Niềm tin kỳ quặc của
Thiên Chúa Giáo về tình dục đã định hình thế giới như thế nào
The Economist
Cù Tuấn biên dịch
Mối
quan tâm là màng trinh của Đức mẹ đồng trinh Mary. Những người theo đạo Thiên
chúa đều rất rõ ràng về một số điều. Họ biết rằng Đức Chúa Trời đã khiến Đức mẹ
đồng trinh Mary mang thai nhưng bà vẫn còn trinh tiết. Điều mà họ không chắc chắn
là làm sao cả hai điều đó đều đúng. Nói tóm lại, Chúa Trời đã đóng gạch Mary bằng
cách nào?
Các
nhà thần học Thiên chúa giáo đời đầu giải quyết câu đố này bằng các cuộc tranh
luận lớn—và họ đã không coi ngành sinh học ra cái gì. Hầu như Chúa Trời có thể
đi vào từ mọi lỗ trên người của Mary. Một cuốn sách cho rằng Chúa Trời đã đi
vào Mary qua đôi mắt của bà. Một học giả khác cho rằng Ngài đã đi vào Mary qua
tai. Một học giả thứ ba cho rằng Ngài đã thụ thai cho Mary qua đường mũi— thật
là một sáng tạo, mặc dù khó có thể tưởng tượng được chi tiết này có thể được
đưa vào vở kịch nói về Chúa giáng sinh hàng năm của các trường học.
Quan
niệm về tình dục của Chúa Trời thì đã đủ kỳ quặc rồi. Kinh thánh và các tác phẩm
của Thiên chúa giáo còn kỳ quặc hơn nữa. Nếu tất cả sự kỳ lạ này chỉ ảnh hưởng
đến những con chiên Thiên chúa giáo, thì nó đã là quá nghiêm trọng rồi. Với hơn
2 tỷ tín đồ, Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới và—mặc dù có thể
không phải lúc nào cũng giống như vậy ở các nước phương Tây đang thế tục hóa một
cách tự mãn— thì Thiên chúa giáo vẫn đang phát triển ở nhiều khu vực.
Nhưng
những ám ảnh về tình dục của Thiên chúa giáo—về mọi thứ từ việc sống độc thân đến
biện pháp tránh thai, đồng tính luyến ái và nhiều thứ khác—mang lại hậu quả cho
không chỉ những người trung thành với tôn giáo này, mà còn ảnh hưởng đến nhiều
người khác. Ở Mỹ, các cuộc đấu tranh về phá thai có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu
cử Tổng thống. Ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã ký luật chống lại "các
quan hệ tình dục không theo truyền thống". Ở Anh, một cuộc đấu tranh về
phá thai đang diễn ra. Đây là thời điểm tốt để chúng ta cần hiểu rõ về tình dục
và Thiên chúa giáo.
Những
người theo đạo Thiên chúa hiện đại thường tìm đến Kinh thánh để có câu trả lời
rõ ràng cho các câu hỏi về tình dục. Nhưng không thể tìm thấy câu trả lời rõ
ràng trong đó, theo Lower than the Angels, một cuốn sách mới đầy đủ về tình dục
và Thiên chúa giáo. Tác giả của cuốn sách này, Diarmaid MacCulloch, là một học
giả của Oxford, người có những cuốn sách lớn dày cộm về Thiên chúa giáo. Các
tác phẩm của ông hầu như luôn được chú ý, giúp ông giành được nhiều giải thưởng
và nhiều phim truyền hình.
Vấn
đề là Kinh Thánh, gồm khoảng 60 cuốn sách được biên soạn trong khoảng thời gian
hơn một thiên niên kỷ, không phải là một cuốn sách mà là một thư viện—và thể hiện
một phạm vi rất rộng tương ứng về thái độ đối với tình dục. Các trang Kinh
thánh kể về các cuộc hôn nhân một vợ một chồng, cũng như chế độ đa thê, hiếp
dâm, thơ tình khiêu dâm, những lời chỉ trích về đồng tính luyến ái và những mô
tả dịu dàng về niềm đam mê của một người đàn ông dành cho người tình nam giới của
mình. Ông MacCulloch viết rằng, "không có thứ gọi là thần học Thiên chúa
giáo duy nhất về tình dục".
Nhưng
việc đa dạng tình dục đó đã không ngăn cản những người theo đạo Thiên chúa
tuyên bố rằng có những tiêu chuẩn—hoặc tức giận với những người mà họ cho là đi
chệch khỏi tiêu chuẩn. Từ những người đã thiêu sống "những kẻ đồng tính
luyến ái" trên cọc vào thế kỷ 12 cho đến những người chỉ trích "những
kẻ lệch lạc" trên phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, những người
theo Thiên chúa giáo có thói quen tức giận về những chuyện này. Ông MacCulloch
nhận xét rằng trước đây họ từng tranh luận về các biến thể của tình dục, thì giờ
đây họ có nhiều khả năng tranh luận về các vấn đề chuyển giới hơn.
Ông
MacCulloch đã có lý: toàn bộ Cộng
đồng Anh giáo,
nhóm lớn thứ ba của các Giáo hội Thiên chúa giáo (sau Công giáo La Mã và Chính thống giáo Đông phương), trong nhiều năm đã
có nguy cơ ly giáo. Các thành viên của cộng đồng này đang tranh cãi về việc có
nên cho phép kết hôn đồng giới trong nhà thờ hay không. Thêm vào đó là nỗi kinh
hoàng về quy mô lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục Công giáo, cũng như
các cuộc tranh luận về biện pháp tránh thai, phá thai và việc thụ phong linh mục
cho phụ nữ, nên chúng ta có thể thấy lý do tại sao ông MacCulloch viết rằng
tình dục và giới tính hiện đang gây ra nhiều tranh cãi hơn trong các Giáo hội
hơn "hầu như bất kỳ thời điểm nào trong hai thiên niên kỷ qua của Thiên
chúa giáo".
Bất
kỳ tôn giáo nào cũng gần như là sự tích tụ ngẫu nhiên của cả các học thuyết và
bản thân thực tế. Những ám ảnh tình dục của Thiên chúa giáo cũng không khác gì.
Nói một cách nhẹ nhàng, phần lớn những gì mọi người "biết" về Thiên
chúa giáo rất khó tìm thấy trong Kinh thánh. Ví dụ, không có quả táo nào ở Eden
cả (việc này được cho là xuất phát từ cách chơi chữ của một dịch giả: các từ
"quả táo" và "ác quỷ" gần như giống hệt nhau trong tiếng
Latin). Là một nơi tra tấn khốc liệt, địa ngục cũng gần như hoàn toàn không xuất
hiện trong các trang Tân Ước. Trong khi từ “hằng ngày” trong lời cầu nguyện của
Thiên chúa giáo—thường là lời cầu nguyện duy nhất của người theo đạo Thiên chúa
mà nhiều người biết—là một lời nói dối trắng trợn. (Không ai biết từ Hy Lạp xuất
hiện trước từ “bánh” thực sự có nghĩa là gì.)
Những
người theo đạo Thiên chúa có thể đã nói rất nhiều về tình dục, độc thân và đồng
tính luyến ái trong nhiều thế kỷ—nhưng thực ra, Jesus Christ hầu như không nói
gì về bất kỳ điều nào trong số đó. Trong khi Jesus lên án mạnh mẽ những người
tham lam, ông hoàn toàn không nói gì về những người đồng tính; tuy nhiên, như một
nhà thần học hiện đại đã chỉ ra một cách ngắn gọn, “Không có quốc gia thời
trung cổ nào thiêu sống những kẻ tham lam trên cọc cả”. Tương tự như vậy, có rất
ít “giá trị gia đình” của người theo đạo Thiên chúa được phát hiện trong cuộc sống
của Jesus Christ - một người đàn ông thô lỗ với mẹ mình và bản thân ông cũng
không bao giờ kết hôn.
Sự
kỳ lạ của Thiên chúa giáo về tình dục và gia đình có thể bắt nguồn một phần từ
sự khởi đầu kỳ lạ của Jesus Christ trong bản thân đời sống của ông. Cuộc hôn
nhân tay ba Mary-Joseph-Chúa Trời là khá bất thường đối với Mary—và cũng chẳng
vui vẻ gì đối với Joseph. Trong khi mọi chuyện diễn ra giữa vợ Joseph và Chúa
Trời, thì Joseph phải ngồi ngoài cuộc—đôi khi lạc quan, đôi khi khó chịu, và cuối
cùng trở nên thánh thiện. Hiếm có người đàn ông nào xứng đáng được phong thánh
hơn thế. Như ông MacCulloch nói, "có ba người trong cuộc hôn nhân đó, vì vậy
về mặt thần học thì cuộc hôn nhân này có vẻ hơi chật chội".
Để
hiểu được những nỗi ám ảnh tình dục khác nhau của người theo đạo Thiên chúa đến
từ đâu, ông MacCulloch đã cho người đọc đi một chuyến tham quan nhanh về những
anh hùng và kẻ phản diện trong hai thiên niên kỷ thần học của đạo Thiên chúa, từ
Thánh Paul (người có những lá thư giận dữ đã truyền cảm hứng cho nhiều thế kỷ kỳ
thị người đồng tính), tới Thánh Jerome (người ủng hộ việc sống độc thân), và đến
Thánh Augustine (người đã chết trong thành Carthage, sau đó góp phần làm hỏng
16 thế kỷ tiếp theo của những người theo đạo Thiên chúa bằng học thuyết về tội
lỗi nguyên thủy của mình). Mọi thứ cuối cùng cũng trở nên tươi sáng hơn một
chút với học giả nhân văn Erasmus, người đã xuất bản một cuốn sách nhỏ ủng hộ
những thú vui của hôn nhân vào năm 1518, dành tặng cho một người bảo trợ có cái
tên khó tin là "Lord Mountjoy".
Cuốn
sách này cung cấp những thông tin thú vị tương tự khác. Ví dụ, thật thú vị khi
biết rằng từ "buggery" (dịch nghĩa: lắp_đít) là một từ biến thể của từ
"Bulgarian", bởi vì những người theo đạo Thiên chúa thời Trung cổ đã
cáo buộc những kẻ dị giáo, mà được cho là đến từ Bulgaria. Nhưng quá nhiều nội
dung trong cuốn sách này là khá nặng nề. Điểm mạnh lớn nhất của ông MacCulloch
là ông biết rất nhiều. Điểm yếu lớn nhất của ông là ông đã viết tất cả ra,
trong một cuốn sách dày hơn 497 trang, bằng một phông chữ rất nhỏ. Chắc hẳn có
một số người sẽ rất phấn khích khi phát hiện ra rằng vào năm 451, tại Công đồng
Chalcedon, Giáo hội không Chalcedon đã "tự hào khi tuân theo thần học
'Dyophysite' của Tổ phụ Constantinople Nestorios". Nhiều độc giả khi đọc đến
đoạn này sẽ phải rất bối rối.
Có
quan trọng không khi nhiều người mua sách của ông MacCulloch, nhưng có lẽ không
đọc hết? Thái độ của người theo đạo Thiên chúa đối với tình dục rất quan trọng
trong chính trị thế giới hiện nay. Nhưng thật sai lầm khi coi sự kỳ lạ này đối
với tình dục quá mức theo nghĩa riêng của nó. Tại sao những người bảo thủ ở Mỹ
hiện đang đàn áp quyền sinh sản của phụ nữ? Tại sao Giáo hội Chính thống giáo
Nga lại lên án đồng tính luyến ái? Các tác phẩm của Thánh Augustine và Thánh
Paul đã đưa ra một câu trả lời. Nhưng có lẽ câu trả lời đơn giản hơn là một câu
nói rất cũ rằng: mọi thứ trên thế giới đều liên quan đến tình dục, ngoại trừ
tình dục, tức là thực sự chúng có liên quan đến quyền lực. Giáo hội Thiên chúa
giáo, vốn được mô tả là thế lực đàn áp/đấu tố mạnh mẽ nhất mà thế giới từng chứng
kiến, chắc chắn hiểu rõ điều này.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=122146666250323532&set=a.122095297286323532
.
No comments:
Post a Comment