NỘI DUNG :
Báo
Việt Nam cắt bỏ đoạn phát biểu của TBT Tô Lâm ca ngợi những người bạn Mỹ
RFA
.
Việt
Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để đàn áp các nhóm tôn
giáo độc lập
RFA
.
Công
an tra hỏi cả trẻ em để truy tìm tung tích nhà hoạt động chính trị
RFA
.
Ngành
giáo dục cải tiến hay cải lùi trong việc đổi tên chứng chỉ hành nghề nhà giáo?
RFA
.
===============================================
.
.
Báo
Việt Nam cắt bỏ đoạn phát biểu của TBT Tô Lâm ca ngợi những người bạn Mỹ
RFA
2024.09.27
Một
đoạn trong bài phát biểu của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mỹ mang đến
cho nhiều người kỳ vọng về sự thay đổi của lãnh đạo Việt Nam đã bị báo chí Nhà
nước cắt bỏ.
TBT
- Chủ tịch Tô Lâm trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị của
Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ hôm 25/9/2024
(ANDREW CABALLERO-REYNOLDS / AFP)
Hôm
23/9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu nhân một năm Đối
tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ tại Viện nghiên cứu Asia Society, New York.
Bài
nói chuyện của ông Lâm được báo Tuổi trẻ đăng tải toàn văn có đoạn:
"Trong
Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945
và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng
trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu "Hoan nghênh phái
đoàn Mỹ"."
Tuy
nhiên, sáng ngày 27/9 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), đoạn phát biểu về "những người
bạn Mỹ" đã không còn trên trang báo trên internet. Báo Tuổi Trẻ cũng không
có bất kỳ lời đính chính hay giải thích nào.
Trên
wayback machine (kho lưu trữ kỹ thuật số của World Wide Web được thành lập bởi
Internet Archive), có chín lần trang này chụp lại màn hình bài viết từ 23/9 đến
26/9.
Phóng
viên Đài Á Châu Tự Do gửi email cho ban biên tập báo Tuổi trẻ để hỏi về vụ việc,
tuy nhiên chưa ngay lập tức nhận được câu trả lời.
Các
tờ báo Nhà nước khác khi tường thuật về buổi lễ và về bài phát biểu đã tóm tắt
ngắn gọn phần về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ, không trích dẫn câu nói ở trên.
Kênh
YouTube Phố Bolsa TV quay lại toàn bộ bài phát biểu của ông Tô Lâm hôm 23/9 và
đăng tải trên kênh, cho thấy lãnh đạo của Việt Nam có nói những lời nêu trên.
Việc
các tờ báo Nhà nước rút bài, rút link, sửa bài viết mà không có bất kỳ giải
thích nào là chuyện không lạ, tuy nhiên, lần này không rõ lý do vì sao đoạn nói
chuyện của ông Tô Lâm tại Mỹ lại bị cắt bỏ.
Một
số bình luận trên mạng xã hội Facebook của Việt Nam có nhận định khá tích cực về
chuyến thăm Mỹ của ông Tô Lâm và những phát biểu của ông tại Mỹ. Những nhận định
này đại ý cho rằng có thể ông Tô Lâm không giáo điều như cố Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng và bày tỏ hy vọng về một sự đổi mới ở Việt Nam trong tương lai. Đoạn
trích câu nói này của ông Tô Lâm được nhiều tài khoản Facebook cá nhân ở Việt
Nam đăng lại để minh chứng cho điều này.
Tuy
nhiên, cũng có những ý kiến bày tỏ nghi ngờ người đã có hơn 40 năm phục vụ
trong ngành Công an và là Bộ trưởng Bộ Công an suốt tám năm qua trước khi trở
thành Tổng bí thư - Chủ tịch nước.
---------------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Việt
Nam tặng Cuba 10.000 tấn gạo, 500 máy vi tính nhân chuyến thăm của ông Tô Lâm
TBT
Tô Lâm gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden
TBT
Tô Lâm cảm ơn sự ủng hộ của Ukraine trong sự nghiệp thống nhất đất nước
Ông
Tô Lâm kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận Cuba
Ông
Tô Lâm gặp các đại diện doanh nghiệp Mỹ, Meta cam kết mở rộng đầu tư vào Việt
Nam
=======================================================
Việt
Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để đàn áp các nhóm tôn
giáo độc lập
RFA
2024.09.27
Chính
phủ Việt Nam đang sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để điều
khiển, đe doạ và đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập trong nước. Một báo cáo mới của Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế
(USCIRF) của Mỹ vừa công bố vào ngày 27/9 đưa ra kết luận như vậy.
Báo
cáo của uỷ ban độc lập lưỡng đảng Hoa kỳ trong báo cáo mới về nội dung tôn giáo
do nhà nước kiểm soát và tự do tôn giáo ở Việt Nam đã chỉ ra cách mà Chính phủ
Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để giám sát, đe
doạ và thậm chí là xoá sổ các tổ chức tôn giáo gốc và độc lập khác ra sao trong
quá trình lịch sử hàng chục năm, nhất là sau chiến tranh Việt Nam 1975.
Theo
báo cáo này, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã sử dụng ba tổ chức then chốt
của Đảng và Chính phủ cùng nhiều điều luật bao trùm và ba chiến thuật để quản
lý đời sống tôn giáo của người Việt qua sáu tổ chức tôn giáo được Chính phủ thừa
nhận.
Sáu
tổ chức tôn giáo được Chính phủ thừa nhận cho hoạt động ở Việt Nam bao gồm:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chi phái Cao Đài 1997, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo,
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc),
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Ba
tổ chức then chốt được Chính phủ sử dụng bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo
Chính phủ và Bộ Công an.
Mặt
trận Tổ quốc thực chất là thuộc Đảng Cộng sản và có nhiệm vụ phối hợp với Ban
Dân vận Trung ương của Đảng để xác định các trường hợp nào là dị giáo, tôn giáo
nào cần phải loại bỏ. Mặt trận Tổ quốc đã góp phần vào việc loại bỏ các nhóm
tôn giáo nhỏ như đạo Hà Mòn, đạo Dương Văn Mình, Bà Cô Dợ.
Ban
Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ và không có chức năng bảo vệ an ninh nhưng
các lãnh đạo của cơ quan này đều có nguồn gốc từ Công an. Ban này có nhiệm quản
lý và giám sát các hoạt động tôn giáo, soạn thảo các luật, quy định về tôn
giáo.
Bộ
Công an thực thi các luật và quy định về tôn giáo. Theo báo cáo, Bộ Công an
giám sát và đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập bằng cách bắt giữ, thẩm tra, đánh
đập và đe doạ các tín đồ.
Các
luật được chính quyền Việt Nam sử dụng thường để kiểm soát tôn giáo bao gồm Luật
về Tôn giáo và Tín ngưỡng 2016, Luật Đất đai 2013, Bộ luật Hình sự 2015, Luật về
Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018, Luật Xây dựng 2014.
Ba
chiến thuật được chính quyền Việt Nam sử dụng bao gồm thay thế, kết nạp và thâm
nhập. Bằng các chiến thuật này, Chính phủ Việt Nam xoá sổ các tổ chức tôn giáo
gốc, lấy đất đai và cơ sở tôn giáo của họ, bắt người theo đạo phải bỏ đạo và
tham gia vào các tổ chức tôn giáo của Nhà nước, kiểm soát các hoạt động tôn
giáo rộng khắp, đàn áp tôn giáo không chỉ ở trong nước mà còn lan ra nước
ngoài.
Theo
báo cáo, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng chiến thuật thay thế để xoá sổ những tổ
chức tôn giáo cũ, lập các tổ chức tôn giáo mới và bắt những người theo đạo phải
tham gia vào các tổ chức tôn giáo mới do Chính phủ kiểm soát.
Điều
này đã xảy ra với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất khi giáo hội này bị
chính quyền thay thế bằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các lãnh đạo của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất không tuân thủ lệnh của chính quyền bị đàn áp, bắt
bớ, tù đầy, có người bị tra tấn và chết trong tù, các cơ sở, đất đai của giáo hội
này bị tịch thu hoặc bị phá.
Những
người theo Phật giáo Khmer Krom ở miền Nam cũng chịu chung số phận khi họ bị bắt
phải theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu không muốn bị đàn áp, bắt bớ và bỏ
tù.
Chiến
thuật thay thế cũng được áp dụng với Cao Đài Chơn Truyền khi tổ chức tôn giáo gốc
này bị thay thế bằng Chi phái Cao Đài 1997; Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo cũ cũng
bị thay thế bằng Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo mới của Nhà nước. Những tín đồ của
các tổ chức tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo gốc bị bắt phải tham gia giáo hội mới.
Những người đến giờ vẫn tiếp tục theo giáo hội gốc phải đối mặt với tình trạng
sách nhiễu và đàn áp thường xuyên.
Chiến
thuật kết nạp (co-opting) được Chính phủ Việt Nam áp dụng chủ yếu với Hội thánh
Tin lành miền Bắc và miền Nam vốn là hai hội thánh gốc trước kia phổ biến cho
những người H’mong ở phía Bắc theo Tin Lành và người Thượng theo Tin Lành ở Tây
Nguyên. Chính phủ Việt Nam đã biến các hội thánh này thành các hội thánh bị
Chính phủ kiểm soát hoàn toàn với những lãnh đạo của các hội thánh tuân thủ lệnh
của Chính phủ và giữ im lặng khi những người theo đạo Tin Lành bị đàn áp. Báo
cáo mới đưa ra dẫn chứng là các vụ đàn áp người H’mong ở Mường Nhé 2011, hay
người Thượng ở Tây Nguyên vào các năm 2002, 2004, 2008.
Chiến
thuật thâm nhập được Chính phủ Việt Nam áp dụng rõ rệt nhất đối với Uỷ ban Đoàn
kết Công giáo Việt Nam, theo báo cáo. Chiến thuật này được Chính phủ áp dụng
khi họ không thể kiểm soát hoàn toàn tổ chức tôn giáo do mạng lưới rộng lớn
tràn ra ngoài biên giới của Việt Nam. Chính phủ thành lập tổ chức tôn giáo giả
danh và thành viên của tổ chức này cũng là thành viên của tổ chức gốc. Những
người này sẽ có nhiệm vụ diễn giải các bài giảng và thực hành đạo theo cách mà
Đảng Cộng sản muốn.
Chính
quyền Việt Nam áp dụng chiến thuật thâm nhập phổ biến đối với đạo Công giáo - tổ
chức tôn giáo độc lập duy nhất được Chính phủ công nhận. Chính phủ Việt Nam đã
đưa người vào các hàng ngũ linh mục, giám mục Công giáo trong nhiều năm.
Những
thành viên của các tổ chức tôn giáo giả do Chính phủ lập nên đã tấn công những
linh mục và giáo dân dám lên tiếng chống bất công, đòi bảo vệ tự do tông giáo.
Theo
báo cáo, Chính phủ Việt Nam sử dụng Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng 2016 thực chất
là để đàn áp tự do tôn giáo khi các điều trong luật này bắt các tổ chức tôn
giáo phải đăng ký các hoạt động với chính quyền, cung cấp cho chính quyền danh
sách của các chức sắc và bổ nhiệm chức sắc. Luật cũng cho phép Ban Tôn giáo
Chính phủ được quyền bãi miễn chức vụ của các chức sắc tôn giáo trong các nhóm
tôn giáo được Chính phủ thừa nhận.
Luật
Đất đai 2013 và Luật Xây dựng 2014 của Việt Nam đã khiến hàng trăm cơ sở và nhiều
đất đai của của các tổ chức tôn giáo bị Chính phủ lấy sử dụng vô thời hạn, bị
phá vì lý do lợi ích công cộng, trong khi các cơ sở tôn giáo khi muốn xây dựng
bất cứ công trình gì trên đất của mình đều phải xin phép chính quyền địa
phương.
Bộ
luật Hình sự 2015 với các Điều 117 (tuyên truyền chống Chính phủ), Điều 331 (lợi
dụng các quyền tự do dân chủ) và Điều 116 (phá hoại chính sách đoàn kết) thường
được sử dụng để kết án những người theo đạo thuộc các nhóm thiểu số, nhất là
người Thượng và người H’mong.
Luật
Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018 quy định các mức độ thông tin được coi là bí mật
nhà nước từ 10, 20 đến 30 năm và Chính phủ giành quyền quyết định để kéo dài thời
hạn này đến bất kỳ khi nào.
Theo
báo cáo, vào tháng 11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký một quyết định xác định
là Đảng Cộng sản đã đưa người vào các tổ chức tôn giáo và thông tin về những
người này là bí mật Nhà nước.
Khoảng
27% dân số Việt Nam (tương đương khoảng 26,5 triệu người) là người theo đạo
tính đến tháng 10/2023, theo thông tin từ báo cáo. Thống kê vào năm 2019 cho thấy
người theo Công giáo chiếm khoảng 44,6% số người theo đạo ở Việt Nam, tiếp theo
là Phật giáo chiếm 35%, Tin lành chiếm khoảng 7%, các nhóm còn lại chiếm khoảng
13,4%.
Báo
cáo của USCIRF kết luận cách làm của Chính phủ Việt Nam đang có ảnh hưởng tiêu
cực đến tự do tôn giáo của Việt Nam, làm yếu đi các tổ chức tôn giáo độc lập.
USCIRF
đã nhiều năm liên tục đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần
quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào
năm 2022 mới đưa Việt Nam vào danh theo dõi đặc biệt.
Chính
phủ Việt Nam phản đối việc bị xếp vào danh sách theo dõi đặc biệt và liên tục
khẳng định luôn đảm bảo tự do tôn giáo, tin ngưỡng của người dân.
-------------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Việt
Nam và Campuchia hợp tác thêm về tôn giáo
Việt
Nam hoan nghênh Báo cáo về nạn buôn người của Mỹ nhưng chưa hài lòng với Báo
cáo tự do tôn giáo
Giới
hoạt động: Mỹ cần mạnh tay chế tài quan chức Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo
=================================================
Công
an tra hỏi cả trẻ em để truy tìm tung tích nhà hoạt động chính trị
RFA
2024.09.27
Tình
trạng người thân của các nhà hoạt động chính trị và dân chủ tại Việt Nam bị quấy
rối, đàn áp tinh thần vẫn diễn ra phổ biến trong những năm qua. Tuy nhiên, gần
đây, một số nhà hoạt động còn tố cáo rằng chính quyền ở một số địa phương còn
tra hỏi cả trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành.
Nhà
hoạt động Huệ Như (Fb Huệ Như)
Truy
đến cùng
Bà
Đặng Thị Huệ, còn được biết đến với tên Huệ Như, là một cựu tù nhân lương tâm,
từng bị kết án tù vì hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bẩn. Sau khi mãn hạn
tù vào đầu năm 2023, bà cho biết vẫn đối mặt với sự truy lùng liên tục từ công
an tỉnh Thái Bình.
Theo
lời kể của bà Huệ Như, công an đã mời chồng cũ và con trai chín tuổi của bà lên
Ủy ban xã để hỏi thăm tung tích của bà:
“Họ
quay sang con trai của tôi hỏi về cách thức để liên lạc với mẹ như thế nào, mẹ
mua máy tính cho con rồi con nhận bằng cách nào, mẹ mua xe đạp cho con và con
nhận ở đâu.”
Những
câu hỏi thẩm vấn từ phía công an với đứa con nít chín tuổi, theo bà Huệ Như, đã
gây ra sự khủng hoảng tinh thần cho cháu bé:
“Tôi
cho rằng đây là một hành động mà coi thường pháp luật của Công an Thái Bình
cũng như là vi phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em vì cháu nó còn rất nhỏ, mới
có chín tuổi. Cháu chưa thể nhận thức được việc làm của mẹ. Đây là một hành động
xâm phạm và đàn áp tinh thần đối với một đứa trẻ còn nhỏ.”
Việc
công an tìm cách truy tìm thông tin về bà Huệ bằng cách tiếp cận cậu con trai,
đã khiến bà Huệ đã phải cắt đứt mọi liên lạc với con, nhằm bảo đảm an toàn cho
cháu, đồng thời tránh những tác động tiêu cực về tâm lý cho đứa trẻ.
Bà
nói với RFA quyết liệt phản đối hành động này của công an Thái Bình:
“Tình
hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Nếu như trước kia họ chỉ tiếp xúc với tôi
và những người lớn thôi thì đến bây giờ họ đã tìm đến những đứa trẻ là con của
tôi. Điều đó cho thấy sự điên cuồng của phía bên an ninh để truy tìm tung tích
của tôi.”
Chuyện
không mới
Thư
mời con của bà Uyên Thuỳ lên làm việc và thư kêu gọi đầu thú. Ảnh: Nhân vật gởi
cho RFA
Tình
trạng tương tự cũng xảy ra với gia đình bà Uyên Thuỳ - một thành viên của nhóm
Hiến Pháp hiện đang tị nạn ở Thái Lan.
Vào
năm 2018, tám thành viên của nhóm Hiến Pháp bị bắt giữ vì đã tham gia vào các
cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu với điều khoản cho Trung Quốc thuê đất
đến 99 năm. Vì sự việc đó, bà Thùy phải chạy sang Thái Lan để lánh nạn.
Tuy nhiên, việc bà rời khỏi Việt Nam, đã trở thành cái cớ để chính quyền “ra
tay” sách nhiễu người thân trong gia đình của bà hiện còn đang ở trong nước.
Bà
Uyên Thuỳ cho biết, vào đầu năm 2023, con gái của bà, mới 16 tuổi, bị xuất huyết
não phải mổ khẩn cấp. Sau khi xuất viện về nhà, đang trong giai đoạn điều trị hồi
phục thì công an ập vào nhà. Cụ thể, lúc đó là 4/3/2023. Họ vào và đọc giấy
kêu gọi bà ra đầu thú ngay trước mặt đứa trẻ đang nằm trên giường bệnh:
“Nhà
tôi không có phòng riêng nên khi bé ở nhà nhìn ra là thấy công an ập đến đọc lệnh
đầu thú thì nó sợ quá, bị khủng hoảng tinh thần và bị sốc, lúc đó cả nhà đều hoảng
loạn.”
Sau
đó, công an gởi giấy mời cho hai người con lớn của bà Uyên Thuỳ yêu cầu họ lên
làm việc với công an thành phố Huế Điều này khiến con gái út của bà đang cần
người chăm sóc sau ca phẫu thuật não phải ở nhà một mình:
“Khi
đến làm việc thì họ hỏi tại sao không kêu mẹ về đầu thú. Câu thứ hai họ hỏi là
có biết mẹ đã làm chuyện phạm tội với quốc gia hay không.
Tôi
nghĩ rằng đây là một hành vi rất tàn bạo không thể chấp nhận được. Những chuyện
đã làm với tôi cũng không bằng chuyện một bệnh nhi nằm trên giường bệnh mà lại
hành xử như vậy khiến cho bệnh nhi một lần nữa bị nguy hiểm thì đó là một chế độ
hết sức tàn bạo.”
Không
chỉ có các trường hợp của bà Uyên Thùy và bà Huệ Như mới xảy ra trong hai năm gần
đây, RFA ghi nhận đã có rất nhiều vụ việc sách nhiễu đã từng xảy ra trong những
năm trước đó vói thân nhân của các nhà hoạt động. Cụ thể, hồi tháng
3/2020, thân nhân của nhiều nhà hoạt động bị công an triệu tập,
thẩm vấn và gây áp lực với mục tiêu cô lập các nhà hoạt động chính trị. Trong số
đó có mẹ của hai nhà hoạt động là Phạm Đoan Trang và Đường Văn Thái; Tháng
2/2019, một báo cáo ghi nhận trường hợp thân nhân của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình. Mẹ của ông
Bình đã phải bị công an mời lên làm việc nhiều lần mà không có lý do chính
đáng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khoẻ của một người
mẹ đã ngoài 70 có con trai đang phải chịu án 14 năm tù giam.
Bình
luận về tình trạng người thân của các nhà hoạt động bị sách nhiễu, luật sư Đặng
Đình Mạnh cho biết về pháp lý, giấy mời làm việc của cơ quan công an có tính
cách nhiệm ý. Người được mời có thể đến hoặc từ chối làm việc mà không phải chịu
trách nhiệm gì.
Trong
trường hợp bị sách nhiễu, người dân có thể làm đơn khiếu nại gởi đến thủ trưởng
của cơ quan có nhân viên, cán bộ thực hiện hành vi sách nhiễu. Trường hợp khiếu
nại không được giải quyết hoặc giải quyết không hợp tình, hợp lý, người dân có
thể gởi khiếu nại lên cơ quan cấp trên.
Đồng
thời, việc nhờ luật sư cùng đồng hành trong quá trình làm việc với cơ quan công
an (nếu có) hoặc khiếu nại cũng là giải pháp tốt nên lưu ý.
-----------------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
TNLT
Trần Huỳnh Duy Thức được thả ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm
Chính
phủ Hà Nội truy triệt để những tiếng nói phản biện
Nhân
quyền Việt Nam 2023: tiếp tục tồi tệ từ năm 2018!
Facebook
lại giới hạn truy cập nội dung của Đài Á Châu Tự Do tại Việt Nam!
Sử
dụng ứng dụng kỹ thuật bảo mật để huy động lực lượng biểu tình
=============================================
Ngành
giáo dục cải tiến hay cải lùi trong việc đổi tên chứng chỉ hành nghề nhà giáo?
RFA
2024.09.27
Dù
thời gian qua báo chí nói nhiều về việc nên bỏ quy định ‘Giáo viên đứng lớp phải
có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp’ vì sợ phát sinh thêm thủ tục “giấy phép
con”, nhưng trong Dự thảo Luật Nhà giáo lần ba của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ
lại quy định này, nhưng có sửa tên ‘Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo’ thành
‘Giấy phép hành nghề đối với nhà giáo’.
Ảnh
minh họa chụp tại một lớp học ở Hà Nội trước đây. (AFP PHOTO)
Chỉ
đổi câu chữ
Trả
lời RFA hôm 27/9/2024, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - giáo viên trường Trung học Phổ
thông Thường Tín - Hà Nội, nhận định:
“Tôi
nghĩ đây là cái trò cố tình giữ nguyên quy định bắt buộc giáo viên phải có thêm
một giấy phép con. Thành ra họ đổi qua đổi lại từ ‘chứng chỉ hành nghề’ thành
‘giấy phép hành nghề’... hay làm ngược lại thì cũng thế thôi. Cả hai đều chỉ
gây phiền toái cho giáo viên và hết sức không cần thiết. Yêu cầu bỏ điều này ra
khỏi dự thảo luật.”
Thầy
Khoa cho rằng, trường Đại học Sư phạm đã đào tạo nghề nghiệp để dạy học, tức là
chuyên môn đứng lớp cho giáo viên... thì tại sao Bộ Giáo dục lại vẽ ra một chứng
chỉ nghiệp vụ sư phạm nữa?
“Thật
sự là cả nước phản đối, hãy dừng ngay việc này lại, bỏ hết những chứng chỉ
không cần thiết trong ngành giáo dục đi. Chưa kể nhiều năm học, thầy cô giáo
còn phải đi bồi dưỡng chương trình này nọ kia, mà tôi cho là thật lãng phí lắm.”
Giải
thích với báo nhà nước về việc chỉ đổi tên ‘Chứng chỉ hành
nghề đối với nhà giáo’ thành ‘Giấy phép hành nghề đối với nhà giáo’... đại diện
Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 26/9 nói với truyền thông Nhà nước rằng, “Giấy
phép hành nghề dạy học” là văn bản xác nhận người đủ điều kiện hành nghề dạy học
do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Giải thích của Bộ xem ra chưa được
nhiều người đồng tình. Như lời của thầy Đỗ Việt Khoa, “Chứng chỉ Hành nghề giáo
viên” là một loại chứng chỉ không cần thiết, làm tốn tiền của giáo viên. Bởi lẽ,
trường Đại học Sư phạm đã làm việc này rồi.
Qua
đó, thầy Khoa hy vọng Chính phủ sẽ thay đổi cách quản lý đối với ngành Giáo dục,
quan tâm đến chất lượng và thực tài hơn là những chứng chỉ thay đổi tên gọi nhiều
lần như vậy:
“Từ
các bộ trưởng trước đây cho đến nhiều cán bộ hiện nay, đều có vấn đề, những vấn
đề đó có thể là do chiều cao trong suy nghĩ của họ, trong trí tuệ, trong cái tầm
nhìn đều có vấn đề tồn tại hạn hẹp. Ví dụ như vấn đề chứng chỉ nghề này là một
cái dở, tốt nhất là không nên có. Đây là những tầm nhìn rất kém của nhiều cán bộ
ngành giáo dục hiện nay.”
Ảnh
minh họa: Một lớp học tại trường Marie Curie, Hà Nội vào ngày 4 tháng 5 năm
2020. AFP.
Máy
móc & nhiều hạn chế
Quy định ‘Giáo viên các cấp muốn đứng lớp sẽ phải
có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp’ có hiệu lực từ ngày
20/3/2021. Cụ thể theo quy định này, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để xếp hạng
lương viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập. Giáo viên có chứng
chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm vào hạng tương ứng và được
tăng lương theo quy định.
Từ
khi quy định này ra đời, hàng loạt giáo viên phải học chứng chỉ chức danh nghề
nghiệp, vì nếu không có chứng chỉ thì sẽ bị tụt hạng, giảm lương... Học phí khi
đó tương đương khoảng 2,5 triệu đồng, tùy nơi cấp chứng chỉ và do giáo viên tự
chi trả.
Một
giáo viên ở Sài Gòn không muốn nêu tên vì lý do an toàn, khi trả lời RFA hôm
27/9, nói về việc này:
“Thi
chứng chỉ nghề giáo viên đã có từ thời gian trước, tất cả giáo viên đùng đùng
kéo nhau đi học chứng chỉ. Tức là giáo viên có bằng sư phạm, làm việc lâu năm,
là giáo viên tiểu học hạng hai, thì phải đi học chứng chỉ nghề đó mới giữ được
hạng hai của mình. Còn nếu không đi học, thì sẽ bị xét cho lùi xuống hạng ba,
do đó giáo viên nào cũng phải đi học.”
Nhiều
chuyên gia cho rằng, quy định về chứng chỉ áp đặt một cách máy móc, khiến giáo
viên khổ sở. Những ‘giấy phép con’ như thế có thể sẽ tạo ra những hành vi tiêu
cực trong ngành giáo dục, chưa kể còn tạo cơ hội cho hoạt động “cò chứng chỉ” nở
rộ.
Trao
đổi với RFA liên quan vấn đề này, Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một chuyên gia về ngôn ngữ học, từng giảng dạy nhiều
năm tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM, đưa ra nhận định:
“Về
nguyên tắc, bất cứ ngành nghề nào cũng vậy thôi, kiến thức không dừng lại một
chỗ, nó luôn luôn cần phải được bổ sung. Cho nên việc tổ chức thu chứng chỉ
nâng cao tay nghề thì điều đó đáng hoan nghênh. Có điều là cách thức tổ chức thế
nào? Thì hiện nay người ta áp dụng đồng loạt, cái đó không nên làm và không thể
làm. Bởi vì làm thì chất lượng không tốt đâu, ngay cả khi giảng viên là giảng
viên tốt.”
Việc
thứ hai theo Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Hoàng Dũng đó
là, đội ngũ giảng viên có đủ khả năng để nâng cao tay nghề cho giáo viên hiện hữu
rất ít. Do đó, việc đào tạo “có chất lượng” cho đội ngũ giáo viên là rất khó:
“Tôi
không dám khẳng định đội ngũ ấy có thể đủ sức để mà trong thời gian ngắn có thể
làm cho các giáo viên có thể học tập có chất lượng. Và nếu chúng ta cứ tổ chức
bằng cách này hay cách khác, để đến năm nào đó tất cả giáo viên đều có chứng chỉ,
thì tôi tin chắc nó sẽ theo lối mòn. Tức là có chứng chỉ cho vui, còn chất lượng
vẫn như thế. Cái đó là một tật bệnh, mà không chỉ trong ngành giáo dục... Tôi
thấy trong tất cả các ngành đều thấp thoáng cái đó cả, có những ngành cái đó rất
nặng. Do đó về mặt nguyên tắc tôi đồng ý, nhưng trong cách thực hiện như thế
này, tôi không tin là nó có thể đạt đến kết quả mà người quản lý cao nhất của
ngành họ mong muốn. Cũng là trong điều kiện làm khổ giáo viên thôi.”
-----------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Bài
toán thiếu trường lớp cấp 3 bao giờ giải được?
Vì
sao sinh viên Việt Nam luôn cam chịu?
Việt
Nam có đi đúng hướng khi thực hiện “ước mơ bán dẫn”?
Quy
định mặc đồng phục qua chuyện cắt quần học sinh!
Học
sinh xúc phạm giáo viên, lỗi thuộc về ngành giáo dục
No comments:
Post a Comment