Saturday, 14 September 2024

SẢN LƯỢNG DẦU CỦA MỸ LẬP KỶ LỤC, GIÁ XĂNG NGÀY CÀNG RẺ (Điệp Vũ / VnEconomy)

 



Sản lượng dầu của Mỹ lập kỷ lục, giá xăng ngày càng rẻ

Điệp Vũ  -  VnEconomy

18:00 09/09/2024

https://vneconomy.vn/san-luong-dau-cua-my-lap-ky-luc-gia-xang-ngay-cang-re.htm

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng giá xăng dầu có thể sẽ tiếp tục giảm, cho dù OPEC+ có thay đổi chiến lược sản lượng đi chăng nữa...

 

https://media.vneconomy.vn/w800/images/upload/2024/09/09/1c898b60-ccec-42fb-8afc-3d66f6c92e8d.jpg

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

 

Giá dầu thế giới đang trên đà lao dốc. Liên minh OPEC+ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối đang loay hoay tìm cách ngăn đà sụt giảm của giá dầu. Trong khi đó, giá xăng ở Mỹ đang giảm nhanh và được dự báo sẽ còn giảm sâu hơn trong thời gian tới.

 

Tuần vừa rồi, giá xăng ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng là 3,31 USD/gallon (tương đương khoảng 21.690 đồng/lít), giảm 0,5 USD/lít so với cùng kỳ năm ngoái - theo dữ liệu từ AAA.

 

Giá xăng bình quân ở 10 tiểu bang, gồm Texas, Kentucky và Kansas, thậm chí đã giảm dưới 3 USD/gallon. Ông Andy Lipow, Chủ tịch công ty tư vấn Lipow Oil Associates dự báo sẽ có thêm 9 tiểu bang nữa gia nhập danh sách những bang có giá xăng bình quân dưới 3 USD/gallon trong 2 tuần tới.

 

Theo chuyên gia Patrick De Haan của trang GasBuddy, đến khoảng lễ Tạ ơn năm nay, sẽ có 35-40 bang Mỹ có giá xăng bình quân dưới 3 USD/gallon (khoảng 19.660 đồng/lít). “Sau hơn 2 năm đắt đỏ vì những yếu tố bên ngoài như đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine, giá xăng cuối cùng đã quay trở lại mức cân bằng”, ông De Haan phát biểu.

 

Giá xăng giảm nhanh sẽ giúp giảm áp lực tài chính đối với người tiêu dùng Mỹ và đóng góp vào tiến trình giảm lạm phát ở nước này. Từ đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất dễ dàng hơn, và người Mỹ sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn khi đi vay.

 

Nếu duy trì, xu hướng này sẽ có lợi cho Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng giá xăng có thể sẽ là một yếu tố quyết định kết quả cuộc bầu cử, và giá xăng rẻ hơn sẽ có lợi hơn cho Đảng Dân chủ đang cầm quyền.

 

Trao đổi với trang CNN Money, nhiều nhà phân tích cho rằng giá xăng dầu có thể sẽ tiếp tục giảm, cho dù OPEC+ có thay đổi chiến lược sản lượng đi chăng nữa. Thị trường dầu đang yếu tới mức những nỗ lực cứu giá dầu của OPEC+ khó phát huy tác dụng.

 

Đối mặt với sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc và sản lượng dầu liên tiếp lập kỷ lục ở Mỹ, OPEC+ vào hôm thứ Năm vừa rồi đã từ bỏ kế hoạch nâng sản lượng trở lại bắt đầu từ ngày 1/10.

 

“Tâm trạng trên thị trường dầu vẫn đang rất u ám… Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến áp lực giảm giá ở trạm bán xăng trong những tuần tới”, Chủ tịch Bob McNally của công ty Rapidan Energy Group nhận định.

 

Dù vậy, tâm lý của các nhà giao dịch có thể thay đổi rất nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu bạo lực leo thang ở Trung Đông, dẫn tới gián đoạn dòng chảy dầu thô, hoặc chiến tranh Nga-Ukraine tăng nhiệt, giá dầu có thể nhanh chóng tăng trở lại, kéo giá bán lẻ xăng tăng theo.

 

Trong chiến dịch tranh cử của mình, cựu Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ đưa giá xăng ở Mỹ về mức rất thấp. “Chúng ta sẽ có mức giá xăng dưới 2 USD/gallon”, ông Trump phát biểu hôm thứ Năm ở New York.

 

Tuy nhiên, một số chuyên gia hoài nghi về tuyên bố này của ông Trump, đồng thời cảnh báo đó sẽ là tin xấu nếu lời hứa này của vị ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa trở thành hiện thực.

