Tại sao luật sư cần
phải có 'bản lĩnh chính trị'?
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd9dpjn0044o
Bộ
Tư pháp VN cho rằng vẫn “còn hiện tượng luật sư có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng
chính trị”
Luật
Luật sư đang trong quá trình lên dự thảo sửa đổi, trong đó có phần bổ sung yêu
cầu luật sư có “bản lĩnh chính trị vững vàng”. Điều này được đánh giá có thể
gây ảnh hưởng đến tính độc lập, cản trở ý chí tranh đấu của luật sư, từ đó làm
giảm khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ.
Đề
xuất này được đề cập trong Tờ trình số 44/TTr – BTP do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng
Chính phủ vào ngày 5/6/2024. Trong tờ trình, Bộ Tư pháp cho rằng vẫn “còn hiện
tượng luật sư có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng chính trị”.
Bộ
này không giải thích cụ thể “lệch lạc chính trị” có nghĩa là gì.
Nói
với BBC News Tiếng Việt vào ngày 23/8, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng không
nên bắt luật sư phải có “bản lĩnh chính trị”.
"Bản
lĩnh chính trị là giá trị thuộc về định tính, chỉ có thể cảm nhận. Chúng không
phải là các giá trị vật chất để có thể đánh giá trên cơ sở định lượng được. Sẽ
rất phi lý nếu đưa yếu tố định tính trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hoặc xét
duyệt."
"Hơn
nữa, đối với thông lệ nghề nghiệp luật sư trên thế giới, thì 'bản lĩnh chính trị'
cũng không phải là yếu tố hoặc tiêu chuẩn để cân nhắc về bất kỳ điều gì đối với
nghề nghiệp luật sư cả," ông Mạnh nhận định.
"Tôi
nghĩ lý do đề xuất bổ sung tiêu chuẩn 'bản lĩnh chính trị' vào dự thảo Luật Luật
sư sửa đổi là hậu quả sau vài sự kiện gần đây cho thấy khả năng giới luật sư
không toàn tâm toàn ý với Điều 4 Hiến pháp quy định về sự lãnh đạo tuyệt đối của
Đảng Cộng sản. Đồng thời, cũng ngăn ngừa những người thường xuyên sử dụng quyền
tự do ngôn luận để phản biện chính trị, xã hội gia nhập vào đoàn luật sư,"
ông nói thêm.
Hiện
tại, một số vị trí có thẩm quyền và tác động tới phán quyết cuối cùng của một vụ
án, tức việc bị can có tội hay không, bao gồm thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm
sát viên đều cần có “bản lĩnh chính trị vững vàng”, theo Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân 2014 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Điều
này được ông Mạnh đánh giá là có thể gây "xung đột lợi ích" trong quá
trình xét xử, đặc biệt với các tội danh liên quan tới xúc phạm Đảng/lãnh đạo Đảng.
Luật
sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC vào
ngày 21/8 rằng việc bổ sung yếu tố "bản lĩnh chính trị" có thể khiến
xuất hiện tình trạng "tự kiểm duyệt" trong giới luật sư, gây ảnh hưởng
tiêu cực tới khả năng bảo vệ thân chủ, đặc biệt là khi ông Sơn cho rằng một
trong những nhiệm vụ của thẩm phán là "bảo vệ chế độ".
Ông
Sơn cũng cho rằng việc bổ sung này ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội dân sự
và quá trình dân chủ hóa, cũng như khả năng đóng góp của luật sư trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
‘Bản
lĩnh chính trị’ trong bối cảnh Việt Nam
Cụm
từ "bản lĩnh chính trị" thường xuyên được chính quyền Việt Nam sử dụng
Theo
bài viết ngày 15/10/2023 trên Tạp chí Cộng sản, “bản lĩnh chính trị” là khả
năng đưa ra giải pháp để đạt được mục tiêu chính trị ngay cả khi gặp những khó
khăn, thách thức. Bản lĩnh chính trị được đánh giá là “một yếu tố quan trọng
đưa đến những thành công trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng”.
Cũng
theo bài viết này, việc rèn luyện bản lĩnh chính trị “bắt đầu với việc truyền
bá, học tập, quán triệt và nắm vững, hiểu biết ngày càng sâu sắc về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng”.
