“Đây là nỗi sợ hãi
nguyên thủy của Putin”
Florian Harms và Marc von Lüpke phỏng vấn | T-online
Vũ
Ngọc Chi chuyển
ngữ
26/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/26/day-la-noi-so-hai-nguyen-thuy-cua-putin/
Nga
chống phương Tây, nhưng “bà Wagenknecht không hiểu điều đó”
Ukraine
hiện là mục tiêu xâm lược của Nga, nhưng âm mưu của Điện Kremlin cũng nhắm vào
Đức và các nước khác. Các chuyên gia về Nga, Gesine Dornblüth và Thomas Franke,
phân tích mưu đồ của Putin.
Nga
đang tấn công Ukraine bằng lực lượng vũ trang, nhưng Ukraine không phải là nước
duy nhất nằm trong tầm ngắm của Vladimir Putin. Đức, châu Âu và các quốc gia
khác đang bị chế độ Kremlin thao túng, lợi dụng và gây bất ổn bằng các công cụ
khác. Moscow sử dụng công cụ gì để chống lại các nền dân chủ? Tại sao Nga yếu
hơn nhiều so với những gì họ muốn phương Tây tin tưởng? Và nỗi lo sợ lớn nhất của
Putin là gì?
Gesine
Dornblüth và Thomas Franke, hai nhà báo nghiên cứu về nước Nga, người Nga và chế
độ Putin trong một thời gian dài, gần đây đã xuất bản cuốn sách “Thuốc độc
của Putin. Cuộc tấn công của Nga vào nền tự do của châu Âu”, trả lời những câu hỏi sau:
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-142.jpg
Hai
chuyên gia Nga, bà Gesine Dornblüth và ông Thomas Franke cảnh báo về “thuốc độc
của Putin”. Nguồn: T-online
*
T-online:
Bà Dornblüth, ông Franke, tại sao việc ngăn chặn sự gây hấn của Nga lại có lợi
cho Đức?
Thomas
Franke: Nga
đang chiến đấu chống lại Ukraine, nhưng đồng thời họ cũng đang tiến hành một cuộc
chiến tranh trong bóng tối chống lại chúng ta. Chỉ riêng lý do đó cũng đã khiến
chúng ta phải ngăn chặn Nga. Bởi vì tương lai và tự do của chúng ta đang bị đe
dọa. Tự do một khi đã mất đi thì rất khó lấy lại được.
Gesine
Dornblüth: Có
rất nhiều lý do để ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến phòng thủ chống lại Nga. Ít
nhất là từ những cân nhắc thực tế và hợp lý: Nếu Vladimir Putin và quân đội Nga
tiến sâu hơn vào Ukraine và chiếm đóng các khu vực mới, sẽ có thêm làn sóng người
tị nạn tiến về phía Tây. Chi phí tương ứng của Đức và Liên minh châu Âu sẽ tăng
lên. Nga càng đến gần chúng ta thì chúng ta càng phải đầu tư nhiều hơn vào an
ninh và quốc phòng.
*
T-online:
Đồng thời, có những lời chỉ trích mạnh mẽ về việc Đức hỗ trợ Ukraine; chẳng hạn
như bà Sahra Wagenknecht đang kêu gọi đàm phán với Nga. Các vị nghĩ gì về điều
đó?
Dornblüth: Đó là một cách nhìn
khá hạn chế về mọi thứ. Những người ủng hộ Ukraine thường bị cáo buộc đưa ra những
lập luận mang tính cảm xúc và đạo đức. Nhưng chính quan niệm sai lầm cho rằng
Putin sẵn sàng đàm phán là dựa trên cảm tính. Đó là mơ tưởng. Putin sẽ chỉ sẵn
sàng nhượng bộ khi ông ta không còn lựa chọn nào khác – và sẽ không sớm xảy ra
đâu.
Franke: Nga muốn gieo rắc
nỗi sợ hãi và thể hiện sức mạnh. Theo một cách nào đó, nước này cũng làm cho
người ta tưởng rằng nó có vẻ lớn hơn và mạnh mẽ hơn thực tế. Nga chỉ trực tiếp
tấn công các nước yếu hơn. Sự kiềm chế và yếu mềm rõ ràng [của phương Tây] đang
khuyến khích Điện Kremlin tiếp tục gây hấn. Sahra Wagenknecht và những người
khác chỉ trích việc ủng hộ Ukraine, không hiểu điều này.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-141.jpg
Bà
Sahra Wagenknecht: Lãnh tụ đảng BSW được đánh giá là người rất thân với Nga.
