Ráng xài tiếng
Việt cho đúng, xài bậy, dân họ cười cho
06/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/06/rang-xai-tieng-viet-cho-dung-xai-bay-dan-ho-cuoi-cho/
Siêu
bão Yagi đang chuẩn bị tiến vô đất liền, khu vực miền Bắc nước ta, với những dự
báo hướng đổ bộ. Ngành chức năng lẫn báo đài, truyền thông liên tục dùng từ “kịch
bản” về nơi nó đổ bộ.
Trong
toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, “kịch bản” nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch,
sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền
hình, quảng cáo, phim ảnh, game show…
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/4.jpeg
Ảnh
chụp màn hình từ báo Dân Trí
Dù
mở rộng thì đây vẫn là một từ dành cho một sản phẩm do con người làm ra (nhân tạo).
Nó khác hoàn toàn với mưa, gió, bão… một hiện tượng tự nhiên.
Rõ
ràng đây là một từ dùng sai. Có lẽ cái sai ấy được sinh ra từ những văn bản,
phát ngôn lặp đi lặp lại của ngành chức năng nào đó. Phóng viên viết theo “cho
yên tâm”, không hề suy nghĩ, phản biện đúng sai. Cuối cùng “ngoa ngôn” đã “truyền
ngôn” khắp nơi.
Đó
không phải cá biệt mà nhiều lắm. Chẳng hạn từ “đối tượng” vốn chỉ một nhóm
người, nhóm sự vật, tức tập thể, bỗng trở thành chỉ một người, một sự vật cụ thể,
như “xử lý 30 đối tượng lạng lách”, “bắt ba đối tượng trộm cắp”, “đối tượng
Nguyễn Văn A”…
Rồi
“phương tiện” vốn chỉ cái mà con
người dùng để làm gì đó, để đạt mục tiêu gì đó, bỗng lâu nay thành từ chỉ xe cộ.
“Vụ tai nạn giao thông khiến hai phương tiện hư hỏng”, chẳng hạn.
Kể
không sao xiết. Cái sai nghiễm nhiên trở thành cái đúng. Tiếng Việt hư hỏng kiểu
này không hiếm, đầy dẫy trên các văn bản, phát ngôn từ ngành chức năng đến các
bản tin truyền thông, tới mức cả những báo đài, truyền thông tiếng Việt ở nước
ngoài cũng xài hà rầm.
Có
một thời kỳ, chúng ta đều được học, được nghe về “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, đôi
lúc lạm dụng, tạo ra những từ “lạ”, như “lính thủy đánh bộ” chẳng hạn, vô thơ
nhạc hẳn hoi: “Kìa trông một, hai, ba, bốn, năm, sáu chục tên lính thủy đánh bộ
Mỹ kia, nó bỏ xác trên rừng…” (Tiếng đàn Ta lư – Huy Thục).
“Lính”
và “đánh” là từ Việt, “thủy” và “bộ” là từ Hán Việt. Cụm từ “lính thủy đánh bộ”
sai kết cấu, quy ước và thông lệ tiếng Việt ngàn năm nay: Từ Hán Việt đi với từ
Hán Việt, từ Việt đi với từ Việt. Ví dụ: Hải tặc, đạo tặc, gian tặc, dâm tặc…
thì được; vì cùng là Hán Việt, còn “cát (Việt) tặc (Hán Việt)”, “đinh tặc”, “muối
tặc”, “ghế tặc”, “lính thủy đánh bộ”… ai đọc cũng thấy rõ ràng là kỳ cục.
Gần
đây, “lính thủy đánh bộ” đổi thành “Hải quân đánh bộ” nghe nó lục cục thế nào
khi một từ Việt nằm giữa ba từ Hán Việt. Nếu tiếng Việt chưa có từ thay thế, chẳng
thà tất cả dùng từ Hán Việt “Thủy quân lục chiến” cho nó đồng bộ, đỡ lợn cợn,
ai cũng hiểu.
Có
lần, trong một buổi họp tòa soạn với ban biên tập và các trưởng, phó ban, tổ nội
dung, tôi nói: Thưa anh X. Nếu hôm nay về nhà, thay vì nói “anh đang chạy xe
trên đường…” thì anh nói bà xã: “Em ơi, hôm nay anh đang điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đúng làn đường giao thông thì gặp cảnh sát giao thông thổi
còi, lập biên bản giao thông vì cho là anh vi phạm luật giao thông…”. Bà xã anh
sẽ nói liền: “Làm báo riết, anh khìn khìn rồi hả?!”.
“Tiếng
Việt ta giàu đẹp”, nói ra ai cũng hiểu, từ nhà học giả, anh/ chị trí thức đến
bà cụ 80 tuổi không biết chữ. Từ tiếng Việt ta có thì ta xài. Nếu chưa có thì
xài Hán Việt cũng được, mà phải xài cho đúng, đừng xài bậy, dân người ta cười
cho…
RÁNG
XÀI TIẾNG VIỆT CHO ĐÚNG, XÀI BẬY, DÂN HỌ CƯỜI CHO
.
No comments:
Post a Comment