Đánh
giá về ý nghĩa của “bản lĩnh chính trị”, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC như
sau:
“Thông
thường, 'bản lĩnh chính trị' được hiểu là sự hiểu biết và có chính kiến của một
cá nhân trong xã hội [về các vấn đề liên quan tới chính trị]. Tuy vậy, với chế
độ cộng sản trong nước, 'bản lĩnh chính trị' có nghĩa hẹp hơn, đó là sự hiểu biết
và chấp nhận sự độc tài về chính trị của Đảng Cộng sản.
"Nếu
thành luật, quy định này sẽ làm hạn chế khả năng tư duy độc lập, đồng thời,
cùng làm rào cản ý chí tranh đấu của luật sư cho thân chủ và cho công lý,"
ông Mạnh nêu.
Nói
với BBC News Tiếng Việt vào ngày 7/9, Luật sư Nguyễn Duy Bình, Đoàn Luật sư TP
HCM, cho rằng "bản lĩnh chính trị" là một khái niệm có ý nghĩa rất rộng.
"Đấu
tranh quyết liệt để bảo vệ pháp luật, công lý cũng là bản lĩnh chính trị, quyết
liệt bảo vệ chế độ, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng là bản lĩnh
chính trị, có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm cũng là bản lĩnh chính
trị," ông Bình nói.
Do
đó, việc bổ sung yếu tố này vào Luật Luật sư "sẽ không ổn vì cơ quan tố tụng
có thể chỉ hiểu và áp dụng theo nghĩa bất lợi và khi đó người luật sư sẽ khó
khăn hơn trong quá trình hành nghề, bảo vệ thân chủ," theo đánh giá của
ông Bình.
Còn
Luật sư Phùng Thanh Sơn đánh giá rằng "với thể chế chính trị hiện nay của
Việt Nam, 'bản lĩnh chính trị' có thể được đánh giá trên cơ sở hiểu biết về đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; quan điểm chính trị vững vàng, phù hợp với
định hướng của Đảng và Nhà nước".
Theo
ông Sơn, việc bổ sung "bản lĩnh chính trị" có cả ưu lẫn nhược điểm.
Ưu
điểm là "giúp nâng cao trình độ và năng lực của luật sư để xử lý tốt hơn
những vấn đề chính trị, pháp lý phức tạp; tăng cường ảnh hưởng một cách hiệu quả
của luật sư đối chính sách và pháp luật".
Còn
nhược điểm là "sẽ hạn chế sự phát triển của nghề luật sư vì không phải luật
sư nào cũng am hiểu chính trị; ảnh hưởng đến tính độc lập của nghề luật sư; hạn
chế sự đa dạng quan điểm trong giới luật sư từ đó ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền
và lợi ích của khách hàng."
Bảo
vệ thân chủ, chứ không phải bảo vệ chế độ
Ngày
16/8, Trường ĐH Luật TP HCM cùng Đoàn Luật sư TP HCM đã tổ chức hội thảo khoa học
cấp quốc gia Góp ý đề cương định hướng xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).
Tại
đây, Luật sư Nguyễn Thế Phong, Chủ nhiệm Ủy ban Khen thưởng, Kỷ luật - Liên
đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định rằng việc bổ sung tiêu chuẩn "bản lĩnh
chính trị" như là một tiêu chuẩn đầu vào của luật sư là không phù hợp, báo
Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh đưa tin trong bài viết cùng ngày.
Theo
ông Phong, đối với một cá nhân muốn gia nhập vào một đoàn luật sư, chỉ cần kiểm
tra về văn bằng, chứng chỉ và xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp
hành pháp luật, đạo đức sống ở nơi cư trú của cá nhân đó.
Theo
Luật Luật sư hiện tại, cá nhân không gia nhập một đoàn luật sư nào trong thời hạn
hai năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, chứng chỉ của người
này sẽ bị thu hồi.
Ông
Phong cho rằng nên giữ nguyên yêu cầu như luật hiện hành, tức không bổ sung yếu
tố "bản lĩnh chính trị".
