29/09/2024
Tổng
thống Joe Biden hôm 28/9 gọi cuộc không kích của Israel, trong đó giết chết thủ
lĩnh Hassan Nasrallah của Hezbollah, là một "biện pháp công lý" cho
triều đại khủng bố kéo dài 4 thập kỷ của ông ta.
https://gdb.voanews.com/3085aab7-f7d3-4333-84ca-ce2288210887_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Joe Biden phát biểu trong một sự kiện tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng ở
Washington, hôm 26/9/2024.
Những
bình luận của tổng thống Mỹ được đưa ra sau khi nhóm Hezbollah của Lebanon xác
nhận vào đầu ngày 28/9 rằng ông Nasrallah, một trong những người sáng lập nhóm,
đã bị giết trong một cuộc không kích của Israel tại Beirut vào ngày hôm trước.
Ông
Biden lưu ý rằng chiến dịch tiêu diệt ông Nasrallah diễn ra trong bối cảnh rộng
hơn của cuộc xung đột bắt đầu từ vụ thảm sát người Israel của Hamas vào ngày
7/10/2023.
“Ngày
hôm sau, ông Nasrallah đã đưa ra quyết định định mệnh là bắt tay với Hamas và mở
ra cái mà ông ta gọi là 'mặt trận phía bắc' chống lại Israel”, Tổng thống Biden
nói trong một tuyên bố.
Ông
Biden cũng lưu ý rằng Hezbollah, dưới sự giám sát của ông Nasrallah, phải chịu
trách nhiệm cho cái chết của hàng nghìn người Mỹ.
Trước
đó trong ngày 28/9, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho một số nhân viên tại đại sứ
quán Beirut và các thành viên gia đình đủ điều kiện của họ rời khỏi Lebanon sau
vụ ám sát ông Nasrallah.
Trong
các cuộc gọi diễn ra hôm 27/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với người
đồng cấp Israel Yoav Gallant rằng Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn Iran và các nhóm
được Iran hậu thuẫn lợi dụng tình hình ở Lebanon hoặc mở rộng xung đột.
Người
phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết trong tuyên bố đưa ra hôm 27/9 rằng Bộ
trưởng Austin bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ đối với quyền tự vệ của Israel
và "nói rõ rằng Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường bảo vệ lực lượng và cơ sở của
Hoa Kỳ trong khu vực và cam kết bảo vệ Israel."
Phản
ứng của Trung Quốc và Nga
Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tìm cách đánh bóng uy tín của đất nước
mình với tư cách là người gìn giữ hòa bình toàn cầu tại Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc hôm 28/9.
Ông
kêu gọi ngừng giao tranh ở Trung Đông và ca ngợi những nỗ lực ngoại giao của Bắc
Kinh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
"Vấn
đề Palestine là vết thương lớn nhất đối với lương tâm con người. Trong khi
chúng ta nói chuyện tại đây thì cuộc xung đột ở Gaza vẫn đang diễn ra, gây ra
nhiều thương vong hơn mỗi ngày. Giao tranh lại nổ ra ở Lebanon, nhưng sức mạnh
không thể thay thế công lý", ông Vương nói.
"Không
được chậm trễ trong việc đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện và giải pháp cơ bản
nằm ở giải pháp hai nhà nước".
Là
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc gần đây đã tăng cường tham gia vào
nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau, tìm cách cạnh tranh với vai trò truyền thống
của Washington là một bên hòa giải toàn cầu.
Vào
tháng 7, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc đàm phán giữa các đối thủ Palestine bao
gồm Hamas và Fatah tại Bắc Kinh. Chủ tịch Tập Cận Bình đã giúp làm trung gian
cho một thỏa thuận vào tháng 3 năm 2023 để chấm dứt rạn nứt ngoại giao giữa Ả Rập
Saudi và Iran, khiến Hoa Kỳ phải đứng ngoài cuộc.
Cũng
trong ngày 28/9, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã kêu gọi Israel ngừng
giao tranh ở Lebanon, nói rằng: "Hành động mạnh mẽ này tiềm ẩn những hậu
quả nghiêm trọng hơn nữa đối với Lebanon và toàn bộ Trung Đông".
Ông
Lavrov cũng phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng Nga quan ngại về
"thực trạng giết người vì lý do chính trị gần như đã trở nên phổ biến như
đã xảy ra ngày hôm qua tại Beirut".
No comments:
Post a Comment