Nguồn ảnh: Wolfgang Maria Weber/ imago-images-bilder
T-online: “Thuốc
độc của Putin” là tựa đề cuốn sách được xuất bản gần đây của các vị. Chế độ
Kremlin đang đầu độc chúng ta bằng thứ gì?
Dornblüth: Khi mọi người
nghĩ đến “thuốc độc của Putin”, trước tiên họ nghĩ đến chất độc thần kinh
Novichok của Nga. Nhưng có những phương tiện khác trong tủ thuốc độc của Putin,
bao gồm cả sự sợ hãi và hăm dọa, chẳng hạn như khi Nga liên tục đe dọa phương
Tây bằng vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, thông tin sai lệch là một chất độc đang
rình rập trong kho dự trữ của Putin, một thứ độc dược cũng gây tổn hại cho các
nền dân chủ ổn định.
Franke: Thông tin sai lệch
hủy hoại niềm tin của mọi người vào sự thật, thể chế và chính trị. Nó hoạt động
chậm rãi và tinh tế nhưng bền vững. Hầu như ngày nào cũng có tin tức về các chiến
dịch phá hoại, tấn công của hacker và thông tin sai lệch. Mà nó chỉ là phần nổi
của tảng băng chìm. Nhưng cũng có một loại độc dược khác đáng chú ý mà Putin hiện
đang sử dụng để chống lại Đức.
*
T-online: Đó
là cái nào?
Franke: Cảnh báo về tội
lỗi. Cụ thể, tội lỗi lịch sử mà nước Đức chắc chắn phải gánh chịu do những tội
ác đã gây ra trong cuộc chiến tranh tiêu diệt Liên Xô của Đức Quốc Xã kể từ năm
1941. Điện Kremlin gợi lên cảm giác tội lỗi này một cách có ý thức và rất khéo
léo, cũng với sự giúp đỡ của các phe thân Nga. Mục đích là để đánh đồng sự ủng
hộ dành cho Ukraine và cuộc chiến chống lại chế độ độc tài mật vụ của Putin với
cuộc chiến của Đế chế Đức chống lại Liên Xô. Nhưng điều đó hoàn toàn không thể
so sánh được.
Về
phía Nga, tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng trong hoạt động kỷ niệm Thế
Chiến Thứ Hai, kết hợp với hoạt động tuyên truyền từ Điện Kremlin. Nó lên đến đỉnh
điểm vào tháng 4 năm 2022 với sự khẳng định của tùy viên quân sự Nga tại Đức rằng,
Thế Chiến Thứ Hai vẫn chưa kết thúc. Vẫn còn những kẻ phát xít phạm tội diệt chủng
đối với người nói tiếng Nga.
*
T-online:
Tùy viên quân sự ám chỉ Ukraine, quốc gia bị Nga tấn công dưới thời chính phủ của
Zelensky, nhưng bị Putin bôi xấu là “những kẻ phát xít” và “những kẻ nghiện ma
túy”.
Franke: Chính xác, một
trong những lời nói dối khác của Putin. Ở Đức, “diệt chủng” và “chủ nghĩa phát
xít” là những từ khóa kích hoạt điều gì đó. Đúng vậy, Liên Xô đã đóng vai trò
đáng kể trong việc đánh bại Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia. Nhưng Liên Xô cũ không
phải là nước Nga ngày nay. Và Liên Xô này không phải là một cường quốc chiến thắng
vô tội về mặt đạo đức, mà đã phạm vô số tội ác trong vùng chiếm đóng của mình.
Hơn
nữa, Hồng quân [Liên Xô] mặc dù đã giúp giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát
xít, nhưng sau đó lại biến chính khu vực châu Âu thành nô lệ. Kiến thức về điều
này nên được phổ biến rộng rãi hơn ở Đức – cùng với sự thừa nhận đầy đủ về tội
ác của Đức trong Thế Chiến Thứ Hai – sẽ dẫn đến khả năng bền vững chống lại Điện
Kremlin và những lời tuyên truyền lôi kéo của nó. Thật không may là chúng ta đã
không làm được như vậy.
*
T-online: Tại
sao không?