 

“Nói thì dễ, làm mới khó”, trưởng phân tích Tom Kloza của công ty Oil Price Information Service nhạn định. “Nói về giá xăng 2 USD/gallon chỉ là cường điệu. Mức giá xăng như vậy chỉ xuất hiện khi có những điều rất tồi tệ xảy ra trong nền kinh tế”.

 

Ông Lipow đồng tình với quan điểm này, nói rằng “phải xảy ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên thế giới, bao gồm ở Mỹ” khiến nhu cầu giảm sâu, thì giá xăng ở Mỹ mới có thể giảm dưới 2 USD/gallon.

 

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Trump cam kết sẽ “chấm dứt cuộc viễn chinh chống lại năng lượng” hóa thạch của bà Harris. Nhưng trên thực tế, sản lượng dầu thô của Mỹ hiện đang cao hơn ở bất kỳ thời điểm nào trong nhiệm kỳ của ông Trump.

 

Gần đây, sản lượng dầu của Mỹ đạt kỷ lục mọi thời đại 13,4 triệu thùng/ngày - theo dữ liệu thống kê hàng tuần của Chính phủ liên bang. Thời ông Trump, mức đỉnh của sản lượng khai thác dầu ở Mỹ là 13,1 triệu thùng/ngày.

 

Ông Trump cũng nhấn mạnh việc giá xăng ở Mỹ giảm về mức 1,87 USD/gallon trong nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, đó là thời điểm mùa xuân năm 2020, khi Covid-19 mới trở thành đại dịch và gây ra một cú sụt giảm chóng mặt trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

 

 

 

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Donald Trump từ chối một cuộc tranh luận thứ hai với Kamala Harris

 

 

Biden yêu cầu Trump ‘chấm dứt’ loan tin đồn nhảm di dân Haiti ở Ohio ăn thịt chó mèo

September 13, 2024 : 8:32 PM

 

 

-----------------------------------------

 

 

Đường đi không đến  

Trần Thế Kỷ –  Saigon Nhỏ

11 tháng 9, 2024

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/duong-di-khong-den/

 

1.

Ông Trump cho hay ông cảm thấy bị xúc phạm khi ông Putin lên tiếng ủng hộ đối thủ của ông là bà Harris.

 

Trước đó, Kremlin cho rằng ông Trump “không có cây đũa thần” để giải quyết xung đột Nga-Ukraine chỉ trong 24 tiếng đồng hồ.

 

Khi nói ủng hộ bà Harris, không chắc Kremlin đã thực bụng muốn bà này là kẻ chiến thắng trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc. Nhưng khi cho rằng ông Trump “không có cây đũa thần,” có lẽ Kremlin đã nói thật lòng mình. Nói thẳng ra, Kremlin có thể muốn ông Trump là người thắng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần này, song nếu ở cương vị tổng thống, chưa chắc ông Trump có thể dễ dàng giải quyết xung đột Nga-Ukraine trong vòng… một nốt nhạc, như ông huênh hoang.

 

Chưa rõ ông Trump sẽ làm gì để đáp trả “sự xúc phạm” của Kremlin đối với mình. Nhưng trước những lời lẽ xem thường của Kremlin, có thể ông Trump sẽ nhận ra rằng ông Putin chẳng phải là người bạn tốt lành gì. Một người bạn tử tế không bao giờ nên có những lời lẽ khiến bè bạn cảm thấy bị xúc phạm.

 

Rốt cuộc, rất có thể ông Trump sẽ phải đồng ý với tổng thống Mỹ, khi ông Biden gọi Putin là “son of a bitch” (dịch sang tiếng Việt là ‘thằng chó đẻ’).

 

2.

Tổng Thống Iran Masoud Pezeshkian muốn chuyển thủ đô đến bờ biển Vịnh Ba Tư, nơi có tuyến đường biển thương mại hàng đầu thế giới.

 

Ông Pezeshkian nói lý do của việc di dời thủ đô là nhằm phát triển kinh tế đất nước.

 

Năm 2013, Quốc Hội Iran từng đề xuất chọn thành phố khác làm thủ đô thay Tehran, nơi có dân số quá đông là 12 triệu người, cũng là nơi bị ô nhiễm nặng, ùn tắc giao thông, thậm chí có nguy cơ động đất cao. Song do kinh phí di dời được dự trù rất lớn nên việc chuyển thủ đô của Iran tới nay vẫn còn nằm trên giấy, chưa biết bao giờ mới thực hiện được.

 

Giới quan sát cho rằng việc di dời thủ đô không phải là vấn đề thực sự của Iran. Vấn đề thực sự của quốc gia Hồi giáo này chính là những người lãnh đạo của đất nước  không chịu thay đổi tư duy đối ngoại của mình. Họ cho rằng ngày nào Iran vẫn còn xem Israel cũng như Phương Tây là kẻ thù, ngày nào Iran vẫn còn bị đè nặng bởi hàng loạt lệnh cấm vận thì ngày đó kinh tế Iran vẫn khó lòng thoát khỏi những khó khăn như hiện nay.

