Trường
đại học tôi dạy trước đây thường liên kết với các trường đại học ở ngoại quốc.
Nhiều nhất là với Trung Quốc. Do sự liên kết ấy, các đồng nghiệp của tôi sang
Trung Quốc khá thường xuyên. Điều tôi ngạc nhiên: Hầu như tất cả đều thích người
Trung Quốc. Họ kể người Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc liên kết. Họ tiếp
đãi các đồng nghiệp của tôi một cách hết sức ân cần. Mỗi ngày đãi ăn cả ba, bốn
lần. Lần nào cũng thịnh soạn.
Những
đồng nghiệp ấy cũng từng đi Việt Nam. Tôi hỏi họ về cách tiếp đón của các cán bộ
ở Việt Nam. Họ ngần ngừ. Rồi chuyển sang chuyện khác. Sự im lặng của họ rất có
ý nghĩa.
Với tôi,
điều đó không có gì bất ngờ. Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam.
Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không
muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng
không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết
lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ. Việc ăn chia, do đó, là điều kiện tiên
quyết để khởi sự các dự án. Anh từng dẫn mối cho nhiều công ty ngoại quốc muốn
vào làm ăn tại Việt Nam. Phần lớn đều thất bại khi họ, do sự ràng buộc của luật
pháp ở nước họ, không sẵn sàng cho việc ăn chia ấy. Điều này phần nào giải
thích tại sao phần lớn các công ty trúng thầu ở Việt Nam là thuộc Trung Quốc:
Người Trung Quốc biết cách đáp ứng nạn tham nhũng ở Việt Nam. Họ sẵn sàng hối lộ.
Do đó, họ rất được hoan nghênh. Còn việc họ làm được hay không là việc khác.
Tính sau.
Gần
đây nhất là chuyện Việt Nam dự định lắp đặt 10 đường cáp mới để thay thế cho 5
đường cáp đã cũ. Đó là những đường cáp chạy dưới biển nối liền internet Việt
Nam với thế giới. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa công ty Mỹ và Trung Quốc. Chính
phủ Mỹ cảnh cáo việc giao cho công ty Trung Quốc lắp đặt những dường dây cáp ấy
là một nguy hiểm cho an ninh Việt Nam. Không biết Việt Nam có nghe theo hay
không. Hay cuối cùng công ty Trung Quốc sẽ thắng thế.
Chờ
xem.
.
*
.
1) Đọc toàn bộ Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, người
ta không thấy có một chữ nào về Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa cộng sản cả. Lời
thề của dân tộc hôm ấy là Lời thề Độc Lập, chứ không phải là điều gì khác.
2) Thế mà chỉ hơn 5 năm sau, tháng 2/1951 trong Đại
hội 2 của Đảng lao động Việt Nam thì nhân dân đã thấy các vị: Mác, Ăng Ghen, Lê
Nin, Stalin,... cùng với Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông xuất
hiện rất đậm đặc; đã trở thành "kim chỉ nam", là "nền tảng tư tưởng",...
mất rồi! Rất nhiều người từng đi theo kháng chiến từ những ngày đầu đã bỏ về,
vì đó không phải là lý tưởng mà họ muốn phục vụ, cống hiến. Phần lớn họ là những
trí thức và những người hữu sản: Mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng đã bị đánh
tráo!
3) Điều trên giải thích vì sao mà Tổng thống Hoa Kỳ Harry
Truman đã phớt lờ không trả lời những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ông,
đề nghị công nhận nước Việt Nam DCCH, sau ngày 2/9/1945. Vì Truman biết rất rõ
ông Hồ Chí Minh là người của Quốc tế cộng sản từng nhiều năm hoạt động ở Liên
Xô. Nó bắt nguồn từ sự việc: Năm 1923, ông từ Pháp sang Liên Xô, sau nhiều năm
"bôn ba tìm đường cứu nước". Như chính ông sau này kể lại: Đã tìm được
"ngọn đuốc soi đường" khi đọc "Luận cương của Lê Nin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa", tháng 7/1920 trên tờ báo Nhân Đạo ở Paris. Đây là một
bản văn bằng tiếng Pháp dài 8 trang mà ông chỉ đọc và hiểu rất lõm bõm. Chọn
"đường đi cho dân tộc" trong hoàn cảnh khác nào như "bắt mèo
trong bị" như thế thì liệu có ổn không? Và nữa: Con mèo đó là mèo thường
hay mèo dại?
4) Hai cuộc chiến tranh Đông Dương (1946 -1975) không
tránh được cũng từ đó mà ra, khi mà đa số các nước khác trong khối ASEAN có
hoàn cảnh tương tự Việt Nam, giai đoạn sau năm 1945 đã tránh được. Công hay tội
tất nhiên cũng suy từ đó mà ra.
5) Không ai có thể làm lại được lịch sử nhưng người ta có
thể nhận thức lại lịch sử. Lịch sử do "Bên Thắng Cuộc" viết, theo
cách nói của Huy Đức thì lại càng cần thiết phải nhận thức lại!
------------
Chú thích:
1) Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Hoa Kỳ H.
Truman: https://vietnamnet.vn/thu-chu-tich-ho-chi-minh-gui-tong...
2) Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945:
https://vi.m.wikipedia.org/.../Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_%C4...
3) Đại hội 2 ĐLĐVN, tháng 2/1951:
https://vi.m.wikipedia.org/.../%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB...
4) Luận Cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa,
tháng 7/1920.
https://duytien.hanam.gov.vn/.../quan-diem-cua-vilenin-ve...
Theo
dõi
Chuyện VN giao cho TQ lắp hệ thống cáp quang và hạ tầng
viễn thông nói chung đã được hai đảng cộng sản thoả thuận "chủ trương
chung" rồi, đã ký trong 14 thoả thuận trong chuyến th BK của ông TL tháng
trước. Cảnh báo của Mỹ chẳng thay đổi được gì, chỉ đánh động dư luận thôi.
.
Theo
dõi
Chuyện hoa hồng % trên từng dự án đã thành luật ngầm
trong nển hành chính hiện nay ở VN , đã là “ luật ngầm” thì khg thể dễ dàng tìm
chứng cứ, mà các nước tiến bộ dân chủ phương tây thì họ lạii rất minh bạch theo
luật pháp , nên khó mà liên kết làm ăn với VN , chỉ có TC là giỏi luồn
lách nên dễ thắng thầu vì thực ra những tệ nạn của VN bây giờ cũng từ TC nó dạy
cho mà ! … mọi sự vật trên đời này khi đã hư thì khó mà tốt lại được , chỉ có
thể là đổ bỏ !!!
.
Theo
dõi
Không hẳn tất cả cán bộ đều không tha thiết làm việc
nhưng những người biết tự trọng, làm việc đúng lương tâm chức nghiệp thì hầu hết
chỉ ở cấp chuyên viên, không được bố trí chức lãnh đạo nên chẳng có quyền quyết
định chuyện gì, dù nhỏ.
.
Khg sai! Tui đã từng đau lòng chứng kiến! Tui là dân đi hợp
tác giáo dục Âu châu và Việt Nam!
.
Một thực trạng nguy hiểm cho tương lai của đất nước.
Thòng lọng nô lệ đang thắt dần lại vào cổ dân tộc Việt Nam. Bài viết thật đúng
và đau xót. Xin được chia sẻ.
No comments:
Post a Comment