vì những cuộc cách mạng như Cách mạng Hoa Lài, Cách mạng Ukraina thì người dân thông qua được thông tin từ các đài phát thanh trên thế giới, mà trong đó RFA đóng một vai trò rất quan trọng, ông không thể bịt mắt nhân dân được nữa. Nhất là truyền thống chống ngoại xâm nằm trong máu của người dân Việt Nam, cho nên ông không thể dùng sức mạnh nào để đàn áp truyền thống đó được. Ngày xưa họ đưa chiêu bài ‘độc lập- tự do- hạnh phúc, chống ngoại xâm’ mà người dân chưa biết nên đã xả thân chiến đấu.
Chẳng hạn họ bảo ‘chống quân xâm lược Mỹ’, nhiều người đã chết vì yêu đất nước Việt Nam chống quân xâm lược. Nhưng thực tế đó không phải là một cuộc chiến tranh giải phóng mà là một cuộc chiến tranh xâm lược miền nam. Vì vậy những chiến sĩ từng chiến đấu trong cuộc đấu tranh xâm lược miền nam, nay họ tỉnh ngộ và họ ca tụng Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa đúng là lý tưởng của người tự do, yêu dân chủ. Nhưng thất bại vì vị thế của thế giới, của lòng dân chưa sáng tỏ lúc bấy giờ. Bây giờ hơn lúc nào hết, người dân hiểu được giá trị tự do của Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi không phải dại dột, ngờ nghệch viết điều đó đâu, mà đẩy cho ông Dũng tới chỗ hoặc là thành thánh hoặc là tội đồ của dân tộc.

Gia Minh: Suốt gần 40 năm qua, những người từ phía Việt Nam Cộng Hòa và những người thuộc miền bắc có lúc nói đến chuyện hòa hợp, hòa giải, nhưng dường như chuyện đó ‘bế tắc’. Ông vừa nói rằng có người ở miền bắc thấy được lý tưởng bảo vệ đất nước chân chính của miền nam, ông thấy điều đó có manh nha cho một cái gì tốt đẹp sắp đến?
Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu: Chính một cựu chiến binh ( miền bắc) từng tuyên bố trên đài RFA bây giờ họ nhìn ra Việt Nam Cộng Hòa đúng là một chính thể mà toàn dân phải noi theo.
Tôi xin chứng minh Việt Nam Cộng Hòa là một nền dân chủ rất nhân bản: nếu không nhân bản làm sao nhạc của Trịnh Công Sơn phổ biến được! Làm sao nhạc của Phạm Duy nói đến một người chiến binh ‘anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về có khi nằm trong hòm gỗ…’ mà Việt Nam Cộng Hòa vẫn cho phép. Vì vậy mà người lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu để bảo vệ giá trị đó, chứ không phải chiến đấu cho Mỹ, ngụy nào hết. Bây giờ rõ ràng họ thấy rồi, như anh Ngụy Văn Thà chiến đấu cho lãnh thổ Hoàng Sa của Việt Nam. Thành thử ra qua thời gian, người cộng sản không thể nào nói rằng họ giải phóng miền Nam mà rõ ràng họ xâm lược một nước Việt nam Cộng Hòa. Cho nên khi người dân thức tỉnh thì nhà cầm quyền không thể nào mãi mãi dối trá được. Bởi vì sức mạnh của quần chúng ghê gớm lắm mà người cầm quyền không ý thức được thì sẽ đi đến cái chết như Ceausescu ở Rumani thôi.