Franke: Kiến thức về lịch
sử có thể giúp xã hội kiên cường chống lại sự tuyên truyền dối trá của Nga. Tuy
nhiên, ở Đức chúng ta bị ràng buộc bởi những điều cấm kỵ trước sự xấu hổ về tội
ác do người Đức gây ra trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1945. Ở những nơi
khác thực sự có khả năng vững chắc: Ví dụ như trong số những người yêu chuộng tự
do ở vùng Baltic, ở Georgia và Ukraine.
Dornblüth: Trên thực tế,
chúng ta nên lắng nghe nhiều hơn lời khuyên của các đối tác Đông Âu, những người
có lịch sử và kinh nghiệm với Nga từ lâu đời và thường rất tàn nhẫn. Ở Georgia
chẳng hạn.
*
T-online: Chúng
ta có thể học được gì từ họ?
Dornblüth: Nga tạo ra sự lệ
thuộc về kinh tế. Nord Stream, dự án đường ống dẫn dầu không thể tả xiết này,
chứng tỏ nền kinh tế Đức và một số chính phủ liên bang đã để mình bị thu hút bởi
những lời hứa hẹn từ Nga mạnh mẽ như thế nào. Các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn
như Georgia cảm nhận được tác động mạnh mẽ hơn từ sức mạnh của Nga.
Năm
2006, Moscow giảm nhập khẩu rượu vang từ Georgia xuống gần như bằng không. Rượu
vang là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của đất nước nhỏ bé này. Tại sao Điện
Kremlin làm điều đó? Lý do họ đưa ra là, có chất độc hại trong rượu, nhưng
nguyên nhân thực chất là Putin muốn hại tân Tổng thống thân phương Tây Mikheil
Saakashvili.
*
T-online:
Điện Kremlin chỉ chấm dứt “kỷ băng hà” kinh tế khi nhà tài phiệt thân Nga
Bidzina Ivanishvili trở thành người đứng đầu chính phủ Georgia vào năm 2012.
Dornblüth: Đa số xã hội
Georgia qua nhiều thế hệ đều ủng hộ châu Âu. Nhưng một số người lớn tuổi lại có
chút hoài niệm về Liên Xô. Và đảng cầm quyền đã khuấy động thành công nỗi lo sợ
chiến tranh và thể hiện mình là người bảo đảm hòa bình với Nga. Điện Kremlin có
thể làm việc với điều đó. Lấy Georgia làm ví dụ, Đức đáng lẽ có thể nghiên cứu
cách Nga sử dụng mọi phương tiện gây áp lực một cách vô đạo đức như thế nào.
Không ai có thể ngạc nhiên khi Nga cũng sử dụng năng lượng làm vũ khí chống lại
Đức.
Franke: Georgia xác nhận
một bài học khác từ mối quan hệ với Putin: Năm 2008, Georgia bắt đầu cuộc chiến
chống lại sự ly khai và phần đất nước Nam Ossetia được Kremlin hỗ trợ, nhưng
Nga đã tận dụng cơ hội để tấn công Georgia trên diện rộng và gần như sát nhập
hai vùng đất gây tranh cãi của Georgia, Nam Ossetia và Abkhazia, vào Nga. Điều
này có thể thực hiện được vì NATO trước đó đã từ chối cho Georgia Kế hoạch Hành
động để Trở thành Hội viên (Membership Action
Plan),
một tấm vé gia nhập liên minh [NATO]. Nga khai thác mọi điểm yếu kém – và sẽ
luôn làm như vậy.
*
T-online: Cho
đến khi chúng ta từ phương Tây chỉ cho Putin và Điện Kremlin biết đâu là lằn
ranh đỏ?
Franke: Tuyên truyền của
Putin truyền tải một thông điệp trọng tâm đến người dân Nga: Người Nga là một
“dân tộc chiến thắng” vốn “có trong gien của họ”, như Putin từng nói. Điều này
gợi nhớ đến sự vô lý về mặt tư tưởng của một chủng tộc cho là được chọn tuyên bố
có quyền chinh phục các quốc gia khác. Để cùng sống chung hòa bình trên lục địa
này, điều rất quan trọng là tuyên bố thảm hại của Putin phải bị vạch trần là dối
trá và người dân Nga hiểu rằng, họ không tốt hơn cũng không tệ hơn những người
khác.
Dornblüth: Đó là lý do tại
sao cuộc tấn công của Ukraine ở khu vực Kursk lại vô cùng quan trọng. Bởi vì
khu vực này chắc chắn là lãnh thổ chính thức của Liên bang Nga. Đây có thể chỉ
là một mảnh đất nhỏ so với phần còn lại của đất nước rộng lớn này, nhưng nó cho
thấy Nga rất dễ bị tổn thương.