·
VietJet thua kiện
trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD6 tháng 8 năm 2024
·
Ông Lâm Hồng Sơn 34
năm kêu oan: 'Tôi chết thì con tôi sẽ đi đòi công lý'29 tháng 7 năm 2024
·
Hàng loạt cán bộ Viện
Pháp y tâm thần Biên Hòa bị bắt giữ: Có hay không việc tiếp tay chạy án?17 tháng 6 năm 2024
Tương
tự, Luật sư Phùng Thanh Sơn cũng cho rằng việc bổ sung là không cần thiết.
Ông
Sơn cho rằng chính quyền “không nên đặt ra yêu cầu về bản lĩnh chính trị đối với
luật sư, bởi luật sư bảo vệ quyền lợi thân chủ trên cơ sở luật thực định”.
"Việc
bổ sung tiêu chí 'bản lĩnh chính trị' có thể mang lại một số hệ quả tiêu cực
như: hạn chế tự do tư tưởng và biểu đạt của luật sư, dẫn đến tình trạng 'tự kiểm
duyệt' trong giới luật sư, khiến các luật sư ngại đưa ra quan điểm độc lập,
trái chiều. Trong khi những yếu tố này lại là yếu tố quan trọng trong việc bảo
vệ quyền lợi của thân chủ, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý," ông Sơn nhận
xét.
Với
việc bảo vệ thân chủ dựa trên luật thực định, luật sư cần đưa ra luận điểm thuyết
phục và phù hợp pháp luật. Khi đó, luật sư sẽ tìm kiếm lập luận tốt nhất và
theo khuôn khổ pháp luật để bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Đây chính là sự độc
lập của luật sư đối với các vấn đề/quan điểm chính trị khi bảo vệ thân chủ.
"Nhiệm
vụ chính của luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ chứ không
phải bảo vệ chế độ," ông Sơn lập luận.
Yếu
tố độc lập cũng được luật sư Đặng Đình Mạnh nhắc tới.
Theo
ông Mạnh, việc bổ sung "bản lĩnh chính trị" như là một tiêu chuẩn cho
luật sư sẽ "ảnh hưởng đến tính độc lập của nghề luật sư và hạn chế sự đa dạng
quan điểm trong giới luật sư từ đó ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của
khách hàng".
Tóm
lại, theo Luật sư Sơn và Luật sư Mạnh, luật sư cần có quan điểm độc lập và lập
luận thuyết phục để bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ.
“Nếu
luật sư đưa ra luận điểm không thuyết phục thì tòa sẽ bác bỏ," ông Sơn
nêu.
Ông
Lâm Hồng Sơn (68 tuổi) từng bị bắt tạm giam oan hai lần với cáo buộc lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế trong các năm 1990 và 1991
Tuy
nhiên, như đã nói ở trên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên đều cần
có “bản lĩnh chính trị vững vàng” - điều mà theo đánh giá của Luật sư Đặng Đình
Mạnh là có thể gây ra “xung đột lợi ích”, đặc biệt là khi xét xử những tội danh
về xúc phạm tổ chức hay/và lãnh đạo Đảng Cộng sản.
Luật sư Đặng
Đình Mạnh cho
rằng không nên có yêu cầu bắt buộc về “bản lĩnh chính trị” cho những chức danh
như luật sư, thẩm phán, kiểm sát và cảnh sát điều tra.
“Chính
nhược điểm của điều này sẽ khiến cho họ không còn tư duy độc lập và hành xử một
cách khách quan được nữa.”
“Ví
dụ, thẩm phán là đảng viên Đảng Cộng sản sẽ không còn giữ được tính khách quan
khi xét xử nghi can bị cáo buộc tội danh xúc phạm đến tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam hoặc lãnh đạo của đảng này theo Điều 331 Bộ luật Hình sự,” ông Mạnh nêu.
Điều
331 Bộ luật Hình sự năm 2015 ông Mạnh nhắc tới là “Tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân”.
Trong
thời gian gần đây, nhiều cá nhân đã bị bắt giữ, khởi tố với tội danh trên, ví dụ
như nhà báo Huy Đức (tên thật là Trương Huy San) và Luật sư Trần Đình Triển.
Bên
cạnh đó, một luật sư giấu tên nói với BBC rằng hoạt động của luật sư tại các
phiên tòa có thể bị hạn chế rất nhiều bởi quyền lực của chủ tọa (có thể là thẩm
phán hoặc đại diện của hội đồng xét xử).