Cần sức mạnh lòng dân

Gia Minh: Ông đã viết thư cho thủ tướng Việt Nam với mong muốn thúc đẩy thủ tướng Việt Nam phải có hành động. Đó là một cá nhân, dù có quyền lực để có thể tiến hành thay đổi. Ngoài ra còn đối với các tổ chức dân sự và người dân, họ còn phải làm gì nữa để giúp cho đất nước đi đến dân chủ thực sự và phồn vinh?
Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu: Anh có thấy rằng đất nước Việt Nam như có một ‘phép lạ’; mặc dù bị cai trị rất hà khắc, mặc dù bị đưa vào một nền giáo dục dối trá; thế mà những người trẻ Việt Nam họ không bị nhồi sọ, họ nhìn thấy đất nước suy vi và họ liều thân để ra đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Tôi coi những người như Phương Uyên, như Huỳnh Thục Vy, như Nguyên Kha … không phải là người thường. Họ là ‘thánh’ từ trời cao đưa xuống.
Vậy thì những người đã chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản, gọi là ‘lão thành cách mạng’, dù muốn dù không cũng đã góp tay vào một chủ nghĩa xấu, bây giờ họ phải thức tỉnh và không cần phải làm gì ghê gớm. Họ chỉ cần xác minh rằng trong cuộc chiến đấu xưa vì yêu nước, họ bị lừa. Bây giờ họ đừng ca tụng người lừa  họ nữa. Đáng lý ra họ phải hận thù người lừa họ, nay họ vẫn còn ca tụng. Tôi lấy ví dụ cụ Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn ca tụng ông Hồ, thì làm cản bước những người trẻ yêu nước.
Người yêu nước cần chính nghĩa ghê gớm lắm, họ yêu tự do. Những người lão thành cách mạng không cần làm gì hết. Nếu già quá không đi nổi thì đi xe lăn ra chỗ mà anh em đòi hỏi tự do. Người còn khỏe mạnh thì chống gậy đi. Những người đó làm một cuộc cách mạng chứ không ai khác hết. Bởi vì họ đang ở vị thế ‘cha, chú’ của những người đang cầm quyền chứ không phải ‘dân đen, dân thường’. Mà ở địa vị ‘cha, chú’ thì phải nói rõ ‘các chú ơi, các anh đây đã đi theo Bác Hồ và sai lầm đường rồi, bây giờ các chú hãy trả lại quyền tự do cho dân đi, đừng bắt nạt dân nữa, bởi vì nước muốn tồn tại phải có sức dân mạnh mới được. Ngày xưa tổ tiên ta đâu cần chủ nghĩa cộng sản gì đâu mà vẫn chống được ngoại xâm’.
Thành thử ra phải nói thẳng, nói thật vì cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu giữa sự thật và sự dối trá, cuộc chiến đấu giữa lương tâm và lương tri. Anh không thể nào dùng sự dối trá để bào chữa cho quá khứ đã nhúng tay vào tội ác mà không hối hận, không sám hối. Dân tộc Việt Nam, cả người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng sám hối bởi vì trong việc giữ nước đã không giữ nước được, tức mình cũng có tội. Bản thân tôi ngày nào tôi cũng xin Trời- Phật tha tội cho tôi vì đã không giữ được miền nam, mặc dù tôi chỉ là một anh lính quèn thôi, không phải ở địa vị lãnh đạo đất nước. Nhưng tôi cũng cảm thấy tôi là người có tội đối với đất nước. Bây giờ tôi đã 75 tuổi rồi, nhưng vẫn còn lên tiếng cho đến hơi thở cuối cùng cho dân tộc Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn ông về những chia sẻ vừa rồi.




Y HỌC & CHÍNH TRỊ CẦN SA (Việt Nguyên)




Việt Nguyên
Thursday, February 27, 2014 1:51:43 PM

LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. Ðộc giả có thể xem các bài viết của Việt Nguyên trên www.ngay-nay.com.

****
Khuynh hướng cấp tiến dưới thời Tổng Thống Obama có chiều thuận lợi, sau khi những tiểu bang chấp nhận hôn nhân đồng tính luyến ái và chính quyền liên bang đồng ý các chương trình lợi ích cho các người phối ngẫu đồng phái nay đến cây cần sa được phép trồng và thuốc hút được phép bán.

Ðầu năm 2014, tiểu bang Colorado cho phép bán cần sa (Marijuana) như bán thuốc lá cho những người trên 21 tuổi, đến mùa Xuân này, tiểu bang Washington đồng ý chấp thuận theo đạo luật I-502 cho mở 334 tiệm bán cây cần sa.