 

3.

Trước việc đàm phán giữa Nga và Ukraine đang lâm bế tắc, Phương Tây kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt bằng cách gây sức ép với Nga để đạt được hòa bình cho Ukraine.

 

Song tới giờ này, Phương Tây khá thất vọng khi Trung Quốc tỏ ra không mấy mặn mà với việc gây sức ép như thế. Điều này cho thấy Trung Quốc không xem nền hòa bình cho Ukraine là mối quan tâm thực sự của mình, dù miệng luôn kêu gọi Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán. Thậm chí Phương Tây còn nghĩ rằng Trung Quốc chỉ muốn xung đột Nga-Ukraine kéo dài càng lâu càng tốt. Vì sự kéo dài đó có lợi cho Trung Quốc. Bởi ngày nào Nga còn sa lầy trong cuộc chiến với Ukraine, thì ngày đó Nga còn phải lòn lụy Trung Quốc về nhiều mặt.

 

Một ý kiến đáng suy ngẫm, đó là Trung Quốc rất có thể không mặn mà với việc sớm kết thúc xung đột Nga-Ukraine là vì muốn chờ tới lúc Nga hoàn toàn kiệt quệ, Trung Quốc sẽ động binh chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga trong thế kỷ 19. Lúc đó Nga, đang phải căng mình đối phó với Ukraine, sẽ rất khó mà ngăn Trung Quốc thực hiện việc tái chiếm đó.

 

Hãy tưởng tượng xem, nếu trong khi Nga phải đương đầu cùng lúc với Trung Quốc và Ukraine, mà Nhật Bản cũng bất ngờ động binh nhằm tái chiếm các hòn đảo của mình bị Liên Xô chiếm vào cuối Thế chiến 2, thì số phận Nga coi như xong.

 

Và thế giới sẽ có phim hay để xem!

 

 

 

============================

Para Thế Vận 2024 : Đà thúc đẩy xã hội thay đổi cái nhìn và tạo cơ hội cho người khuyết tật

 

 

 

 

================================

 

 

Tại sao Putin thay vì kích hoạt học thuyết hạt nhân đang tự huyễn hoặc mình

Nguyễn Chiến Thắng

22 tháng 8 lúc 02:58  · 

https://www.facebook.com/tanhia.tran.7/posts/pfbid04nq1YKKS5MdrL8XYLqkzYqoUUEvSiCcGP7k7DoZu7xaycmoF8DkG6XqwmqGXiVsql

 

Tại sao Putin thay vì kích hoạt học thuyết hạt nhân, đang tự huyễn hoặc mình, tìm cách làm giảm nhẹ đòn tấn công của Ukraine vào Kursk?

 

Theo ISW "Điện Kremlin đang hạ thấp tầm quan trọng" của việc bị quân đội Ukraine tấn công, và bị Ukraine chiếm đất Kursk.

 

Theo đó Putin đang phát động một chiến dịch nhào nặn ra những nguyên nhân, lý do, lời biện minh, tạo ra những thông tin phức tạp...nhằm giải thích cho người dân trong nước lý do tại sao Nga thích duy trì thế chủ động ở miền đông Ukraine hơn là rút quân khỏi Ukraine ngay lập tức để cứu khu vực Kursk. Điện Kremlin đang tích cực thuyết phục xã hội Nga chấp nhận sự hiện diện hạn chế của Ukraine ở khu vực Kursk như là “chuẩn mực mới”.

 

Lời bình,

 

Để an ủi dân chúng, trong hơn 2 tuần khi quân đội Ukraine mở chiến dịch Kursk, họ đã chiếm được khoảng 100 khu định cư với diện tích hơn 1.225 km², bắt sống hàng ngàn tù binh , thì quân đội Nga chỉ chiếm được 3 ngôi làng ở Donnesk với tổn thất mỗi ngày trên 1 ngàn binh sỹ và hàng chục trang thiết bị hạng nặng.

 

Có thể hiểu là Putin khuyên người dân Nga hãy quên các lằn ranh đỏ, quên học thuyết hạt nhân - niềm kiêu hãnh của Nga - đã ghi trong hiến pháp mà hãy chấp nhận một hoàn cảnh mới... một cách nhục nhã.

 

Ý nghĩa của cuộc tấn công vào Kursk là rất rõ ràng:

 

Quân đội Ukraine không chỉ chiếm được đất mà cuộc tấn công còn làm phá sản học thuyết hạt nhân của Nga được ghi trong Hiến pháp, điêù mà cả Mỹ lẫn NATO đều kiêng sợ.