Theo
người này, do được pháp luật cho phép, chủ tọa "thường lạm dụng quyền lực
này để ngắt lời luật sư, thậm trí họ còn có quyền 'đuổi' luật sư ra khỏi phiên
tòa, ra lệnh cho cảnh sát tư pháp áp giải luật sư ra khỏi phiên tòa, ra khỏi trụ
sở tòa án, nếu họ không thích vị luật sư này..."
Nhà
báo Huy Đức (trái) và luật sư Trần Đình Triển
Đầu
năm 2022, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đã đồng soạn thảo
một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều
luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm Điều 331 nêu trên.
Là
một trong những người ký tên và tham gia soạn thảo kiến nghị, luật sư Lê Quốc Quân nói với BBC vào ngày
10/1/2022:
"Tôi
đã không hài lòng với ba điều luật đó từ lâu (Điều 109, 117 và 331) nhưng càng
trở nên bức xúc hơn trong giai đoạn gần đây khi số người bị bắt nhiều hơn và mức
án được tuyên ngày càng nặng hơn. Lương tâm tôi thôi thúc việc ký tên."
Cũng
trong buổi hội thảo ngày 16/8 đã đề cập ở trên, Tiến sĩ, Luật sư Phan Trung Hoài - Phó Chủ tịch Liên
đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam,
thành viên Hội đồng Tư vấn án lệ TAND Tối cao - có đề cập đến việc dự thảo Luật
Luật sư sửa đổi có đoạn đề nghị điều chỉnh chức năng của luật sư - từ bảo vệ
“các quyền tự do, dân chủ của công dân” thành bảo vệ "quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức”.
Theo
Luật sư Phùng Thanh Sơn, đề xuất này "là một bước lùi trong việc định hình
vai trò của nghề luật sư đối với xã hội Việt Nam". Ông cho rằng nội hàm của
“quyền tự do, dân chủ” rộng lớn hơn rất nhiều nội hàm của “quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức”.
“Quyền
tự do, dân chủ bao gồm các quyền cơ bản của con người như quyền tự do ngôn luận,
tự do hội họp, tự do tôn giáo… Quyền này nhấn mạnh vào các quyền chính trị và
dân sự cơ bản.
“Còn
‘quyền, lợi ích hợp pháp’ thì giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành,
không bao gồm một số quyền tự do, dân chủ mà pháp luật của quốc gia chưa quy định
ví dụ như quyền biểu tình, quyền tự do lập hội…," ông Sơn nêu.
Theo
ông Sơn, việc giữ nguyên chức năng của luật sư như hiện tại sẽ "khuyến
khích luật sư tham gia tích cực vào việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do,
dân chủ; tạo ra không gian rộng lớn cho luật sư hoạt động độc lập, thậm chí là
đối đầu với nhà nước khi cần thiết".
Hoàn
thiện hệ thống pháp luật
Đầu
khóa Quốc hội 15 (nhiệm kỳ 2021 – 2026), có 485/499 cá nhân là đảng viên, tức
khoảng 97%.
Theo
Luật sư Phùng Thanh Sơn, một nhược điểm khác
của việc bổ sung yếu tố "bản lĩnh chính trị" là "làm giảm khả
năng đóng góp của luật sư trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách
tư pháp vì họ sợ bị chụp mũ, từ đó ảnh hướng đến sự phát triển của xã hội dân sự
và quá trình dân chủ hóa".
Trên
thực tế, Quốc hội là cơ quan lập pháp nhưng cũng nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và là cơ quan có tính đảng rất cao.
Đầu
khóa Quốc hội 15 (nhiệm kỳ 2021 – 2026), có 485/499 cá nhân là đảng viên, tức
khoảng 97%.
Với
tỷ lệ đảng viên này, Luật sư Mạnh cho rằng Quốc hội "không khác gì một Ban
chấp hành Trung ương Đảng mở rộng", do đó hạn chế khả năng lập pháp.
"Cứ
nhìn những luật không thể đi vào cuộc sống, hoặc những luật bị sửa đi sửa lại
nhiều lần, hay những luật bị các nhóm lợi ích thao túng thì sẽ thấy rất rõ khả
năng lập pháp hiện nay của Quốc hội," ông Mạnh nói với BBC vào ngày 30/8.
