Ông
Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của
ông Tô Lâm
BBC News Tiếng Việt
21
tháng 9 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c07nk1552zvo
Ông
Trần Huỳnh Duy Thức và nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa được trả
tự do, trở về nhà vào rạng sáng 21/9/2024.
Ông
Trần Huỳnh Duy Thức (ảnh trái, thứ hai từ phải) và bà Hoàng Thị Minh Hồng (ảnh
phải, bên phải) sáng 21/9/2024 sau khi được trả tự do
Ông
Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966 tại Sài Gòn, bị bắt giữ vào tháng 5/2009.
Vào đầu năm 2010, ông bị kết án 16 năm tù giam với tội danh hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân.
Bà
Hoàng Thị Minh Hồng, sinh năm 1972 tại Hà Nội, bị khởi tố vào tháng 6/2023 và bị
kết án ba năm tù giam với tội danh trốn thuế vào tháng 9 cùng năm.
Việc
trả tự do cho ông Thức và bà Hồng được chính quyền Việt Nam thực hiện ngay trước chuyến đi Mỹ của
ông Tô Lâm.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã lên đường đi Mỹ vào sáng 21/9 để dự các sự kiện
của Liên Hợp Quốc, tham gia một số hoạt động tại Mỹ và thăm cấp nhà nước tới
Cuba. Chuyến công tác kéo dài đến ngày 27/9.
Trang
Facebook của ông Thức do gia đình quản lý đăng một thông điệp mới vào ngày
21/9:
"Tôi
không lật đổ chính quyền gì cả, tôi chỉ chống cường quyền và tôi sẽ còn chống
cho đến khi nào còn thấy nó."
'Sẽ
tiếp tục đấu tranh'
Ông
Trần Huỳnh Duy Thức (hai, trái qua) cùng một số bạn bè đón ông hôm 21/9/2024
Gia
đình ông Thức nói với BBC Tiếng Việt vào sáng 21/9 rằng tinh thần ông rất tốt,
tuy có sụt ký nhiều.
"Anh
Thức xuống sân bay lúc 12 giờ đêm 20/9, tức rạng sáng 21/9. Sau đó công an đưa
anh về phường thẩm vấn tới bốn tiếng đồng hồ, gia đình ra đón mà không gặp. Tới
5 giờ sáng mới đón được anh," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức,
nói với BBC Tiếng Việt sáng 21/9.
"Sáng
20/9, công an địa phương báo cho vợ anh Thức là anh Thức sắp về, rồi chiều họ gọi
nữa, nói cả nhà chuẩn bị. Lúc đó gia đình mới chắc chắn anh sắp về."
"Gia
đình cũng bất ngờ. Dù đã biết là anh sẽ được về sớm. Vì hôm gia đình đi thăm có
được phía trại giam nói thông tin là anh sẽ về sớm nhưng không biết cụ thể ngày
nào."
Ra
đón ông Thức, ngoài gia đình còn có luật sư Lê Công Định và ông Lê Thăng Long,
cựu đồng nghiệp của ông Thức và từng bị xét xử trong cùng một vụ án với ông Thức.
Cả
ba đều bị kết án trong một phiên tòa năm 2010 với cáo buộc hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân.
Còn
một người nữa cùng bị xét xử trong phiên tòa này là kỹ sư tin học Nguyễn Tiến Trung hiện
đang tị nạn tại Đức.
Phiên
tòa ngày 20/1/2010 đã thu hút sự chú của dư luận trong nước và quốc
tế
"Vui
quá! Đón được anh Thức về rồi trên đường các anh ghé ăn tô hủ tiếu Nam Vang," ông Tân nói với
BBC và cho biết thêm rằng gia đình hiện đang rất hân hoan, hạnh phúc, đặc biệt
là việc cha của ông Thức hiện đã già yếu nhưng vẫn còn đợi được tới ngày con
trai được trả tự do.
Ông
Tân chia sẻ thêm rằng gia đình "sẽ còn đấu tranh nữa vì họ [chính quyền]
chưa làm đúng".
"Anh
Thức vẫn còn chịu án quản chế tới năm năm. Như vậy là sai. Vì anh Thức không có
tội."
"Anh
Thức luôn thượng tôn pháp luật, nhân quyền, buộc họ phải làm đúng."
"Gia
đình luôn tin tưởng vào con đường đấu tranh của anh Thức, con đường công lý
đang sáng lên và đang được thực hiện thành công."
"Trong
một đời người thì 16 năm trời là khủng khiếp lắm, nhưng giá trị mà tôi nghĩ là
anh Thức làm chưa ai làm được, anh đấu tranh vì công lý thì đó là cái giá xứng
đáng."
Như
vậy, đối với bản án 16 năm thì ông Thức đã ở tù 15 năm 4 tháng (kể cả tạm
giam), ông được trả tự do sớm 8 tháng.
