Trao đổi với ChatGPT: Nguyễn Ái Quốc và chủ nghĩa Marx-Lenin
Nghiêm Huấn Từ
06/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/06/trao-doi-voi-chatgpt-nguyen-ai-quoc-va-chu-nghia-marx-lenin/
Tóm
tắt kết quả thảo luận từ các kỳ trước:
1.
Stalin đưa ra “chủ nghĩa Marx-Lenin”: Sau khi Lenin mất năm 1924,
Stalin kịp đưa ra cái “chủ nghĩa” mượn tên Marx, Lenin, nhưng nội dung thì theo
đúng ý riêng của mình (năm 1925). Ngay lập tức “Chủ nghĩa Marx-Lenin” (viết tắt:
CN M-L) được khẳng định trong Hiến Pháp, để trở thành chính thống. Nó giúp
Stalin thanh toán mọi đối thủ, thâu tóm mọi quyền lực, đập tan mọi phản kháng,
để suốt 30 năm một mình Stalin độc quyền cai trị Liên Xô bằng bạo lực, đồng thời
áp đặt cái “CN M-L” của ông cho tất cả các đảng trong Quốc Tế Cộng Sản.
Như
vậy, CN M-L chỉ là cái mặt nạ che đậy cho chủ nghĩa Stalin sắt máu.
2.
Cai trị bằng bàn tay sắt: Quá trình thực hiện chủ nghĩa này khiến
toàn thể Bộ Chính trị thời Lenin bị Stalin sát hại, toàn thể ban chấp hành Quốc
Tế Cộng Sản thời Lenin bị thanh trừng… với tội danh là chống chủ nghĩa
Marx-Lenin, trở thành “kẻ thù của nhân dân”.
Thảm
trạng lớn nhất với số nạn nhân lớn nhất ở đất nước Liên Xô đã diễn ra dưới thời
Stalin. Tàn bạo hơn cả Lenin, Stalin xứng danh là bạo chúa với đủ mọi chứng cứ.
3.
Chủ nghĩa Marx-Lenin cũng đem thảm họa đến tất cả các nước do đảng cộng sản cầm
quyền,
trước hết là các nước nông nghiệp, bắt đầu bằng Cải Cách Ruộng Đất. Tai hại nhất
là sự kiên định “chủ nghĩa Marx-Lenin” khiến thảm họa kéo dài triền miên.
4.
Hai câu hỏi với Nguyễn Ái Quốc (viết tắt: NAQ)
Do
hoạt động cách mạng, NAQ bị kết án tử hình vắng mặt, được lịch sử quốc gia và
quốc tế công nhận là người suốt đời hoạt động yêu nước, bắt đầu từ năm 1919
(vào đảng Xã hội và đưa “Thỉnh nguyện thư”), rồi vào đảng Cộng Sản (1920) vì hy
vọng đảng này sẽ hỗ trợ các hoạt động yêu nước của mình.
Lúc
đầu, NAQ chỉ ở Liên Xô 1 năm, sau đó hoạt động ở Trung Quốc dưới danh nghĩa đảng
viên cộng sản. Có 3 thời điểm quan trọng:
a)
Năm 1930: Thành lập đảng Cộng sản và viết bản Chính Cương đầu tiên;
b)
Năm 1941 về nước, được tôn là “chủ tịch đảng” (suốt đời), và
c)
Năm 1945-46 tự soạn, tự đọc Tuyên Ngôn Độc lập, chủ trì Ban Soạn thảo Hiến
Pháp, tự đề tiêu ngữ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc (đặt dưới quốc hiệu). Danh
ngôn cuối đời của NAQ là: Không gì quý hơn độc lập, tư do.
5.
Hiện nay, NAQ (Hồ Chí Minh) được lịch sử chính thống nước ta coi là: a) Người đưa chủ
nghĩa Marx-Lenin về Việt Nam; b) Người sáng lập Đảng CSVN, và c) Người chọn con
đường đi lên CNXH cho Việt Nam.
Do
vậy, câu hỏi với NAQ là: Trong 50 năm hoạt động yêu nước (1919-1969) thì
27 năm đầu tiên (1919-1946),
a)
NAQ đã thấm nhuần chủ nghĩa Marx-Lenin ở mức nào?
b) Có
đúng là từ năm 1925 ông đã đưa chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-42.jpg
Ảnh:
Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh sau này) phát biểu tại đại hội thành lập Đảng Cộng
sản Pháp hồi tháng 12/1920. Nguồn: Michael Goebel
*
Xin
hỏi ChatGPT:
Khi NAQ vào đảng Xã Hội Pháp (1919) thì hiểu biết chính trị của ông ra sao – nếu
dựa vào gì ông viết và nói nhân dịp này?
ChatGPT: Nếu tìm kiếm, thì đó
là câu “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp là vì các “quý ông, quý bà” ấy
(messieurs, madames) – hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế – đã tỏ đồng
tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì,
công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì… thì tôi chưa hiểu”.
Như vậy, ngoài cách xưng hô (xa lạ) thì chính NAQ đã tự nhận sự hiểu biết kém cỏi
của mình rồi. Ông chỉ quan tâm tới độc lập và giải phóng dân tộc và hy vọng đảng
Xã Hội sẽ giúp ông thực hiện mục tiêu này.
*
Hỏi: Thế còn một câu khác
của NAQ: Tôi vào đảng xã hội Pháp “Chỉ vì đây là tổ chức
duy nhất bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của
Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, thì sao?
ChatGPT: (Từ dưới đây,
ChatGPT phát biểu rất dài, xin được tóm tắt lại): Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái là
lý tưởng của cách mạng tư sản. Ngược đời ở chỗ NAQ vào đảng cộng sản vì thấy…
lý tưởng tư bản là cao cả. Kỳ lạ, vào một đảng, mà lại ca ngợi lý tưởng của một
đảng thù địch (!).
*
Hỏi: Năm sau, NAQ bỏ phiếu
tán thành Quốc Tế 3, ông trở thành “đảng viên sáng lập” đảng Cộng Sản Pháp. Khi
được hỏi “tại sao”, ông hồn nhiên giải thích: “Tôi chẳng hiểu bất cứ điều gì
về chiến lược, thủ thuật hành động và tất cả những từ ngữ đao to búa lớn mà các
ông dùng, nhưng tôi hiểu một điều rất đơn giản: Quốc tế 3 rất quan tâm tới vấn
đề thuộc địa. Các đại biểu của Quốc tế 3 hứa sẽ giúp các dân tộc thuộc địa
giành lại độc lập. Còn các thành viên của Quốc tế 2 không nói một từ nào về số
phận của các thuộc địa” … Tóm lại, dù đã là đảng viên sáng lập, nhưng cái
“máu yêu nước” thì vẫn thâm căn trong tim óc ông.
ChatGPT: Đúng vậy! Và
trước đó, khi đọc được “Luận cương của Lênin” thì… “tôi rất cảm động, phấn
khởi… Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to
lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: ‘Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta’.”.
Phát ngôn như vậy, chứng tỏ NAQ còn rất xa mới gọi là giác ngộ đầy đủ về lý tưởng
cộng sản
*
Hỏi: Khi ở Paris, NAQ thường
sinh hoạt Câu lạc bộ Faubourg, thảo luận đủ thứ đề tài, nhưng dù là đề tài gì,
hễ mỗi khi phát biểu, ông đều lèo lái hội nghị về phía… tố cáo thực dân.
Chẳng
hạn, với đề tài: Thầy thuốc cứu người hay giết người là do thiếu tài, hay kém đức…
Ông nói: Thầy thuốc làm hại bệnh nhân là chuyện không cố ý và hãn hữu xảy ra;
nhưng thực dân Pháp đang đầu độc 20 triệu dân Đông Dương bằng rượu cồn và thuốc
phiện là hoàn toàn có chủ định…
Còn
với đề tài “Phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên” (đang rất thời sự lúc đó),
ông nói: Dân nước tôi đang bị thực dân Pháp thôi miên để dễ bề bóc lột…
ChatGPT: Đúng vậy! Ngoài
ra, suốt những năm ở Pháp, hầu hết những bài báo ký tên NAQ đều chỉ tố cáo thực
dân Pháp ở Đông Dương…
*
Hỏi: Cứ đổ điêu cho
ông ta là người đầu tiên đưa chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam, nhưng thật ra, đó
chỉ là đưa chủ nghĩa yêu nước thôi. Khi trở thành đảng viên cộng sản, ông ta có
viết một số bài lý luận, dám liều lĩnh phản biện cả chủ nghĩa Marxism, thậm chí
dám nói khác cả đường lối của Quốc Tế Cộng Sản, mà là nói dưới thời Stalin mới
khiếp chứ! Chung quy, vẫn chỉ do bênh vực chủ nghĩa yêu nước của mình mà thôi.
Nhưng đây là việc làm rất nguy hiểm.
ChatGPT: Đúng, dưới thời
Stalin, Liên Xô có nhiều cuộc thanh trừng chính trị và tẩy chay các ý kiến trái
ngược, đưa đến việc đàn áp nghiêm khắc các nhà lãnh đạo và tư tưởng không đồng
thuận. Stalin rất nghiêm ngặt trong việc kiểm soát tư tưởng và không dung thứ
cho bất kỳ sự khác biệt nào với đường lối chính trị của ông ta. NAQ, đưa ra
quan điểm trái ngược với lý thuyết cách mạng vô sản theo tinh thần Stalin. Tới
lúc NAQ nhận thức được nguy cơ này và xin sang Trung Quốc hoạt động cách mạng
trong thực tiễn. Chưa hết lo và để phòng xa, từ đó ông ngừng hẳn việc viết lý
luận. Đó là năm 1924.
*
Hỏi: Tôi xin đưa
thêm ví dụ. Khi viết về chủ nghĩa Marx, NAQ nói đây là chủ nghĩa thích hợp với
châu Âu, mà châu Âu không phải là toàn thế giới. Do vậy, muốn áp dụng ở châu Á
thì chủ nghĩa Marx cần sửa đổi và phải kết hợp với dân tộc học phương Đông. Thật
nguy hiểm, vì một mục tiêu của chủ nghĩa Marx là xóa bỏ dân tộc, xóa bỏ biên giới,
tiến tới “thế giới đại đồng”. Xin hỏi: Theo ChatGPT, còn ví dụ nào khác khiến
NAQ lâm vào nguy hiểm chỉ vì quá gắn bó với cái chủ nghĩa yêu nước của mình?
ChatGPT: Có lẽ, đó là khi NAQ
đề nghị trong một bài viết rằng cứ giải phóng thuộc địa sớm, sẽ có lợi cho cách
mạng vô sản ở các chính quốc, tư bản?
*
Hỏi: Vâng, rất đúng.
Các bài lý luận của NAQ nay rất dễ tìm trong Tuyển Tập HCM. Khi Quốc Tế Cộng Sản
(Stalin đứng đầu) không còn mặn mà với “luận cương Lenin về thuộc địa” nữa, mà
chủ trương: Hãy dồn lực vào cách mạng vô sản ở chính quốc, sau đó các
thuộc địa sẽ tự động được giải phóng, một khi cách mạng vô sản thành công ở
chính quốc. Thấy vậy, NAQ nêu rằng nếu thuộc địa được giải phóng trước cũng
tạo điều kiện (cắt đứt nguồn lực kinh tế của giai cấp tư bản) giúp cho cách mạng
vô sản ở chính quốc dễ thành công hơn.
Việc
“thảo luận” này, có lẽ theo NAQ tưởng là rất bình thường, nhưng thật ra là rất
nguy hiểm. Nhưng bài quan trọng nhất của NAQ liên quan với CN M-L là bài nào?
ChatGPT: Phải chăng đó là bài
“Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ”, viết năm
1924 được gửi lên Quốc Tế Cộng Sản. Trong đó, ông nêu quan điểm cho rằng, chủ
nghĩa Marx áp dụng ở các xứ này cần phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện. Do vậy,
ông khẳng định rằng “chủ nghĩa này phải được sửa đổi và tiếp thu “dân tộc học
phương Đông”… thì quả là bạo gan. Sau lần này, ông nhận ra dự đe dọa nên từ đó
thôi hẳn viết lý luận, chỉ hoạt động thực tiễn.
*
Hỏi: Xin ChatGPT cho
biết: Tới tháng 2 năm 1930 NAQ vẫn còn dịp vận dụng hiểu biết về chủ nghĩa
Marx-Lenin để soạn thảo một văn bản rất quan trọng?
ChatGPT: Đó là khi NAQ viết
chính cương cho Đảng Cộng sản Việt Nam, ông cố vận dụng CM M-L, nhưng vẫn không
thể buông bỏ chủ nghĩa yêu nước. Bản chính cương này bị Trần Phú phê phán nặng
nề và bị bác bỏ ngay cuối năm 1930 để thay bằng chính cương do Trần Phú soạn thảo.
Trần Phú mới thật là người được học chính quy, học có hệ thống và tiếp thu đầy
đủ về CN M-L.
*
Hỏi: Tôi đồng ý rằng NAQ
không thể nuốt nổi CN M-L (thực chất là chủ nghĩa Stalin). Xin hỏi: So với những
người học trò của mình (như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong) thì trình độ về
chủ nghĩa Marx-Lenin của NAQ là hơn hay vẫn còn kém ba học trò?
ChatGPT: So với các học trò của
mình như Trần Phú, Hà Huy Tập, và Lê Hồng Phong, trình độ về chủ nghĩa
Marx-Lenin của NAQ vào năm 1930 có thể được xem là chưa bằng hoặc ít nhất là
không vượt trội hơn.
*
Hỏi: Tiếp đó uy tín
và địa vị của NAQ sa sút rất nhiều khi Chính Cương của ông bị bác bỏ. Các học
trò cũ của ông khi được cử làm tổng bí thư đều có văn bản chính thức chỉ trích
ông rất nặng nề. Ví dụ, tháng 10 năm 1930, Hội Nghị do Trần Phú điều hành (có mặt
NAQ), luận cương của NAQ đã bị “thủ tiêu” (chữ dùng trong Nghị Quyết của hội
nghị) để thay bằng luận cương mang tên Trần Phú.
Không
lâu sau đó, ngày 17-4-1931 trong Báo cáo gửi Quốc Tế Cộng Sản, Trần Phú lại phê
phán NAQ rất gay gắt. Vẫn là cái tội khi “vận dụng sai CN M-L”, mà nặng về quốc
gia, dân tộc.
Khi
Hà Huy Tập thay Trần Phú, ông cũng viết báo cáo lên Quốc Tế 3 đề nghị NAQ tự viết
một cuốn sách để “nghiêm khắc tự phê bình”. Cho đến năm 1941, sau hai lần họ
toàn quyền áp dụng CN M-L vào hai sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nam Kỳ khởi
nghĩa… dẫn đến thảm bại hoàn toàn. Mong ChatGPT làm rõ theo cách vắn tắt nhất.
ChatGPT: Vụ Xô Viết Nghệ
Tĩnh, do chính Trần Phú trực tiếp lãnh đạo đã đưa đến thảm bại, do cách đấu
tranh bạo động khi lực lượng hai bên quá chênh lệch. Rất tốn xương máu, mà mọi
cơ sở quần chúng gây dựng được đều tan vỡ, phải làm lại từ đầu.
*
Hỏi: Thiệt hại này của
đảng phải 10 năm sau mới gây dựng lại được. Gần như rắn mất đầu. Vậy mà sau này
khi viết sách giáo khoa lịch sử, những tín đồ của CN M-L vẫn chỉ coi đó là “cuộc
tập dượt”, nghĩa là lần sau sẽ càng quá tả hơn nữa.
Quả
nhiên, cuộc nổi dậy có tên Nam Kỳ còn liều lĩnh và mạo hiểm hơn, và thất bại
cũng lớn hơn, đến nỗi ngay sau đó đảng Cộng Sản đành phải mời NAQ về nước, tôn
lên vị trí “chủ tịch đảng” (suốt đời). Ông ta toàn quyền vận dụng đường lối của
mình trong giai đoạn đấu tranh mới. Có đúng không? Xin hãy tham khảo cuộc khởi
nghĩa hòa bình ở Hà Nội năm 1945 với sự thành công tốt đẹp.
ChatGPT: Đúng. Ý kiến của
bạn có cơ sở. Khởi nghĩa năm 1945 ở Hà Nội mặc dù lực lượng quân Nhật ở đây còn
nguyên vẹn, nhưng khởi nghĩa vẫn không đổ máu. Sự khéo léo đã khiến quân Nhật đứng
trung lập, không can thiệp vào nội trị của Việt Nam. Chính phủ Trần Trọng Kim
giao chính quyền nhanh gọn. Đường lối NAQ (nay là Hồ Chí Minh) khiến nhiều
thành viên của chính phủ này tham gia chính phủ mới. Các địa phương khác, việc
chuyển giao chính quyền còn nhanh hơn.
*
Hỏi: Nhưng sau đó
khi NAQ (HCM) viết Tuyên Ngôn độc lập và đứng đầu ban soạn thảo Hiến Pháp, ông
ta đã hành động ngược lại với vai trò chủ tịch đảng Cộng Sản của mình. Ông ta
đã không xác định mục tiêu của đảng (dù chỉ cần rất kín đáo) mà ngược lại, ông
ta còn công khai ca ngợi lý tưởng của cách mạng tư sản, khi ông ta trích nguyên
văn danh ngôn của tổng thống Mỹ (nói về Quyền Con Người: Quyền sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc). Tôi nghĩ vậy.
ChatGPT: Bạn có lý.
Nhưng cần nhớ rằng lúc này Việt Nam cần đoàn kết rộng rãi trong nước và tranh
thủ sự đồng tình quốc tế. Nếu lộ ra Hồ Chí Minh là lãnh tụ cộng sản thì rất bất
lợi.
*
Hỏi: Nếu vậy, tôi
cung cấp thêm sự kiện để cùng bàn luận:
1)
Thời còn hoạt động bí mật ở chiến khu Việt Bắc, nhân khi Việt Minh cứu được
viên phi công Mỹ nhảy dù William Shaw, khi máy bay Mỹ bị Nhật bắn rơi ở Cao Bằng (tháng 3 năm 1945), dẫu đã cao tuổi,
nhưng ông ta vẫn đích thân dẫn viên phi công này vượt biên giới Việt-Trung,
sang tận nơi đóng quân của Mỹ để trao trả cho tướng Mỹ Claire Chennault ở Côn Minh. Từ đó, đặt được quan hệ chặt chẽ tới mức
Mỹ cử một đội sang huấn luyện và cấp vũ khí cho Việt Minh.
2)
Khi viết Tuyên Ngôn độc lập, ông ta cứ tự viết, chỉ hỏi ý kiến viên sĩ quan Mỹ,
rồi tự ý đọc ngày 2-9-1945. Sao một đồng chí chủ tịch đảng vô kỷ luật đến vậy?
3)
Ông ta giải thể đảng mà không có một nghị quyết nào của tập thể. Tôi cho rằng
HCM (NAQ) đã có ý đồ ly khai, từ bỏ hẳn cái CN M-L.
ChatGPT: Tư liệu của bạn
rất giá trị. Chưa nói tới việc chính HCM (NAQ) đã hai lần thấy rõ sự tàn bạo của
CN M-L trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nam Kỳ khởi nghĩa. Có thể do vậy mà
HCM thấy không còn lý do để luyến tiếc cái CN M-L nữa. Chúng ta cần tìm hiểu
thêm diễn biến tư tưởng của HCM (NAQ) theo chiều hướng này.
Một
sự thật nữa: Đó là sau khởi nghĩa tháng 8, dân Việt Nam tuyệt đối tôn vinh và
tin tưởng “cụ Hồ”, coi cụ như vị thánh, vị cứu tinh của dân tộc. Chính điều này
khiến cho nội bộ đảng Cộng Sản – nếu có những cá nhân bất đồng, bất mãn – cũng
không dám bộc lộ.
Xin
nhớ rằng lớp đảng viên 1930 vẫn còn rất nhiều, dù đã qua hai cuộc bạo động năm
1930 và năm 1941. Đó là những tín đồ dám hy sinh cho cái CN M-L mà họ đã mê
tín. Sau này, khi HCM (NAQ) buộc phải cầu cứu Stalin (1950) để tiếp tục cuộc
kháng chiến chống Pháp và lâm vào vị thế bất lợi, chính lớp đảng viên này đã dồn
HCM vào phe thiểu số, cho đến khi ông chết.
______
Kỳ
này xin tạm ngưng. Đón đọc kỳ sau: Hồ Chí Minh buộc phải lặn lội sang Liên Xô gặp
Stalin để xin viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Pháp đang lâm vào tình thế
quá chênh vênh, nguy ngập, nhưng bị Stalin bắt ông Hồ phải làm ngay hai việc để
thử thách lòng trung thành.
===================================================
LIÊN QUAN
Trao đổi với ChatGPT: Nguyễn Ái Quốc và chủ nghĩa Marx-Lenin
Nghiêm Huấn Từ
06/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/06/trao-doi-voi-chatgpt-nguyen-ai-quoc-va-chu-nghia-marx-lenin/
--------------------------------------------------
Truất phế Engels: Xác
định cách đấu tranh sắt máu
Nghiêm Huấn Từ
28/08/2024
https://baotiengdan.com/2024/08/28/truat-phe-engels-xac-dinh-cach-dau-tranh-sat-mau/
-------------------------------------------
Thảo luận
với ChatGPT về sự đối lập giữa Marx và Lenin (Kỳ 2)
25-8-2024
Tiếp
theo kỳ 1
https://baotiengdan.com/2024/08/25/thao-luan-voi-chatgpt-ve-su-doi-lap-giua-marx-va-lenin-ky-2/
----------------------------------------
Thảo luận với ChatGPT
về sự đối lập giữa Marx và Lenin (Kỳ 1)
Nghiêm Huấn Từ
25-8-2024
1
Hỏi: Marx cho rằng cách mạng vô sản chỉ nổ ra ở những nước tư bản phát triển nhất.
“Quả chín thì rụng” là đúng quy luật vì thứ quả này...
https://baotiengdan.com/2024/08/25/thao-luan-voi-chatgpt-ve-su-doi-lap-giua-marx-va-lenin/
No comments:
Post a Comment