Học
thuyết hạt nhân mới của Putin : Thùng rỗng kêu to
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 27/09/2024 - 14:30Sửa đổi ngày: 27/09/2024 - 16:40
Ngày
25/09/2024, tổng thống Vladimir Putin cảnh báo là nước Nga có thể sử dụng tới
vũ khí hạt nhân để đáp trả mọi cuộc tấn công từ một quốc gia không có vũ khí
nguyên tử nhưng được sự yểm trợ của một cường quốc nguyên tử. Tuy không nêu cụ
thể tên của nước nào, nhưng ai cũng hiểu là chủ nhân điện Kremlin muốn nói đến
Ukraina và các đồng minh.
HÌNH
:
Tổng
thống Putin thông báo ý định xem xét lại học thuyết hạt nhân của Nga. Ảnh ngày
25/09/2024. © Aleksei Nikolsky / AP
Hôm
qua, điện Kremlin mới nói thẳng : Thay đổi trong học thuyết về sử dụng vũ
khí hạt nhân như thông báo của tổng thống Putin phải được xem là “một tín hiệu”
gởi đến các nước phương Tây.
Nhưng
nếu như có thể xem đây là học thuyết mới của Nga về vũ khí hạt nhân thì trên thực
tế không có gì thay đổi lớn về chiến lược của Matxcơva, theo nhận định chung của
các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn.
Học thuyết
của Nga năm 2020 nêu rõ 4 trường hợp mà Nga có thể sử dụng vũ khí nguyên tử :
thứ nhất, Nga hoặc một nước đồng minh bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo ; thứ
hai, một đối thủ của Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ; thứ ba, một cơ sở đặt vũ khí
hạt nhân của Nga bị tấn công và thứ tư, một cuộc tấn công đe dọa đến sự tồn tại
của quốc gia.
Theo
AFP, việc áp dụng học thuyết đó vẫn gây tranh cãi. Một số chuyên gia và giới chức
quân sự, nhất là tại Washington, cho rằng Matxcơva đã từ bỏ nguyên tắc không sử
dụng vũ khí trước tiên, mà nay dùng đến lá bài “leo thang để làm xuống thang”,
tức là sử dụng vũ khí nguyên tử với tỷ lệ hạn chế để buộc khối NATO phải lùi bước.
Hôm
25/09, tổng thống Putin đã đề nghị “xem cuộc tấn công vào nước Nga bởi một
quốc gia phi hạt nhân, nhưng với sự tham gia hoặc yểm trợ của một cường quốc hạt
nhân là một cuộc tấn công chung chống lại Nga”.
Trả
lời hãng tin AFP, chuyên gia Hans Kristensen, thuộc Liên đoàn các nhà khoa học
Mỹ (FAS), cho rằng quan điểm nói trên “rõ ràng là nhằm ngăn cản Mỹ và Anh
cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraina”. Ông nói : “Vấn đề với Putin là liệu
ông ấy có sẵn sàng đi đi đến cùng hay không ”.
Tổng
thống Nga cũng cảnh báo sẽ cân nhắc sử dụng bom nguyên tử trong trường hợp xảy
ra một cuộc tấn công trên không quy mô lớn (bằng máy bay, tên lửa hoặc drone)
và một cuộc tấn công vào Belarus, một đồng minh trung thành của Nga.
Héloïse
Fayet, chuyên gia hạt nhân tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nhận định ông
Putin chỉ “ làm rõ và mở rộng” học thuyết, nhưng không thật sự “hạ
thấp ngưỡng” sử dụng vũ khí hạt nhân.
Kể
từ tháng 2/2022, tức là kể từ khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina,
đã không biết bao nhiêu lần tổng thống Putin đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.
Nhận thấy Kiev sẽ không thất thủ nhanh như mong đợi, chủ nhân điện Kremlin đã từng
ra lệnh "đặt lực lượng răn đe của quân đội Nga trong tình trạng báo động
chiến đấu đặc biệt". Nhưng các chuyên gia nhấn mạnh rằng trên thực tế,
một phần kho vũ khí của Nga - giống như của phương Tây - vẫn luôn sẵn sàng được
sử dụng. Vào mùa hè năm 2023, Nga cũng tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến
thuật ở Belarus. Quân đội nước này đã tiến hành các cuộc diễn tập gần Ukraina
vào tháng 5 năm ngoái để gọi là đáp lại “những lời đe dọa từ một số quan chức
phương Tây”.
Đối
với chuyên gia Phillips O'Brien, thuộc Đại học Saint Andrews của Scotland, bất
cứ ai tin vào những thông báo nói trên của Matxcơva đều "đang bị thao
túng". Ông khẳng định: “Không một nhà lãnh đạo nào sẽ sử dụng vũ
khí hạt nhân vì học thuyết nói như vậy. Họ sẽ làm điều đó nếu họ muốn. Không có
gì thay đổi”.
Theo
chuyên gia Héloïse Fayet, " không có đáng lo ngại. Đây là một phần
của cuộc đối thoại mang tính răn đe mà Nga duy trì với phương Tây và chắc chắn
rằng vị trí của vũ khí hạt nhân trong tương quan lượng này sẽ tăng lên”.
Trước
mắt, những lời đe dọa từ Nga đã không ngăn cản các đồng minh của Kiev dần dần
vượt qua mọi lằn ranh đỏ qua việc cung cấp tên lửa tầm xa, xe tăng, máy bay chiến
đấu, v.v… cho Ukraina .
No comments:
Post a Comment