Bên
cạnh đó, theo đánh giá của Luật sư Sơn, việc vừa là đại biểu Quốc hội vừa là đảng
viên tạo ra tình huống các đại biểu "phải cân nhắc giữa trách nhiệm với cử
tri và kỷ luật Đảng".
Ông
cho rằng việc giới luật sư bị "hạn chế tự do tư tưởng và biểu đạt" -
một trong những hệ quả tiêu cực ông Sơn cho rằng có thể đến từ việc bổ sung yếu
tố "bản lĩnh chính trị", cũng sẽ dẫn tới viễn cảnh tương tự, tức làm
giảm đi khả năng hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam.
"Việc
luật sư chịu hạn chế về mặt tư tưởng và biểu đạt, ngại đưa ra quan điểm độc lập,
trái chiều thì vai trò và tiếng nói của luật sư trong xã hội sẽ giảm đi đáng kể,"
ông Sơn nêu.
Thực
ra, ý kiến cho rằng Quốc hội Việt Nam vẫn nằm trong khuôn khổ hệ thống chính trị
"Đảng lãnh đạo toàn diện" và do đó ảnh hưởng tới khả năng lập pháp
không phải là điểm mới.
Trong cuộc phỏng vấn với
BBC vào tháng 6/2022, ông
Trần Quốc Thuận,
cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, đã chỉ ra quyền lực
của Đảng Cộng sản ở Việt Nam đối với Quốc hội.
"Việc
một đại biểu được ngồi ghế đó hay không, được bước chân vào Hội trường Ba Đình
hay không, cũng là do Đảng quyết,” ông nói.
"Nếu
bản lĩnh chính trị hiểu theo nghĩa hẹp và [có quan điểm] đồng nhất với đường lối
chính sách của Đảng thì thẻ đảng viên có thể được xem là một 'giấy chứng nhận'
về 'bản lĩnh chính trị'," ông Sơn nêu đánh giá với BBC vào ngày 2/9/2024.
Ông
Sơn cũng nêu tới một trường hợp khác, khi "bản lĩnh chính trị" được
hiểu theo "nghĩa rộng", không chịu sự ảnh hưởng của thể chế chính trị
tại Việt Nam.
"Tuy
nhiên, bản lĩnh chính trị cũng có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều
yếu tố như hiểu biết, khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề về chính trị
và xã hội."
"[Khi
đó,] việc đánh giá bản lĩnh chính trị cần có cách tiếp cận toàn diện hơn, xem
xét kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thực tế của cá nhân. Trong trường hợp
này thì thẻ đảng viên không phải là thước đo duy nhất của bản lĩnh chính trị."
Khi
được hỏi về tính thời điểm của đề xuất sửa đổi Luật Luật sư, Luật sư Nguyễn Duy
Bình cho hay:
"Đây
là một giai đoạn lịch sử nhạy cảm, biến động, Đảng và nhà nước đang ra sức sàng
lọc cán bộ, đảng viên, chấn chỉnh nội bộ, đông thời cũng có xu hướng hạn chế một
số luật sư có tư tưởng 'không tốt' nhằm bảo vệ kỷ cương, chế độ."
-----------------------------
Tin
liên quan
·
Vì sao việc Việt Nam
tăng cường đầu tư điện khí LNG có thể gây hậu quả lâu dài?
5
tháng 9 năm 2024
·
Vụ thí sinh Olympia bị
'đấu tố': yêu nước là phải yêu Đảng?
4
tháng 9 năm 2024
·
Cựu Thứ trưởng Ngoại
giao kêu gọi ông Tô Lâm thay đổi 'thể chế chính trị'
4
tháng 9 năm 2024
·
Thí sinh Olympia
'không nhìn Đảng một cách tích cực' liền bị công kích là 'vô ơn' với đất nước
3
tháng 9 năm 2024
·
Cải cách Ruộng đất và
sự thay thế bộ tứ lãnh đạo Việt Nam
1
tháng 9 năm 2024
·
Đại học Fulbright Việt
Nam và cáo buộc 'cách mạng màu'
2
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment