Trung ương Đảng họp hội
nghị lần thứ 10, nội dung là gì?
BBC News Tiếng Việt
17
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj9jnl8mj7jo
Dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị lần thứ 10 từ ngày 18-20/9, hai nguồn tin của BBC
tiết lộ.
Đồng
thời, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang cũng cho thấy ông Nghiêm Xuân
Thành, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang, sẽ có lịch đi công
tác từ ngày 18-20/9.
Khả
năng cao cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương trong ba ngày này sẽ có nội dung
về kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao và điều động một số cán bộ. Đồng thời,
Trung ương Đảng cũng sẽ tập trung cho việc chuẩn bị cương lĩnh và phê duyệt quy
hoạch nhân sự Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào quý 1 năm 2026.
Ngày
26/8, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo: theo nghị quyết của Trung
ương, chức danh chủ tịch nước sẽ được Quốc hội bầu vào kỳ họp thứ 8 vào tháng
10. Kỳ họp này dự kiến diễn ra theo hai đợt, khai mạc vào ngày 21/10/2024 và dự
kiến bế mạc muộn nhất vào ngày 30/11/2024.
Tại
hội nghị ngày 15/8 của Bộ Chính trị gặp mặt các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đã thông báo kỳ họp Quốc hội
tháng 10/2024 sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao. Đây được coi là động
thái nhằm trấn an các "bậc bô lão" rằng sẽ không có việc nhất thể hóa
hai chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư mà ông Tô Lâm sẽ chỉ tập trung vị trí
lãnh đạo Đảng.
Một
nguồn tin khác nói với BBC rằng, ông Tô Lâm dự kiến sẽ lên đường đi New York, Mỹ
vào đêm ngày 21/9 để tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với tư cách nguyên thủ
quốc gia.
Như
vậy, Trung ương Đảng họp ngay trước thềm chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Giới
thiệu nhân sự chủ tịch nước
Có
thể nói, giai đoạn 2021-2026 chứng kiến nhiều bất ổn nhất từ trước tới nay khi
liên tục có những thay đổi về nhân sự cấp cao, trong đó có chức danh chủ tịch
nước. Bộ Chính trị khóa 13 đã có đến bảy ủy viên mất chức so với đầu khóa,
trong đó có hai nhân vật trong Tứ Trụ.
Nhà
lãnh đạo lâu năm của Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - qua đời cũng gây
nên những biến động trên chính trường, nhất là sự thăng tiến nhanh chóng của Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tuy
nhiên, như Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã thông báo, Quốc hội sẽ bầu chủ
tịch nước mới vào tháng 10.
Với
quy trình chọn lãnh đạo của Việt Nam là Đảng quyết trước rồi mới đến Quốc hội
làm thủ tục bầu, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp đợt này để giới thiệu
nhân sự cho Quốc hội kiện toàn các chức danh, bao gồm cả chủ tịch nước.
Trước
đây, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất
chức, Hội nghị Trung ương 9 diễn ra từ 16-18/5 đã giới thiệu nhân sự cho hai chức
danh này để Quốc hội tiến hành bầu tại kỳ họp thứ 7.
Tương
tự, dự kiến Hội nghị Trung ương 10 từ ngày 18-20/9 sẽ thảo luận, thống nhất về
phương án kiện toàn chức danh chủ tịch nước để Quốc hội bầu vào kỳ họp thứ 8.
Theo
đánh giá của các chuyên gia, từ sau thời Lê Duẩn, Việt Nam đã tránh mô hình nhất
thể hóa để tránh việc quyền lực tập trung quá nhiều vào một người. Việc ông
Nguyễn Phú Trọng từng nắm giữ cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước giai
đoạn 2018-2021 cũng chỉ là phương án tạm thời.
Ở
Đại hội 13 vào năm 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch
nước kế nhiệm. Vì vậy, chức danh chủ tịch nước được kiện toàn là điều sớm muộn.
Giáo
sư Carl Thayer, chuyên phân tích chính trị Việt Nam, nói với BBC ngày 29/8 rằng
việc không để ông Tô Lâm kiêm nhiệm có thể là do một số lãnh đạo cấp cao tỏ ra
kiêng kị về việc cho phép một người nắm giữ quá nhiều quyền lực.
"Hoặc
là có những cân nhắc về lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về sự ổn định
chính trị ở Việt Nam. Vì thế, việc khôi phục lại cơ chế lãnh đạo Tứ Trụ sẽ giúp
trấn an những mối quan ngại," ông Thayer nói với BBC.
No comments:
Post a Comment