Qua
việc ông Thức được trả tự do, ông Tân nói rằng ông "mong những tù nhân
lương tâm hiện vẫn đang trong tù sẽ có thêm hi vọng, sức mạnh, con đường, lý lẽ,
niềm tin để tiếp tục đấu tranh".
"Từ
lúc đi tù tới giờ anh Thức không có nhận tội."
"Anh
ổn, ở trong tù ý chí của anh rất mạnh, nên không bị suy sụp. Dù anh có bị sụt
ký nhiều."
Cũng
theo ông Tân, việc ông Thức được trả tự do vào thời điểm này có lẽ "có
liên quan" tới chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm.
Không
nhận tội
Ông
Trần Huỳnh Duy Thức trong phiên tòa sơ thẩm ngày 20/1/2010 tại Tòa án nhân dân
TP HCM
Bản án tù giam 16 năm của ông Trần Huỳnh Duy
Thức thu hút sự chú ý của Việt Nam và quốc tế trong nhiều năm qua.
Trước
khi bị bắt, ông Thức là một doanh nhân thành đạt và một người đấu tranh dân chủ
nổi tiếng.
Tốt
nghiệp khoa công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ông Thức
sau đó thành lập công ty tin học cùng với ông Lê Thăng Long và được ghi nhận là
người có công đưa internet tốc độ cao vào Việt Nam, sau đó tiến ra quốc tế với
công nghệ gọi điện thoại giá rẻ ra nước ngoài tại thị trường Mỹ và Singapore.
Bên
cạnh đó, cùng với ông Long, ông Thức lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn vào năm 2005 để
nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Năm
2008, ông lập hai blog Change We Need và Trần Đông Chấn với các bài viết và
bình luận về kinh tế, chính trị, xã hội và lãnh đạo Việt Nam.
Ông
Trần Huỳnh Duy Thức tại Úc, thời còn là một doanh nhân
Ông
chính thức bị chính quyền Việt Nam bắt vào tháng 5/2009 với tội danh ban đầu là
trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân.
Tong
quá trình thụ án, ông Trần Huỳnh Duy Thức luôn từ chối nhận tội để được xem xét
giảm án.
Ông
cũng tuyệt thực
nhiều lần để phản đối chế độ hà khắc của trại giam.
Ông
Thức luôn kiên định lập trường của mình là không ra nước ngoài tị nạn, không nhận
tội để được xem xét giảm án. Ông Thức luôn khẳng định ông "không có tội để
phải nhận tội".
Liên
Hợp Quốc, Mỹ và nhiều nước châu Âu cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế thời
gian qua đã nhiều lần lên án bản án dành cho ông Thức, đồng thời kêu gọi chính
quyền Việt Nam trả tự do cho ông vô điều kiện.
Anh
hùng khí hậu
Bà
Hoàng Thị Minh Hồng
Rạng
sáng ngày 21/9, nhà báo Mai Phan Lợi, người từng bị án tù 48 tháng cũng với tội
danh trốn thuế, chia sẻ thông tin bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do.
BBC
đã liên hệ với gia đình bà Hồng và một số người có mối quan hệ với bà Hồng
trong sáng 21/9 nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bà
Hồng là người sáng lập tổ chức CHANGE hoạt động trong lĩnh vực vận động chính
sách về môi trường, khí hậu.
Bà
bị khởi tố vào tháng 6/2023 và, vào tháng 9 cùng năm, bị kết án ba năm tù giam
với tội danh trốn thuế.
Việc
bắt giữ bà Hồng đã bị Mỹ, một số nước phương Tây và các tổ chức như Liên Hợp Quốc,
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án.
Trước
khi bị bắt, bà Hồng từng được đưa vào danh sách “Anh hùng Khí hậu” của Liên Hợp
Quốc. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân tới Nam Cực và từng nhận học
bổng Quỹ Obama tại Đại học Columbia của Mỹ.
Đại
học Columbia là nơi ông Tô Lâm sẽ có cuộc tọa đàm vào ngày 23/9/2024.
Bà
Minh Hồng cũng là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 do tạp
chí Forbes bình chọn.
Trên
tài khoản Twitter, vào năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng chia sẻ
bài viết giới thiệu về bà Hồng từ website Obama.org của Quỹ Obama, tổ chức đã cấp
học bổng cho bà Hồng.
Ông
Obama viết:
“Những
nhà lãnh đạo như Hong Hoang, người đã huy động một phong trào do người trẻ dẫn
dắt để tạo lập một thế giới xanh hơn sau khi trở thành người Việt Nam đầu tiên
tới Nam Cực.”
Barack
Obama
Trong
một cuộc trả lời phỏng vấn BBC năm 2019, bà Hồng từng chia sẻ:
"Tôi
là nhà hoạt động môi trường, thích lôi kéo giới trẻ vì tôi tin vào tương lai
lãnh đạo của các bạn. Tôi là một người lạc quan, tin vào lòng tốt của con người
và sức mạnh cộng đồng trong việc thay đổi xã hội."
Bà
Hồng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bỏ tù trong vòng hai
năm qua, chủ yếu với tội danh "trốn thuế".
Dư
luận từng hi vọng bà Hồng được trả tự do nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống
Mỹ Joe Biden tháng 9/2023. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.
Trao
đổi với BBC Tiếng Việt thời điểm đó, ông Phil Robertson, cựu Phó Giám đốc khu vực
châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định rằng bà Hồng chính xác
là "kiểu nhà hoạt động môi trường sáng tạo và lão luyện trên trường quốc tế,
khiến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền lo lắng".
Giám
đốc một tổ chức NGO thời điểm nói trên chia sẻ với BBC với điều kiện giấu tên rằng
luật thuế Việt Nam rất "mù mờ".
Vị
này nói rằng luôn luôn có những hoạt động phát sinh mà cán bộ thuế có thể khép
ngay tổ chức NGO vào tội trốn thuế vì đã sử dụng nguồn tiền tài trợ "sai mục
đích".
Các
điều khoản quy định về thuế lại mù mờ khiến nhiều NGO không rõ mình được xếp
vào loại hình thuế nào và ngay cả khi liên lạc với cơ quan thuế để hỏi thì cũng
nhận được hướng dẫn chung chung.
Việc
này càng dễ dàng đẩy các nhà quản lý NGO vào vòng lao lý.
-----------------------------
Tin
liên quan
·
Nhà hoạt động môi trường
Hoàng Minh Hồng bị tuyên ba năm tù
28
tháng 9 năm 2023
·
Công văn Cục thuế TPHCM
hé lộ điều gì quanh chuyện thuế của bà Minh Hồng?
2
tháng 6 năm 2023
·
Anh bị LHQ chỉ
trích vì án tù ‘nặng tay’ cho hai nhà hoạt động khí hậu
21
tháng 11 năm 2023
·
Tù nhân Trần Huỳnh Duy
Thức 'tuyệt thực', gia đình lo lắng
3
tháng 12 năm 2020
·
Trần Huỳnh Duy Thức và
thư viết từ nhà tù
1
tháng 8 năm 2018
·
Trần Huỳnh Duy Thức, người
tự đốt mình thay vì đốt đền
14
tháng 9 năm 2018
========================================================
Việt
Nam: Hai nhà hoạt động được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước Tô
Lâm
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 22/09/2024 - 13:12 - Sửa đổi ngày: 22/09/2024 - 22:05
Ít
giờ trước chuyến đi Mỹ dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc của chủ tịch nước, tổng
bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, ngày 21/09/2024, chính quyền Việt Nam đã
trả tự do trước thời hạn cho hai nhà hoạt động, bà Hoàng Thị Minh Hồng và ông
Trần Huỳnh Duy Thức. Cũng ngày hôm qua, khoảng 100 trí thức, nhà nghiên cứu quốc
tế và Việt Nam gửi thư ngỏ ‘‘phản đối việc bắt giam nhà báo Huy Đức’’.
HÌNH
:
Nhà
hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng. Ảnh chụp tại thành phố Hồ Chí Minh
trong một cuộc biểu tình năm 2017. AFP - HANDOUT
Theo
AFP, nhà tranh đấu môi trường Hoàng Thị Minh Hồng, 52 tuổi, người sáng lập
tổ chức phi chính phủ ChangeVN (Centre of Hands-on Actions and Networking for
Growth and Environment), đã bất ngờ được trả tự do hôm thứ Sáu, 20/06. Bà Hồng
được tạp chí Forbes năm 2019 ghi nhận là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất
tại Việt Nam. Tổ chức Change được lập ra ‘‘nhằm mục đích khuyến khích người
dân Việt Nam, nhất là giới trẻ nỗ lực hành động vì các vấn đề khẩn cấp về môi
trường, đặc biệt về biến đổi khí hậu, nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang
dã, và ô nhiễm’’. Bà Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt tháng 06/2023 và bị kết án
3 năm tù với tội danh ‘‘trốn thuế’’. Trả lời AFP, người chồng Hoàng Vinh
Nam cho biết vợ ông sức khỏe tốt.
Người
thứ hai được trả tự do cùng ngày là ông Trần Huỳnh Duy Thức, cựu
tổng giám đốc Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI, 58 tuổi, một nhà tranh đấu
nổi tiếng tại Việt Nam. Ông Thức bị bắt năm 2010, bị kết án 16 năm tù với cáo
buộc ‘‘âm mưu lật đổ chính quyền’’. Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã được đưa
thẳng từ trại giam lên máy bay trở về thành phố Hồ Chí Minh, nơi gia đình ông
sinh sống. Trả lời AFP, luật sư Lê Công Định cho biết : ông Thức gầy đi,
tóc bạc trắng nhưng tinh thần vững chãi.
Về
quyết định trả tự do trước thời hạn cho hai nhà hoạt động nói trên, trả lời RFI
Việt ngữ, nhà nghiên cứu
Nguyễn Quang A nhận
định :
‘‘…Chúng
tôi rất hoan nghênh chuyện thả tù nhân chính trị, hoặc để một nhà hoạt động nào
đấy đi ra nước ngoài. Tôi nghĩ là về mặt con người là rất tốt, nhưng giả sử
như việc này không dưới sức ép của sự mặc cả thì còn tốt hơn rất nhiều.
Chúng
ta có thể quan sát được từ rất lâu rồi những chuyện mặc cả như vậy. Trước một
cuộc viếng thăm nào đó của lãnh đạo cao cấp Việt Nam, thường trong việc chuẩn bị
họ có thảo luận với nhau, mặc cả với nhau chuyện này chuyện kia. Chuyện trả tự
do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức và chị Hồng vào đúng lúc ông Tô Lâm ông ấy bắt đầu
đi sang Mỹ, tôi nghĩ là kết quả của một sự mặc cả. Với giới các nhà hoạt động
chúng tôi thường quen quan sát những cách xử sự như vậy…. Cũ, rất cũ rồi !
Lẽ
ra người ta có thể thả tù nhân chính trị vào dịp khác. Thí dụ như mùng 2 tháng
9 chẳng hạn, thì tôi nghĩ là có ý nghĩa hơn nhiều. Nó sẽ cho thấy là có thể có
sự thay đổi gì đấy. Lúc đấy nó mới thể hiện là tự mình mình quyết định như thế.’’
01:26
AUDIO
: Ông Nguyễn Quang A (Hà Nội)
Nhà
hoạt động Nguyễn Quang A cũng là một trong số gần 100 học giả quốc tế và Việt
Nam ký tên vào thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho nhà báo Trương Huy San (biệt danh
Huy Đức, hay Osin). Về lá thư gửi đến chính quyền Việt Nam và Liên Hiệp Quốc
này, ông Nguyễn Quang A cho biết :
‘‘…
đến bây giờ dư luận không biết chính xác vì lý do gì mà anh Huy Đức bị bắt và
chỉ có thể suy đoán là do các bài viết của anh ấy trên Facebook. Mà nếu như thế
thì chuyện bắt này vi phạm Hiến pháp của chính Việt Nam, bởi vì Hiến pháp của
Việt Nam cho phép phản biện xây dựng. Vấn đề tự do ngôn luận là quyền rất quan
trọng được Hiến pháp Việt Nam long trọng ghi nhận. Rồi các cam kết của Việt Nam
với quốc tế. Trong bức thư ngỏ nói đến Tuyên ngôn Nhân quyền, nhưng tôi thì tôi
nghĩ còn mạnh hơn Tuyên ngôn Nhân quyền là việc Việt Nam đã tham gia từ 42 năm
nay vào Công ước về Quyền Chính trị và Dân sự, tức là vào một luật quốc tế mà
Việt Nam có nghĩa vụ thi hành. Thực sự anh Huy Đức làm một việc hoàn toàn hợp
hiến, và hợp với luật quốc tế, và việc bắt anh Huy Đức là vi phạm cả hai thứ.
Như thế thì không thể chấp nhận được…’’.
01:38
AUDIO
: Ông Nguyễn Quang A (Hà Nội)
Chủ
tịch nước, tổng bí thư Tô Lâm đã đến New York chiều hôm qua. Theo báo chí trong
nước, trong thời gian làm việc tại Mỹ, lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm ‘‘sẽ có các
cuộc tiếp xúc song phương quan trọng với lãnh đạo chính quyền Mỹ, tham dự và
phát biểu tại sự kiện hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Mỹ và một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, cũng như
các cuộc tiếp xúc, làm việc với sự tham gia của các quan chức, doanh nghiệp,
chuyên gia, học giả hàng đầu của Mỹ’’.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - NHÂN QUYỀN
HRW :
"Blogger Huy Đức bị bắt giữa đợt đàn áp nhân quyền đang gia tăng" ở
Việt Nam
VIỆT
NAM - NHÂN QUYỀN
Mỹ
và Liên Hiệp Quốc chỉ trích Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị
Minh Hồng
VIỆT
NAM - NHÂN QUYỀN
Kêu
gọi Tuyệt thực "đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức" tại Paris
No comments:
Post a Comment