Lời hăm dọa mỗi đầu
năm học mới
https://nhacsituankhanh.com/2024/09/27/loi-ham-doa-moi-dau-nam-hoc-moi/
Tháng
Chín, mùa nhập học ở Việt Nam. Nhiều tờ báo ở Việt Nam – vẫn trung thành với đường
lối sợi chỉ đỏ xuyên suốt – lại mở chiến dịch tấn công phương Tây với chủ đề mập
mờ là trẻ em ở các nước đó, luôn khốn khổ vì tiền ăn học. Cách trình bày thì
khang khác, nhưng nội dung chung vẫn một giọng.
Nhưng
bên cạnh đó, cũng có những quảng cáo nhân dịp, hết sức trơ trẽn cho Trung Quốc,
với chú thích riêng đặc biệt như: “Trung Quốc miễn học phí và sách giáo khoa”,
bên trên cái tựa rất kêu rằng các phụ huynh trên thế giới đều đau đầu về tiền học
của con em mình. Mục đích của các bài tuyên truyền cũng rõ: Thế giới ở đây là
các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Phóng
viên tờ báo và cả Ban Biên Tập chắc cũng chưa bao giờ cất công tìm hiểu xem các
quốc gia trên thế giới có bao nhiêu nước miễn học phí và sách giáo khoa cho trẻ
em. Thậm chí, có thể họ cũng không biết là việc học của trẻ em ở các nước bị dè
bỉu đó, luôn được sắp xếp mức độ nhanh chóng nhất mà không cần biết nó có hộ khẩu
hay không, hay đứa bé từ đâu đến.
Mà
cũng có thể biết rõ, nhưng họ nhắm mắt như kẻ mù lòa lần theo sợi chỉ đỏ. Ý
nghĩa cuối cùng của các chiến dịch bóp méo chỉ là lời dọa dẫm: Thế giới ngoài
kia đáng sợ lắm, và như hiện nay của Việt Nam, có nghèo cũng bình an! Và nếu
như ai đó nhìn thấy có khó khăn, thì đó cũng là chuyện chung của mọi người chứ
không chỉ riêng ta.
Chỉ
cần lần trên internet, ai cũng có thể tìm thấy giọng điệu chủ đích, không hề
thay đổi của các tờ báo từ năm 2022 đến 2024, trong tin tức về giáo dục của các
nước cường thịnh hơn Việt Nam gấp nhiều lần.
Ảnh
chụp màn hình.
Ở
những năm tháng này tại Việt Nam, giới làm báo đang đẩy ra tuyến đầu lớp người
chỉ ngồi dịch, và thích thú thò tay bóp méo sự thật như vậy. Truyền thông có định
hướng chỉ thích nhìn qua lỗ tò vò để định đoán thế giới, mà luôn câm miệng với
những bất cập ở ngay trong nước. Bởi vậy nên người dân vẫn phải nghe, phải coi
tin tức như các quỹ đóng góp học tập từ cái gọi là Hội phụ huynh ở Việt Nam, cứ
như là một điều hiển nhiên cần thiết.
Rất
ít có những tiếng nói ở trong nước dám phản đối mạnh mẽ hay yêu cầu chấm dứt việc
thu tiền nhiều kỳ, hàng năm ở các nhà trường, mà lúc nào ngôn luận cũng nhân
danh đỏ rực đến lợm giọng: Vì “sự tiện lợi và ưu tiên cho học tập” của con em
chúng ta.
Bản
thân các mẫu câu giới thiệu rất kêu của những chuyện rút rỉa công khai tiền của
từ những bậc cha mẹ, qua nhiều năm thực sự cũng đã bốc mùi một cách kinh khủng ở
các nhà trường, mà cũng không hề thấy bóng dáng lời giải thích của các quan chức
giáo dục nhà nước cho biết đã hành động như thế nào với ngân sách giáo dục phổ
thông, để thiếu thốn tràn lan đến như vậy.
Trong
một bản video mới đây trên Tiktok, ghi lại một buổi họp phụ huynh, trong đó
giáo viên yêu cầu đóng góp tiền đầu năm, lắp máy lạnh cho mọi lớp. Một phụ
huynh đã giận dữ nói rằng “đóng góp” ở đây là như thế nào, đóng góp có thời hạn,
hay là cho tặng?
Vị
phụ huynh đó đặt vấn đề rằng, nếu gọi là góp phần đóng góp cho năm học của con
em mình, vậy thì cuối năm máy lạnh đó có cho thanh lý, và người ta có thể đấu
giá mua lại không? Và năm học mới của những học sinh tiếp sau đó, lại tiếp tục
đóng góp lắp máy lạnh, thì những chiếc máy lạnh cũ đó đi đâu?
Không
nghe thấy tiếng trả lời giáo viên, nhưng chắc giáo viên cũng không thể trả lời
được, bởi những chuyện như vậy luôn thuộc về “chính sách lớn”, mà chỉ có những
người lãnh đạo cấp cao thì thầm riêng trong những căn phòng gắn máy lạnh của họ.
Nói
về giáo dục, và chi phí cho giáo dục, hôm nay đã có không ít phụ huynh Việt Nam
quyết định rời bỏ đất nước, đưa con em mình đi sống ở một quốc gia khác, vì
nhìn thấy rằng việc được hưởng lợi từ giáo dục cho con em mình, từ tiền của cho
đến tri thức, là vô giá. Phụ huynh ở các nước đó cũng không bị xem như là những
con bò sữa cho các nhu cầu nhân danh giáo dục.
Các
bản tin của báo chí nhà nước đang được lan truyền với nhiều dạng khác nhau, như
một cách bóp méo về thế giới bên ngoài là luôn khốn khó và tàn bạo, đã không để
thêm chi tiết so sánh nào về các bộ sách giáo khoa xuất bản với mức giá trời
ơi, buộc phải mua, cứ một hai năm lại đổi mới để bán và tăng giá, bào sâu vào
túi tiền đang mỗi lúc khó khăn của các phụ huynh Việt Nam ở thời kinh tế mệt mỏi.
Khó
khăn của các nước tư bản trong giáo dục phổ thông, mà báo chí Việt Nam luôn nhắc,
không bao giờ được làm bài so sánh về những ngôi trường vùng cao, mà đi đến chỉ
có thể đu dây mạo hiểm qua sông, hay học trò ăn cơm với muối trường kỳ để thu
thập kiến thức tạm, đủ cho một chuyến bán sức lao động miệt mài ở phương xa về
sau, trong tuổi trưởng thành.
Như
người học bắn cung, báo chí Việt Nam chỉ mở một mắt để nhìn vào điểm cần triệt
hạ, và nhắm một mắt để từ chối nhìn thấy thế giới quan chung quanh mình thật sư
ra sao. Người viết báo cứ tự ngu hóa bản thân, và kéo cung bắn, nhưng không thấy
điểm đến chỉ còn là sự ấu trĩ và hèn nhát của chính mình.
No comments:
Post a Comment