 

Nói thêm cho rõ :Theo học thuyết hạt nhân hiện hành, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân không chỉ để đáp trả vũ khí hạt nhân... mà còn "đáp trả những gây hấn chống lại Nga bằng các loại vũ khí thông thường".

 

Nếu theo những gì được ghi trong học thuyết, thì Nga đã sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại đòn tấn công như vũ bão của quân đội Ukraine vào Kursk.

 

Tiếc thay Putin đã không dám làm điều đó. Không phải vì tên đồ tể này không có gan hủy diệt Ukraine, mà hắn biết chắc kích hoạt vũ khí hạt nhân chính là đòn tự sát.

 

Bởi lẽ không ai, kể cả Mỹ có thể biết chính xác rằng còn có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân còn sót lại trong kho vũ khí hạt nhân của Ukraine sau khi bàn giao.

 

Chưa nói đến Putin không thể lường trước phản ứng của các cường quốc hạt nhân ở Châu âu như Anh, Pháp và tiếp đến Mỹ, nếu Nga tấn công vũ khí hạt nhân vào Ukraine.

 

Đó là nguyên nhân mà Putin phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận bị Ukraine xâm lược, chiếm đất, đã không dám gọi quân đội Ukraine là "gây hấn chống lại Nga " mà tự huyễn hoặc mình, gọi cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk một cách vu vơ là "chiến dịch khủng bố" (!?)

 

Putin đang tự cắn vào lưỡi mình.

 

*****

Bài viết liên quan.

 

Có thể rất nhiều người chưa biết, "với số vũ khí hạt nhân còn sót lại trong kho, Ukraine đủ 10 lần hạ nhiệt kẻ xâm lược" ?

https://www.facebook.com/share/v/aQYYRu6ST7YCdPd8/?mibextid=oFDknk

 

Học thuyết hạt nhân của Nga đã bị phá sản như thế nào?

https://www.facebook.com/share/p/5DMYSFsNtgYaXBej/?mibextid=oFDknk

 

Lần đầu tiên UKRAINE tuyên bố về chiến dịch Kursk

https://www.facebook.com/share/v/pDHkrydNPmZNHP83/?mibextid=oFDknk

 

Sau 80 năm huyênh hoang tự mãn, Nga cảm nhận được nỗi nhục khi bị xâm lược.

https://www.facebook.com/share/p/yiCpeBKpFQYzeYbP/?mibextid=oFDknk

 

Cuộc tấn công vào Kursk khiến ngai vàng Putin lung lay

https://www.facebook.com/share/p/93bUovtR5gVJQVx2/?mibextid=oFDknk

 

Và cuối cùng là lập luận chỉ có người Ukraine mới đánh bại được đế quốc Nga đã được chứng minh bằng thực tế hùng hồn.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3355029821405130&id=100006944341414&mibextid=Nif5oz

 

Chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Nga thành công nhờ bí mật tuyệt đối, nên Mỹ và phương Tây mất khả năng cản phá

https://www.facebook.com/share/p/MHL8YTHv7B2J2QSy/?mibextid=oFDknk

 

Phản biện luận điệu Nga bẫy Ukraine đến Kursk để tiêu diệt (!?)

https://www.facebook.com/share/p/PR7MNKGkQxjNJmkn/?mibextid=oFDknk

 

Trong khi đám DLV cao cấp như Lê Văn Cương đã được chỉ đạo để đổi giọng, thì lũ b.ò đỏ tầng đáy vẫn ẳng như ch.ó sủa bóng trăng.

https://www.facebook.com/share/p/dbWa9kKhdLYSGoXu/?mibextid=oFDknk

 

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3681301628777946&set=pcb.3681301715444604

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3681301655444610&set=pcb.3681301715444604

 

.

7 BÌNH LUẬN  

 

 

 

 

Địa chính trị : Thế giới 2024 trong nhãn quan của Matxcơva

 

 

Nga phản công quân Ukraina, giành lại hơn chục địa điểm trong vùng Kursk

 

 

Ukraina kiên trì kêu gọi phương Tây cho phép đánh sâu vào lãnh thổ Nga

 

 

Anh-Mỹ thảo luận về việc cho phép Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga

 

 

 

Mỹ, Anh viện trợ 1,5 tỉ đô la cho Kiev nhưng chưa quyết định về việc sử dụng tên lửa tầm xa

 

 

Chiến tranh Ukraina: Vladimir Putin thực sự muốn ngưng chiến ?

 

Căng thẳng ngoại giao giữa Caracas và Madrid do vụ bầu cử tổng thống Venezuela bị tố cáo gian lận

 

 

Châu Phi, sân chơi cho công nghệ mới và vũ khí Trung Quốc

 

 

Congo kết án tử hình 37 người, gồm 3 công dân Mỹ, vì âm mưu đảo chính

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats