Cựu
cố vấn của Trump: Hệ tư tưởng của Trung Quốc là mối nguy cho tất cả
28/09/2024
Thách
thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt khi đối đầu với Trung Quốc trên trường quốc tế là
“gần như quá mức” và vượt xa một số cuộc khủng hoảng lịch sử tồi tệ nhất mà đất
nước này từng gặp phải, cựu cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Trump,
Robert C. O’Brien, cho biết hôm 26/9.
https://gdb.voanews.com/d06c1931-639a-4aff-b4fb-187e5c6b2b07_w1023_r1_s.jpg
Cựu
cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền Trump, Robert C. O’Brien, hôm 26/9 nói:
“Tôi không chắc nước Mỹ từng đối mặt với mối đe dọa nào như Trung Quốc Cộng sản
trong lịch sử của chúng ta hay chưa”,
“Tôi
không chắc nước Mỹ từng đối mặt với mối đe dọa nào như Trung Quốc Cộng sản
trong lịch sử của chúng ta hay chưa”, ông O’Brien nói trong một cuộc thảo luận
do Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu có khuynh hướng bảo thủ, tổ
chức.
“Có
lẽ là cuộc Chiến tranh Cách mạng, khi chúng ta chiến đấu với người Anh, siêu cường
hàng đầu thế giới vào thời điểm đó?” ông nói. “Tôi nghĩ rằng mối đe dọa mà
chúng ta phải đối mặt từ Trung Quốc nghiêm trọng hơn nhiều so với mối đe dọa mà
chúng ta phải đối mặt với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh”.
Ông
O’Brien cho biết ông tin rằng kế hoạch cuối cùng của Trung Quốc là áp đặt hệ tư
tưởng “Marxist-Leninist” của nước này lên phần còn lại của thế giới.
“Họ
có một hệ tư tưởng mà họ tin rằng họ có thể sử dụng để tổ chức, để cai trị thế
giới”, ông nói. “Vì vậy, đó là mối nguy hiểm đối với tất cả chúng ta, đối với
con cháu chúng ta. Đó là mối nguy hiểm đối với mọi người trên thế giới, bởi vì
họ tự cho rằng mình có thể cai trị toàn bộ thế giới dựa trên hệ tư tưởng của họ.”
Chính
sách Mỹ-Trung trong tương lai
Những
phát biểu của ông O’Brien được đưa ra vào thời điểm các chuyên gia đang cố gắng
phân tích mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ như thế nào trong chính quyền
tổng thống tiếp theo, cho dù đó là nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump hay nhiệm kỳ
đầu tiên của ứng cử viên bên đảng Dân chủ là bà Kamala Harris.
Trong
một phúc trình được công bố vào sáng ngày 26/9, bà Bonny Lin, giám đốc Dự án
Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng
các chính sách tương lai của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc có thể sẽ đi theo cùng một
hướng bất kể ai thắng cử.
“Chính
sách của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan có khả năng sẽ
duy trì đường nét chung của nó dưới thời chính quyền Harris hoặc Trump”, bà Lin
viết. “Nhóm Harris và Trump chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc thách thức và đe
dọa trật tự đã thiết lập của quốc tế, hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương và Hoa Kỳ. ‘Quản lý’ Trung Quốc hoặc ‘chiến thắng’ trước Trung Quốc
sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo, vì sự cạnh tranh gay gắt
của Hoa Kỳ với Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục.”
Tuy
nhiên, bà Lin chỉ ra một số lĩnh vực mà chính quyền Trump có thể khác biệt, bao
gồm việc thực hiện các chính sách thương mại khắc nghiệt hơn và áp đặt các biện
pháp đàn áp sâu rộng hơn đối với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại
Hoa Kỳ.
Bà
cho biết, điều chưa rõ ràng là mức độ mà ông Trump sẽ tiếp tục nuôi dưỡng một số
liên minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà chính quyền Biden đã nỗ
lực củng cố và liệu ông có tiếp tục hỗ trợ Đài Loan, hòn đảo tự quản mà Trung
Quốc tuyên bố là của riêng mình hay không.
Trong
bài phát biểu vào ngày 26/9, ông O’Brien đã đề cập đến tất cả các chủ đề đó.
Không
nói thay cho ông Trump
Ông
O’Brien đã phục vụ trong chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump trước tiên
với tư cách là đặc phái viên về các vấn đề con tin, và sau đó là cố vấn an ninh
quốc gia từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 1 năm 2021.
Trong
buổi xuất hiện kéo dài 90 phút vào ngày 26/9, ông O’Brien đã nói rõ rằng ông
không nói thay cho cựu tổng thống.
“Bất
kỳ ai nói rằng họ đang nói thay cho Donald Trump, dù là về mặt nhân sự hay
chính sách, thì đều không nói thay cho Donald Trump”, ông nói. “Donald Trump sẽ
nói cho chính Donald Trump”.
Tuy
nhiên, những quan sát của ông về Trung Quốc có thể cung cấp một số hiểu biết
sâu sắc về tư duy của những người có khả năng tham gia chính quyền Trump thứ
hai, nếu cựu tổng thống giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Ông
O’Brien cho biết chính quyền Trump trong tương lai sẽ tập trung vào việc thể hiện
sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc và chống lại
những gì cựu tổng thống coi là các hành vi không công bằng của Trung Quốc. Những
hành vi đó bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, tràn ngập các nền kinh tế phương
Tây bằng hàng hóa Trung Quốc được Bắc Kinh trợ cấp và giữ giá trị đồng nhân dân
tệ của Trung Quốc ở mức thấp một cách giả tạo.
“Tổng
thống Trump đã nói những gì ông ấy sẽ làm”, ông O’Brien cho biết. “Ông ấy sẽ
tăng thuế đối với Trung Quốc và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng chúng ta sẽ
không dung thứ cho hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ nữa. Chúng ta sẽ không dung
thứ cho hành vi bán phá giá, chúng ta sẽ không dung thứ cho hành vi thao túng
tiền tệ và chúng ta sẽ có sáng kiến để các nhà sản xuất Hoa Kỳ trở về nước”.
Sự
hung hăng ‘không ngừng nghỉ’ của Trung Quốc
Ông
O’Brien cho biết khi ông ở Toà Bạch Ốc, ông đã thấy rằng Trung Quốc không biết
mệt mỏi trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh, cho dù bằng cách sử dụng
quân đội để quấy rối các nước láng giềng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
hay bằng cách tham gia vào các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng.
“Mỗi
lần chúng ta chiến đấu với họ ở đâu đó — hoạt động gián điệp tại một học viện
Khổng Tử mà chúng ta đã đóng cửa, nếu đó là một cuộc xâm nhập mạng, nếu đó là một
số hành động quân sự chống lại các đồng minh của chúng ta — mỗi lần mình đóng cửa,
họ lại xuất hiện ở một nơi khác. Ý tôi là, họ hoạt động trên mọi lĩnh vực. Họ ở
trên không gian, trên không, trên biển, trên đất liền”, ông nói.
“Họ
hoạt động trong mọi lĩnh vực. Họ đang cố gắng làm suy yếu thế giới tự do, và họ
đã làm khá tốt điều đó”.
AK-47
ở Đài Loan
Đầu
năm nay, ông O’Brien đã gây ra phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh khi ông đề nghị
trang bị cho mọi nam giới trong độ tuổi quân dịch ở Đài Loan một khẩu AK-47 để
chống lại một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc.
Vào
ngày 26/9, ông đã lặp lại đề nghị này, nói rằng, “Mỗi nam giới trong độ tuổi
quân dịch nên có một khẩu AK-47 và hai [băng đạn]. Hãy đảm bảo rằng chúng có thể
tương tác với nhau để bạn có thể lấy đạn tiếp theo từ các cuộc tuần tra mà bạn
phục kích và tiêu diệt khi chúng xâm lược đất nước của bạn.”
Mục
đích, ông nói, là “gây ra một chút sợ hãi trong lòng” giới lãnh đạo Trung Quốc.
“Bạn có thể xâm lược, nhưng mỗi khi bạn đi trên phố, mọi cửa sổ đều sẽ có một
khẩu AK-47 chĩa vào.”
Ông
tiếp tục nói rằng dưới thời chính quyền Trump đầu tiên, “Trung Quốc đã không quấy
rối Đài Loan theo cách mà họ đang làm bây giờ.” Ông nói rằng dưới thời chính
quyền Harris, “Bạn sẽ không thấy loại sức mạnh mà bạn nhận được từ Tổng thống
Trump để giữ cho Đài Loan được tự do.”
Các
liên minh của Hoa Kỳ
Ông
O’Brien cho biết theo quan điểm của ông, điều cần thiết là Hoa Kỳ phải tiếp tục
vun đắp các liên minh chặt chẽ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Tin tốt”
ông nói là các liên minh đó rất mạnh mẽ.
“Bạn
lấy sự kết hợp của ‘Bộ tứ’ với Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản; bạn lấy liên minh
ba bên Nhật Bản-Hàn Quốc-Hoa Kỳ; bạn hãy xem AUKUS, với Anh, Úc và Hoa Kỳ; và
các liên minh hiệp ước với Thái Lan và Philippines,” ông nói.
“Những
liên minh đó khiến Trung Quốc sợ hãi, vì họ thấy chúng ta hoạt động cùng nhau,”
ông nói. “Và cùng nhau, chúng ta có thể kiềm chế, và chúng ta có thể đẩy lùi
Trung Quốc. Khi họ tạo ra rạn nứt giữa chúng ta, đó là lúc họ có được lợi thế lớn.”
Quay lại
cạnh tranh hạt nhân
Ông
O’Brien cho biết Hoa Kỳ ngày càng cần khôi phục “bộ ba” hạt nhân của mình —
năng lực kết hợp để phóng phi đạn từ trên không, trên bộ và trên biển — vì
ngoài mối đe dọa mà đất nước phải đối mặt từ Nga, năng lực hạt nhân của Trung
Quốc đang tăng vọt.
“Nếu
chúng ta không sớm thực hiện các bước để hiện đại hóa bộ ba và mở rộng năng lực
của mình, chúng ta sẽ gặp rắc rối thực sự, vì người Nga có 1.250 hoặc 1.500 vũ
khí chiến lược. Họ có khoảng 2.500 vũ khí hạt nhân chiến thuật khác mà họ có thể
triển khai. Và Trung Quốc sẽ có 1.500 vũ khí chiến lược chĩa vào chúng ta, và
không biết có bao nhiêu vũ khí chiến thuật.
“Đó
sẽ là một trận đấu áp đảo 2 hoặc 3 chọi 1 với chúng ta, và đó không phải là
công thức răn đe”, ông nói.
“Chúng
ta phải quay lại trò chơi hạt nhân”, ông nói. “Thật không may, vì chúng ta nghĩ
rằng chuyện đó đã qua — rằng chúng ta đã vượt qua điều đó. Nhưng đối thủ của
chúng ta đã quyết định rằng họ vẫn sẽ chơi trò đó. Sẽ thật tuyệt khi nói rằng,
‘Vâng, chúng tôi không muốn chơi trò đó.’ Nhưng chúng ta phải có một sự răn đe
hiệu quả.”
.
No comments:
Post a Comment