Phía
Nga ngay lập tức bắt đầu đàm phán, nhanh chóng dẫn đến việc trao đổi tù nhân
nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn hành động và buộc Nga phải phản ứng thì chế độ này
cũng sẽ sẵn sàng đàm phán.
HÌNH
: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-143.jpg
Chế
độ Điện Kremlin trong cuộc chiến Ukraine: “Đây là nỗi sợ hãi nguyên thủy của
Putin”
*
T-online: Chẳng
phải Ukraine cần những thành công quân sự lớn hơn nhiều để buộc Nga ngồi vào
bàn đàm phán hay sao?
Dornblüth: Đúng vậy, Nga
chỉ sẵn sàng tiến hành các cuộc thảo luận mang tính xây dựng khi rơi vào tình
thế khó khăn. Việc Nga chiếm đóng một phần lãnh thổ Ukraine không có nghĩa là
hòa bình cũng như không có nghĩa là ngừng bắn. Điều này sẽ tiếp tục dẫn đến chết
chóc, tàn phá và di dời. Điều này cũng áp dụng cho những người không muốn từ bỏ
quốc tịch Ukraine cũng như không phủ nhận nguồn gốc Ukraine của mình. Nói đúng
ra là dành cho tất cả những ai muốn sống và suy nghĩ tự do.
*
T-online:
Ông đã đề cập đến thông tin sai lệch như một công cụ quan trọng trong tủ thuốc
độc của Putin. Chúng ta vẫn suy nghĩ tự do như thế nào ở Đức?
Franke: Putin hiện đang
trong quá trình mở rộng; chế độ Nga đang cố gắng đưa người dân của mình ra khắp
châu Âu. Những người này hoặc tấn công trật tự tương ứng ở các quốc gia liên
quan hoặc gây ra các vấn đề khác. Sahra Wagenknecht (1) làm điều
đó ở nước ta và đảng AfD (2) cũng làm điều đó.
Putin
và bè lũ mật vụ của ông coi toàn bộ sự việc là một trò chơi về vùng ảnh hưởng: Ảnh
hưởng lên các nền dân chủ càng lớn thì các công cụ được sử dụng càng mang tính
tàn phá. Do đó: Vâng, chúng ta có vấn đề ở đất nước này: Những trục trặc truyền
thông khác nhau mà chúng tôi vẫn thấy không phải do Moscow tổ chức mà được dàn
dựng và hỗ trợ từ đó.
*
T-online:
Ông có ý gì khi nói đến trục trặc truyền thông?
Franke: Trong cuốn sách
của chúng tôi, chúng tôi mổ xẻ những phút cuối cùng của một tập trong chương
trình trò chuyện ARD “Maischberger”: Bà Sahra Wagenknecht rõ ràng đang lan
truyền những câu chuyện sai sự thật – và làm điều đó trong những phút cuối của
chương trình. Wagenknecht cung cấp thông tin chi tiết từ các cuộc đàm phán được
rút ngắn, làm sai lệch hoặc đưa ra khỏi bối cảnh và tương ứng chính xác với
tuyên truyền của Nga cũng như những gì mà những kẻ lừa đảo và robot đang lan
truyền trên Internet vào thời điểm đó.
Trong
tất cả những điều này, Wagenknecht rõ ràng đang mong chờ thời lượng phát sóng sẽ
cạn kiệt và không ai có thể phản đối nội dung đó nữa. Những lời nói dối của bà
ta vẫn như vậy vào cuối chương trình.
*
T-online: Điều
gì thúc đẩy Wagenknecht?
Franke: Sahra
Wagenknecht là con rối nổi tiếng nhất của Putin ở Đức. Tôi không biết bà ta có
thể dễ bị lèo lái như thế nào, bà ta làm việc đó một cách tự nguyện hay bà ta tự
tin đến mức nào vào việc mình làm.
Thực
tế là, Wagenknecht và những người khác đang nuôi dưỡng các cuộc tranh luận ở Đức
bằng những lời dối trá, nửa sự thật và xuyên tạc được ngụy trang dưới dạng ý kiến.
Ngay cả với AfD, các lập luận thường không chính xác.
Nhưng
với tư cách là một xã hội, chúng ta cần có cơ sở thông tin đích thực vững chắc
để có thể thảo luận mọi việc. Điện Kremlin biết rõ điều này; Wagenknecht và những
người khác đang bị Putin lợi dụng khi họ nghi ngờ sự thật của sự kiện mà là cơ
sở của cuộc thảo luận.
*
T-online: Đặc
biệt ở Đông Đức, liên minh Sahra Wagenknecht và AfD đã thành công với các chính
sách thân thiện với Nga. Tại sao lại ở đó?
Franke: Ở miền đông nước
Đức, chúng ta đang phải đối mặt với một dân số chưa chấp nhận được quá khứ của
mình một cách thỏa đáng. Nhưng đây là vấn đề của toàn nước Đức. Các thế hệ sau
thống nhất thường thiếu kiến thức
cơ bản về Bức tường Berlin và biên giới, cũng như về sự phụ thuộc của CHDC Đức
vào Liên Xô.
Cuộc
nổi dậy của công nhân ngày 17/6/1953? Phần lớn chưa được biết đến. Stasi đàn áp
những người chỉ trích? Không đủ quan trọng đối với nhiều người. Tháng 11 năm
1989? Thường có điều gì đó mơ hồ. Sự thiếu hiểu biết hay hiểu biết nửa vời
này vừa là cơ sở cho một quan điểm sai lầm về lịch sử, vừa là cửa ngõ cho những
thông tin sai lệch.
CHDC
Đức là một chế độ độc tài và cũng là một quốc gia đã có phần thất bại. Việc
chuyển sang các cơ cấu dân chủ của Cộng hòa Liên bang Đức tương ứng cũng gặp
khó khăn. Nhưng những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị ngày nay ở phương
Đông không phải là lỗi của phương Tây. Ngay cả khi có quá nhiều người ở Đông Đức
muốn nhìn nó theo cách khác. Đó là hậu quả của chế độ độc tài SED.
Dornblüth: Ở Đông Đức có một
sự xa cách với nền dân chủ, những cuộc đấu tranh trong đời sống chính trị hàng
ngày và quá trình khó khăn để tìm kiếm những thỏa hiệp. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn
khi có người từ cấp trên đưa ra quyết định.
*
T-online: Do
đó, tôn vinh Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ?
Dornblüth: Bất cứ ai tôn
vinh Putin và sự cai trị của ông đều không biết cuộc sống hàng ngày của người
dân bình thường ở Nga khó khăn như thế nào. Thực tế ở đó vô cùng khắc nghiệt.
Franke: Cũng có rất ít
nhận thức về cuộc sống của người dân CHDC Đức cũ tốt như thế nào sau khi thống
nhất so với các quốc gia khác trong Khối phía Đông. Nhiều người sẽ chỉ trích
tôi vì câu nói này, nhưng đó là sự thật. Wolf Biermann gần đây đã nói một cách
ngắn gọn: Những người không dám lên tiếng ở CHDC Đức hiện đang phản đối nền dân
chủ vì họ không có gì phải sợ hãi.
*
T-online: Quý
vị có thực sự nghĩ rằng Putin cũng cảm thấy sợ hãi?
Franke: Putin chắc chắn
đang lo sợ. Chúng tôi mô tả điều này bằng một đoạn ngoài đề ngắn ở phần đầu cuốn
sách. Putin luôn tin vào sự toàn năng của cơ quan mật vụ và muốn trở thành một
phần của cơ quan này. Sau đó, vào mùa đông năm 1989, ông ngồi ở Dresden và trải
nghiệm việc KGB từng hùng mạnh thời của ông và tổ chức con của nó, Stasi
(3), đột nhiên bất lực như thế nào. Những người mà ông vô cùng ghét – những
người khao khát tự do và dân chủ – đã lên nắm quyền. Ông ấy đã trải qua những
tình huống tương tự vài lần sau đó. Putin đã rút ra kết luận của mình từ điều
này.
Dornblüth: Trong cuốn sách
của chúng tôi có một chương tên là “Ai gieo dân chủ sẽ gặt chiến tranh”. Chúng
tôi mô tả Putin đang phá hoại các cải cách dân chủ ở bất cứ nơi nào có thể.
Franke: Putin sợ những
người có suy nghĩ độc lập, tự do vì họ gây nguy hiểm cho công việc kinh doanh của
ông ta và sự ham muốn quyền lực một cách đồi bại. Đó là nỗi sợ hãi ban đầu của
ông ta. Hiện đang có rất nhiều cuộc thảo luận về mong muốn đế quốc được cho là
của Putin. Trên thực tế, Putin muốn ngăn cản sự biến động dân chủ và thịnh vượng
bằng cuộc chiến ở Ukraine. Một nước láng giềng dân chủ và thịnh vượng có thể là
tấm gương mà người dân Nga muốn noi theo.
*
T-online: Để
làm được điều đó, Ukraine trước tiên phải sống còn qua cuộc chiến này.
Franke: Ukraine rất mạnh,
điều đó đã được chứng minh vào năm 2014 sau khi Nga xâm chiếm Donbass và cả vào
năm 2022 sau cuộc xâm lược toàn diện. Mặt khác, Nga luôn yếu đuối. Bây giờ NATO
cuối cùng phải vào cuộc cùng với Ukraine. Vũ khí phải được cung cấp liên tục với
số lượng đủ.
Ngoài
ra, phải thực hiện các biện pháp cứng rắn chống lại bất kỳ hình thức ảnh hưởng
nào của Điện Kremlin trong xã hội phương Tây. Những người này muốn phá hủy hệ
thống của chúng ta – nền dân chủ của chúng ta! Chúng ta không nên quá thận trọng
về điều đó.
Dornblüth: Ukraine phải tồn
tại. Để được vậy, cần có những cuộc đàm phán. Trên thực tế, Ukraine đã nỗ lực để
đạt được điều này, điều mà chúng ta ở Đức chú ý tới quá ít. Nhưng làm thế nào một
nước Nga, theo Putin, tiếp tục ngoan cố tuân thủ các mục tiêu chiến tranh quá
khích của mình, có thể được đưa đến bàn đàm phán?
Chiến
tranh chỉ kết thúc khi một bên hoặc tất cả các bên liên quan cho rằng, việc tiếp
tục chiến tranh không còn ý nghĩa hoặc không thể thực hiện được. Chúng ta phải
đưa Nga đến đó.
*
T-online:
Bà Dornblüth, ông Franke, xin cảm ơn quý vị rất nhiều về cuộc phỏng vấn.
-------------
Chú
thích:
(1)
Sahra Wagenknecht: Cựu
đảng viên đảng Cộng sản Đông Đức, cựu lãnh tụ Đảng Cánh Tả, một đảng cực tả. Bị
phản đối trong đảng vì khuynh hướng thân Nga đầu năm 2024 bà thành lập đảng BSW.
(2)
AfD: Một
đảng cực hữu Đức, bài ngoại, kỳ thị chủng tộc nhưng lại thân Nga.
(3)
Stasi: Bộ
An ninh Quốc gia Đông Đức
Nguồn
bài phỏng vấn: Cuộc
trò chuyện cá nhân với bà Gesine Dornblüth và ông Thomas Franke với T-online
qua hội nghị truyền hình (video conference).
Bà
Gesine Dornblüth: Sinh năm 1969, là nhà báo và có bằng tiến sĩ về nghiên cứu
tiếng Slav. Từ năm 2012 đến 2017, bà là phóng viên của Deutschlandfunk ở
Moscow.
Ông
Thomas Franke: Sinh
năm 1967, là một nhà văn. Tập truyện ngắn “Bị
xiềng xích vào vùng Caucasus” của ông được xuất bản năm 2023. Sau cuốn
sách “Nỗi
lo lắng của người Nga” và một trong những cuốn sách bán chạy nhất theo báo
Spiegel: “Thế
giới bên kia của Putin: Xã hội độc hại của Nga”được xuất bản cùng với
Gesine Dornblüth, tập thứ ba trong loạt bài này hiện đã được xuất bản,“Thuốc
độc của Putin: Cuộc tấn công của Nga vào tự do của châu Âu”.
----------------
1
comment
Hớn
Chiêu Tuyết Mai
Có
sự tráo đổi: Trước đây Staline truyền đạt kinh nghiệm cho Mao Trạch Đông cài đảng
viên cộng sản TQ vô Quốc Dân đảng Trung Hoa, rồi từ từ thủ tiêu đảng viên QDĐ.
Ngày nay Tập Cận Bình truyền đạt lại kinh nghiệm cho Putin trong việc dùng thuốc
độc lén lút tấn công nền dân chủ ở các nước, bằng gián điệp Trung Cộng hoạt động
ở các nước tư bản, do đó mới có “Thuốc độc của Putin: Cuộc tấn công của Nga vào
tự do của châu Âu” bằng những kẻ điển hình như Sahra Wagenknecht, con rối cộng
sản Đông Đức nổi tiếng nhất của Putin ở CHLB Đức hiện nay.
No comments:
Post a Comment