Tiểu bang California và năm tiểu bang khác hiện nay cho phép dùng cần sa trong việc trị liệu y khoa cũng sẽ theo bước chân vào năm 2016. Tiểu bang Alaska đã bỏ phiếu thuận hợp pháp hóa cần sa năm 2014. 58% dân Mỹ ủng hộ luật hợp pháp hóa cần sa trong năm nay, 10% cao hơn năm ngoái. Các tiểu bang bảo thủ miền Nam vẫn xem sử dụng cần sa là bất hợp pháp, có tội nặng nhất là New Orleans, Louisiana, bị bắt gặp quả tang dùng, hút Marijuana, người dùng có thể bị tù 20 năm khổ sai.
Tổng Thống Obama trong bài phỏng vấn với báo New Yorker vào tháng 1 năm 2014 cho biết ông đã hút cần sa hồi còn trẻ thời đi học, một thói quen xấu nhưng không thấy thói quen ấy khác với thói quen hút thuốc lá và cần sa (còn được gọi là Pot vì trồng trong chậu) không nguy hiểm hơn rượu. Câu tuyên bố của TT Obama gây nổi giận cho giới bảo thủ và nhân viên cơ quan kiểm soát thuốc phiện DEA vì tổng thống nói không dựa vào bằng chứng thống kê. Hiện nay rượu gây ra 80,000 cái chết mỗi năm với 240 tỷ Mỹ kim thiệt hại cho cá nhân và xã hội trong 4 năm từ 2006 đến 2010 trong khi đó chưa có con số thống kê về tai họa của cần sa ở Hoa Kỳ. Nhân câu nói của Tổng Thống Obama 18 dân biểu Dân Chủ đã áp lực với tổng thống đề nghị loại cần sa ra khỏi danh sách thuốc bất hợp pháp. Cả hai giới bảo thủ và cấp tiến bỏ qua phần sau câu trả lời: “Không khuyến khích và cũng đã nói cho các cô con gái của ông biết thói quen hút cần sa không lành mạnh và phí thì giờ vô ích.”

Cần sa, Marijuana (còn được gọi là cỏ, pot, dope, hash, joint, buddha, green...) là chất kích thích thần kinh lâu đời nhất và được dùng nhiều nhất. Thống kê cơ quan Y Tế Thế Giới WHO cho thấy trong năm 2008 có đến 160 triệu người hút cần sa ít nhất là một lần trong lứa tuổi từ 50 đến 65 và 30 triệu người Mỹ đã dùng cần sa trong năm ngoái. Cây cần sa thông dụng nhất là Cannabalis Sativa dễ trồng ở vùng nhiệt đới và nơi khí hậu ôn hòa. Danh từ Marijuana do người Mễ Tây Cơ đặt, có nghĩa là thuốc lá rẻ tiền. Các nhà khảo cổ đã cho thấy cần sa đã được dùng ở Á Châu 4,000 năm trước công nguyên. Người Hán dùng cần sa như là thuốc mê còn sử gia Hy Lạp Herodotus trong cuốn sử ký đầu tiên của thế giới đã tả đoàn quân “Rợ” Scythian khi đi ra trận, hút và ngửi khói cần sa đã cảm thấy ngây ngất hăng hái chiến đấu hơn. Người Trung Ðông hút cần sa qua chất nhựa của cây (Hashish). Hashish được sấy khô và ép thành mảnh nhỏ để hút có thể làm thành dầu để ăn, dầu là sản phẩm cần sa mạnh nhất. Ðời nhà Ðường đến thời kỳ suy đồi, Ðường Minh Hoàng, dùng đến 40% quần thần gốc Trung Ðông, mê các đạo sĩ đến từ Phương Tây. Truyền thuyết cho thấy nhà vua đã nhờ cây gậy mơ màng lên cung Quảng, cây gậy là ống điếu hút Hashish. Chất này vẫn còn thông dụng ở Trung Ðông nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1980, hơn 10% học sinh đệ nhị cấp ở Hoa kỳ hút cần sa mỗi ngày. Tổng Thống Ronald Reagan đã gọi cần sa là thuốc độc hại nhất ở Hoa Kỳ. Giáo Sư Kleiman tại Ðại Học Harvard đề nghị cấm cần sa, nếu hợp pháp hóa cần sa nước Mỹ sẽ phải đối phó với những nguy hiểm về xã hội và phí tổn cho cả người tiêu thụ lẫn gia đình và xã hội.

Năm 1970, Quốc Hội Hoa Kỳ liệt cần sa vào loại thuốc cần phải được kiểm soát loại I (loại có khuynh hướng dễ bị nghiện ngập, không có giá trị y khoa) các loại thuốc có chất ma túy như Morphine thuộc trong loại II. Sau đó đến thời Nixon “chiến tranh chống ma túy” tăng cao chất cần sa bị kiểm soát ngặt. Cơ quan kiểm soát thuốc liên bang DEA liệt cần sa vào loại I không có giá trị y khoa nhưng thật ra cần sa có giá trị y dược, thuốc chữa được các chứng buồn nôn, ói mửa, bệnh kém ăn, bệnh cườm xanh mắt (glaucoma) bệnh về đường ruột IBS (Irritable bowel syndrom,) khiến người bệnh có lúc bón có lúc đi chảy. Thuốc có tác dụng trên hệ thống cơ, bắp thịt, giúp các chứng bệnh về đường thần kinh bắp thịt như bệnh Multiple Sclerosis, bệnh động kinh và bệnh Lou Gehrig. Cần sa giảm được các chứng đau kinh niên nhưng không giảm được cơn đau cấp tính.

Vì những lý do trên, năm 1996, tiểu bang California cho phép dùng cần sa trong việc trị liệu, chính yếu là trị đau và trị ói mửa nhất là ói mửa vì các thuốc trị liệu ung thư. Ðến năm 2010 vì những lợi ích của cần sa, 41% người Mỹ đã đồng ý hợp pháp hóa cần sa, số giới trẻ đồng ý gấp đôi số người già.

Tác dụng của cần sa tương phản, khi hút hay khi ăn, người dùng cảm thấy bay lơ lửng (“phê,” “get high”) và thư giãn nhưng người hút cần sa lần đầu lại có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Những người hút cần sa thấy “phê” đâm ra nói nhiều, muốn tiếp xúc với mọi người chung quanh và thân thiện nhưng cũng có thể trở nên tư lự, cô đơn không muốn giao tế. Hút cần sa con người không còn biết phân biệt thời gian, không gian hay màu sắc, không biết đang ở đâu và âm nhạc trong phòng trở nên vang động. Khi dùng chất cần sa nhiều, người hút sẽ có ảo giác như chất LSD nên trong nghìn năm các phù thủy bộ lạc ở Mỹ Châu, Phi Châu, đã dùng cần sa trong các dịp tế lễ. Người Trung Hoa hút cần sa ít nhất thế giới nhưng vua Thần Nông Trung Hoa là người tìm ra trà sau đó trà xuất cảng đi khắp thế giới, trà có chất kích thích ephedrine làm khó ngủ và tăng áp huyết. Nhà vua là người đầu tiên dùng cần sa Cannabalis để chữa bệnh năm 2737 trước Tây lịch cùng với trà và nhân sâm. Hình vẽ cây cần sa có trong sách y học Trung Hoa. Cần sa đã được nhà vua dùng chữa hơn một trăm loại bệnh kể cả bệnh viêm khớp xương vì chất uric acid cao (gout) bệnh phong thấp, sốt rét và bệnh lãng trí. Trong sách y học Trung Hoa cần sa tiếp tục dùng để chữa chứng ói mửa, xuất huyết và bệnh ký sinh trùng.
Ở Âu Châu, bác sĩ Hy Lạp và La Mã cùng thời cũng dùng cần sa nhưng cẩn thận hơn vì dùng nhiều cần sa có thể làm liệt dương nhưng bác sĩ của Ðại Ðế La Mã Nero đã dùng cần sa để chữa nhiều thứ bệnh kể cả bệnh đau tai. Ðến năm 1839, bác sĩ người Anh ở Ấn Ðộ William O'Shanghnessy đã dùng cần sa, Cannbalis, để chữa đau, ói mửa, bệnh động kinh, để thư giãn các bắp thịt, nhờ ông chứng minh được tác dụng của cần sa mà cả nước Anh vào thế kỷ thứ 19 đã đua nhau “trồng cỏ” chữa bệnh. Nữ Hoàng Anh Victoria đã dùng cần sa để chữa chứng đau kinh nguyệt mỗi tháng của bà.

Hiện thời các bác sĩ biết rất ít về công dụng của hai chất hóa học chính của cần sa. Chất kích thích thần kinh chính là TCH (Delta-9-Tetra Hydrocannbinol) chất chính trong cây cần sa. Chất thứ hai là CBD (Cannalidiol), chất này không có ảnh hưởng trên tinh thần, trạng thái tỉnh thức hay trên khẩu vị. Ngoài hai chất trên cây cần sa còn có 460 chất khác và có 60 chất Cannabinoid tương tự chất THC. Khi hút cần sa, 20-50% chất hóa học THC thấm vào phổi. Khi ăn các chất hóa học được tiêu hóa bởi gan, ít lên óc, tụ lại trong mỡ. Khi chất THC lên óc, chất này kết hợp với nơi kết tụ làm tăng chất Dopamin.
Giáo Sư Raphael Mechoulam, hóa học gia Ðại Học Hebrew ở Jerusalem đã khám phá chất TCH năm 1964. Mùa Hè năm 2006, phụ tá của ông làm việc với Giáo Sư Jerome Groopman ở Mỹ đã khám phá các tác dụng mới của các chất hóa học Cannabinoids trên vi khuẩn Herpes, vi khuẩn gây ra bệnh ung thư Kaposi trên những người bệnh yếu miễn nhiễm như những người bị bệnh AIDS. Chất CBD không có tác dụng kích thích thần kinh có nhiều trong cây cần sa có thể chận đứng và thay đổi tác động tai hại của vi khuẩn. Các chất CBD làm thay đổi sự di chuyển của bạch huyết cầu đến chống các tế bào ung thư. Các cuộc nghiên cứu khác lại cho thấy chất THC ngăn sự phát triển và lan rộng bệnh ung thư phổi và chất CBD ngăn chặn tăng trưởng tế bào ung thư vú trên các tế bào trong phòng thử nghiệm.
Nhưng điều ngạc nhiên nhất là các nhà khoa học cùng phòng thử nghiệm đã khám phá ra hệ thống chất CBD có tự nhiên trong não con người bình thường. Năm 1988 chất CBD1 được tìm thấy, 5 năm sau đến chất CBD2. Chất protein CBD2 ít ở trong não nhưng nhiều trong tế bào bạch huyết cầu. Giáo Sư Raphael Mechoulam là người khám phá chất CBD đầu tiên, ông đặt tên chất này là chất “Anandamide” danh từ tiếng Phạn (Sankrit) Ananda có nghĩa là hạnh phúc,” “niềm vui.”

Các cuộc nghiên cứu về các chất hóa học trong cây cần sa có tự nhiên trong cơ thể con người hiện nay tăng gia trong các trung tâm nghiên cứu y học cũng như trong các đại dược phòng.

Trở ngại chính trong việc dùng cần sa để chữa bệnh là các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được một liều lượng chính xác, một tiêu chuẩn để chữa bệnh, cả về hai chất TCH và CBD. Phòng thí nghiệm cũng chưa đo được nồng độ chính xác như nồng độ rượu trong máu. Nồng độ TCH không chính xác, nếu người mới phi “xì ke” thì nồng độ TCH xuống rất nhanh trong vòng một giờ đồng hồ còn nếu người bị bệnh phải dùng nhiều cần sa thì cho chất TCH tồn tại trong máu nhiều ngày. Các thử nghiệm máu như vậy không cho biết nồng độ TCH trong máu của người mới hút cần sa trong 5 phút hay trong 5 giờ vừa qua nên tiêu chuẩn của cơ quan DEA là 5 nanogram trong máu để bắt người lái xe tội lái xe dưới ảnh hưởng thuốc (DUI) không chính xác. Chất TCH tác dụng trên não nhưng hút cần sa lâu có thể đưa đến các chứng bệnh thần kinh như loạn trí hay tâm phân liệt (Schizophrenia) hay không thì vấn đề này chưa được biết rõ. Ðiều chắc chắn là cần sa ảnh hưởng đến sự nhận thức và sự đáp ứng thần kinh tâm thể, chất TCH làm giảm trí nhớ ngắn hạn, người cảm thấy “phê” không thể tập trung tư tưởng. Hút cần sa, thi sĩ làm thơ bay bổng nhưng không tập trung tư tưởng, thơ tuôn ra lai láng nhưng không ai hiểu!

Ảnh hưởng đến hiệu suất của phi công do cần sa kéo dài đến 24 giờ, còn người lái xe hút cần sa dễ gây tai nạn bảy lần hơn so với người bình thường. Hút cần sa lâu có nghiện không? Vấn đề ấy vẫn còn được bàn cãi. Trong cuốn sách về định bệnh tâm trí DSM5, chứng “rối loạn vì dùng cần sa” được định bệnh khi có các triệu chứng: không khả năng làm việc, có vấn đề trong gia đình và xã hội. Giống như các thuốc phiện nghiện ngập khác, khi ngừng hút cần sa người nghiện sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng và đôi khi bị chứng trầm cảm.

Tai hại nhất của cần sa đã được chứng minh là ảnh hưởng trên não của thai nhi. Trong khi có thai nếu người mẹ hút cần sa, chất TCH ảnh hưởng lên trên sự phát triển não bộ, chất TCH tấn công làm hư hại võ não.

Hợp pháp hóa cần sa có lợi cho những người hút vì cây cần sa đã được thử qua các loại bệnh về nấm, được khám xét kỹ lưỡng sự tai hại của các chất khử trùng dùng trong khi trồng cây.

Bác Sĩ Groopman đã thấy một trường hợp bệnh thiếu máu trên một phụ nữ hút cần sa lâu năm, khi ngừng hút, hồng huyết cầu của bà trở lại bình thường, chứng thiếu máu có lẽ gây ra do thuốc khử trùng.

Ở Hoa Kỳ chưa có trường hợp chết vì hút cần sa mặc dù cơ quan kiểm soát bệnh CDC ở Atlanta nghĩ rằng có 26 cái chết từ 1999 đến 2007 gây ra do cần sa vì áp huyết tăng, nhịp tim tăng hay tim đập thất nhịp. Cái chết được xác nhận bởi bác sĩ khám nghiệm duy nhất ở Anh, bà Gemina Moss 31 tuổi, vào tháng 10 năm ngoái, nồng độ TCH cao trong tim và gan. Về kinh nghiệm cá nhân, một ngày sau khi Tổng Thống Obama nói cần sa không tai hại như rượu, một bệnh nhân đã hốt hoảng đến phòng cấp cứu bệnh viện St. Luke đúng vào ngày tôi làm việc. Anh bệnh nhân 24 tuổi ngất xỉu khi đến phòng cấp cứu, tim đập đến 180 nhịp một phút. Anh cho biết mỗi lần anh hút 4 điếu cần sa (synthetic Marijuana) và mỗi ngày hút mười lần! Anh suýt chết chỉ vì hiểu lầm câu nói của Tổng Thống Obama!
Các tiểu bang đua nhau hợp pháp hóa cần sa vì lý do thương mại là chính. Trên thị trường một ounce cần sa tốt trị giá từ 250 đến 300 Mỹ kim. Hợp pháp hóa cần sa đem đến 2.34 tỷ Mỹ kim cho các tiểu bang so với lợi tức 1.43 tỷ hiện nay. Các tiểu bang hy vọng sẽ thâu thuế trên những người tiêu thụ và thị trường chợ đen sẽ biến mất. 

Thị trường hai tiểu bang Colorado và Washington sẽ cho biết ai đúng ai sai. Chợ đen cần sa sẽ biến mất hay sẽ xuống giá để cạnh tranh với giá nhà nước, cung cấp cần sa từ Mễ Tây Cơ sẽ giảm vì hợp pháp hóa cần sa hay kỹ nghệ “trồng cỏ” ở Hoa Kỳ sẽ tăng? Trước mắt thuế chưa thu nhưng đã thấy con số người lái xe DUI sẽ gia tăng vì cần sa dùng thay cho rượu và những người nghiện bao giờ cũng uống rượu trong khi “phi xì ke.” Nghiện ngập đưa đến tai nạn, bệnh và bạo hành trong gia đình và xã hội.

Chiến tranh chống ma túy đang đi đến khúc quanh mới với Tổng Thống Obama.

------------------------------

Tác giả Viet Nguyên viết: "một bệnh nhân đã hốt hoảng đến phòng cấp cứu bệnh viện St. Luke đúng vào ngày tôi làm việc. Anh bệnh nhân 24 tuổi ngất xỉu khi đến phòng cấp cứu, tim đập đến 180 nhịp một phút."
Tôi nghĩ tác giả đã không nói rỏ cho đọc giả hiểu " synthetic marijuana" (cỏ phun chất hóa hoc lên trên) KHÁC với "plant gowth, regular marijuana" (cây cần sa trồng tự nhiên) mà tiểu bang Colorado và Washington hợp thức hóa.
Synthetic Marijuana là đồ độc hại, được chế ra trong lab. Nó dùng một loại cỏ không phải là cần sa, rồi phun lên cỏ này chất hóa học nhân tạo, chế ra từ trong phòng lab, hợp chất hóa học này được chế ra với mục đích làm cho giống chât THC như có tự nhiên trong cây cần sa trồng trên đất. (nói nôm na giống như đường mía và đường hóa hoc).
Synthetic marijuana có thể mạnh hơn 80 - 100 lần chất THC có tự nhiên trong cây cần sa thường. Chất THC nhân tạo này có rất nhiều loại khác nhau tùy vào cái thành phần hợp chất trộn lại. Những hợp chất nhân tạo (THC nhân tạo) được biết đến, đều bị tiểu bang Colorado bỏ vô sổ đen cấm, bất hợp pháp.



MỘT NHÀ LY KHAI TRUNG QUỐC : BẮC KINH HỢP TÁC ĐẠI HỌC ĐỂ GỞI GIÁN ĐIỆP (Trọng Thành - RFI)




Trọng Thành  -  RFI
Thứ sáu 28 Tháng Hai 2014

Một cựu giảng viên đại học Trung Quốc vừa sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào tháng 01/2014, báo động tình trạng Bắc Kinh gài nhiều gián điệp vào các đại học Mỹ thông qua các chương trình hợp tác giảng dạy và nghiên cứu.

Nhà kinh tế học Trung Quốc Hạ Nghiệp Lương, hiện đang sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Wikipedia.

Người đưa ra tuyên bố nói trên là ông Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), nguyên là giáo sư kinh tế học đại học Bắc Kinh, một trong các cơ sở đại học có uy tín nhất tại Trung Quốc. Phát biểu tại Cato Institute, một trung tâm nghiên cứu độc lập, có trụ sở tại Washington, giáo sư Hạ Nghiệp Lương khẳng định : « Hàng năm, trong số các giáo sư (Trung Quốc) được mời sang Mỹ giảng dạy, tôi có thể nói chắc chắn là có các gián điệp. Trên thực tế, họ không làm bất cứ một nghiên cứu nào ». Ông Hạ Nghiệp Lương nói đã nhận được thông tin về việc Bắc Kinh đưa các « gián điệp thực sự » vào các trường đại học Mỹ.

Nhà ly khai Trung Quốc đặt câu hỏi : « Nếu Hitler còn đó và muốn hợp tác với các đại học Phương Tây, liệu quý vị có chấp nhận không ? » và ông nhận xét : « Một số người cho rằng chúng ta không thể so sánh như vậy được. Nhưng trên một số phương diện, có một sự tương đồng ».

Cựu giáo sư kinh tế đại học Bắc Kinh cũng hy vọng đại học Mỹ tiếp tục giữ quan hệ với các đồng sự Trung Quốc, và khuyến khích sinh viên Trung Quốc du học, đồng thời kêu gọi cần tỉnh táo trước các ý định thực sự của các sinh viên muốn học tập tại Mỹ. Ông Hạ Nghiệp Lương báo động khả năng lợi dụng của nhiều sinh viên Trung Quốc khiến uy tín của các đại học Mỹ bị hoen ố. Theo nhà ly khai này, đại học Mỹ nên mở rộng cửa cho các sinh viên Trung Quốc cũng như các quốc gia vùng Vịnh, với điều kiện họ trân trọng một số giá trị nhân quyền nền tảng, như tự do ngôn luận.

Hạ Nghiệp Lương là một trong số hơn 300 trí thức và nhà hoạt động tham gia ký tên vào Hiến chương 08 (năm 2008), kêu gọi cải cách chính trị tại Trung Quốc, chấm dứt chế độ độc đảng. Trong số những người chấp bút Hiến chương 2008, có Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, hiện đang bị cầm tù.

Ông Hạ Nghiệp Lương từng được nhiều đại học Mỹ thỉnh giảng. Ông bị đại học Bắc Kinh sa thải vào tháng 10/2013, với lý do giảng dạy kém. Ngược lại, cựu giáo sư đại học Bắc Kinh khẳng định ông luôn nhận được các đánh giá tốt trong quá trình làm việc 13 năm tại cơ sở này.



ĐỀ NGHỊ CÙNG KIỆN TRUNG QUỐC : PHILIPPINES "LÀM KHÓ" THÊM CHO GIỚI LÃNH ĐẠO CSVN (Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 28/02/2014

“Làm khó” thêm bởi vì suốt bao năm nay, giới lãnh đạo CSVN vẫn vô cùng lúng túng phải đối phó, xoay xở che đậy với nhân dân và dư luận quốc tế một bản chất là rất sợ phải làm việc này. Có mấy lý do họ sợ:

1. Các bậc tiền bối thế hệ thứ nhất của họ đã có những sai lầm, thỏa thuận trao đổi ngầm với
Trung Quốc về chủ quyền mà cho tới nay vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng được bao nhiêu. Giờ nếu đem ra kiện quốc tế, dễ bị thua cả về pháp lý lẫn chính trị.

2. Các đàn anh tiền nhiệm gần đây và chính họ đã có những thỏa thuận ngầm tiếp theo với Trung Quốc, để mua lấy sự trợ giúp, chỗ dựa trong cơn khủng hoảng, lo sợ sụp đổ. Giờ đem ra kiện có nghĩa đã vi phạm những thỏa thuận ngầm đó.

3. Bản chất quá hèn và yếu, lại đầy vết tích đen đúa trong nội tình, trong khi Trung Quốc đã nắm được và sử dụng như những vũ khí khống chế lợi hại, đã và đang dùng để chọc phá gây mâu thuẫn nội bộ. Kẻ nào trong số họ bộ lộ thái độ muốn “làm tới” với Trung Quốc ắt sẽ bị tấn công bằng những vũ khí này, ngay từ bên trong, nhưng lại được ngụy trang bằng nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế, có vẻ như vũ khí này đã và đang được dùng rồi, giờ chỉ là tăng hay giảm thôi.

 -

Philippines đề nghị Việt Nam và Malaysia cùng khiếu nại Trung Quốc
07:27 28-02-2014

Vào 27.2.2014, Philippines đã kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan tới tranh chấp tham gia khiếu nại pháp lý đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.Trong một bước đi táo bạo vào tháng 1.2013, Philippines đã quyết định đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc kiểm soát bãi ngầm Scarborough của Philippines từ tháng 4.2012.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ mọi cáo buộc pháp lý của Philippines. Theo yêu cầu của tòa án, Philippines sẽ phải trình bày các lập luận pháp lý và chứng cứ của mình vào ngày 30.3 sắp tới.
Theo ông Francis Jardeleza, Trưởng đoàn, Tổng luật sư Philippines, Việt Nam, Malaysia và 2 quốc gia khác có thể tham gia vụ kiện hoặc tự mình đứng ra khiếu nại.

Ông Jardeleza nói đây là cơ hội duy nhất để các nước nhỏ có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước các cường quốc là sử dụng luật pháp quốc tế. “Chúng ta ở đây là để chứng minh, trên quan điểm luật pháp quốc tế, mọi hành động và tuyên bố của Trung Quốc đều vô hiệu”.

Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Philippines có các vùng biển tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau trên khu vực biển Đông. Điều này thường gây ra các cuộc đối đầu nguy hiểm, gây căng thẳng và phức tạp thêm tình hình khu vực.

Theo giáo sư luật Raul Pangalangan, Philippines muốn Trung Quốc giải thích các giới hạn và cơ sở của việc tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển chiếm tới 80% diện tích biển Đông.

Tuy nhiên Trung Quốc dường như không thích giải quyết tranh chấp theo hướng đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chuộng hình thức đàm phán song phương, nơi sức mạnh và ảnh hưởng sẽ giúp nước này chiếm thế thượng phong.

Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng cảnh báo Washington không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Trong đơn khiếu nại của mình, Philippines liệt kê một loạt các hành động “hung hăng” của Trung Quốc, bao gồm cả việc nổ súng xua đuổi tàu ngư dân Philippines khỏi bãi cạn Scarborough ngày 27.1.
Ngay sau khi Manila lên tiếng phản đối và chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc tại Manila tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận trên biển Đông”.

Bảo Duy (Theo The Gazette)




View My Stats