Cựu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kêu gọi Lãnh đạo Việt Nam đổi mới chính trị
RFA
2024.09.06
Cựu Thứ
trưởng thường trực Bộ ngoại giao Việt Nam - Nguyễn Đình Bin vừa gửi một bức tâm
thư đến các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng và toàn thể đồng bào trong và ngoài
nước “Góp ý với đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới chính trị” vào đúng ngày Quốc
khánh 2/9 . Nội dung tâm thư còn kêu gọi lãnh đạo đảng cần thực hiện một cuộc đổi
mới chính trị toàn diện, trong đó đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lenin.
Cựu
thứ trưởng BNG Nguyễn Đình Bin kêu gọi cải cách chính trị (courtesy of baoquocte.vn/RFA edit)
Khủng
hoảng chính trị
Theo
nội dung bức thư được đăng tải đầu tiên trên trang Facebook cùng tên, ông Nguyễn
Đình Bin nhận định “thể chế chính trị nước nhà đã thực sự khủng hoảng trầm trọng”,
với những biểu hiện rõ ràng như: “Càng ra sức đốt lò, ra sức chống tham nhũng,
tiêu cực, thì tham nhũng, tiêu cực, cũng như các quốc nạn khác, càng lây lan,
càng phát triển, càng hoành hành trầm trọng; Càng nỗ lực xây dựng và chỉnh đốn
Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thì Đảng, Nhà nước càng hư hỏng nghiêm trọng.”
Là
một người ủng hộ những nội dung trong tâm thư của ông Nguyễn Đình Bin, nhà văn
Hoàng Thuỵ Hưng đánh giá, nếu như năm 1986, lãnh đạo Đảng buộc phải thực hiện
“Đổi mới” vì khủng hoảng kinh tế, người dân đói ăn, thiếu mặc thì hiện nay, đất
nước đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị:
“Lần
này là thay đổi về thể chế chính trị thì không phải chỉ về kinh tế như là lần
trước. Cho nên là hy vọng với cái tình thế này thì những người sáng suốt
trong lãnh đạo là phải có một cái quyết tâm để thay đổi, để cứu huy cho đất
nước và cũng là cứu nguy cho đất nước và cũng là cứu nguy cho đảng thôi.”
Theo
tiến sỹ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, cho dù người dân Việt Nam hiện nay không còn đói
ăn như những năm 1980, nhưng người dân, đặc biệt là giới trẻ không nhìn thấy được
tương lai trên chính đất nước mình:
“Cái
điểm chung, điểm giống nhau là trước năm 1986, người dân cũng không thấy tương
lai. Đến thời điểm bây giờ thì những người trẻ họ cũng không thấy tương lai
trong cái đất nước của mình.
Họ
không thấy đất nước nó sẽ phát triển như thế nào, cái tương lai của họ sẽ ra
sao. Thế cho nên là nhiều người hiện nay đã chọn con đường vượt biên, chính thức
và bán chính thức.”.
Trước
đó, vào ngày 4/8/2024, ông Nguyễn Đình Bin cũng gửi một tâm thư đến đích danh Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phải
mạnh dạn từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin
Vị
cựu Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định tình hình hiện nay là rất cấp thiết
và đã đến lúc tân Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với lãnh đạo Đảng
Cộng sản Việt Nam cần đổi mới tư duy chính trị nhằm xây dựng một nhà nước pháp
quyền thực sự, với ba quyền phân lập, đa nguyên chính trị, xã hội dân sự, và
dân chủ thực sự…
Theo
ông Bin, Đổi mới chính trị giúp Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh và đưa đất
nước phát triển, hòa nhập với thế giới, và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Ông
Nguyễn Đình Bin cũng đề nghị Đảng phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin, mà
ông cho là đã hoàn toàn lỗi thời, là nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng kinh tế
- chính trị hiện tại.
Đó
cũng là ý kiến của nhà văn Hoàng Thuỵ Hưng. Nhà văn này cho rằng, chính
cái thể chế đã sinh ra nạn tham nhũng lan tràn trong hàng chục năm qua:
“Khủng
hoảng của đất nước hiện giờ mà nó thể hiện rõ nhất qua sự thất bại trong cái
công cuộc chống tham nhũng dai dẳng trong suốt bao nhiêu năm bởi nỗ lực của ông
cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng mà không có kết quả.
Cái
nạn tham nhũng chính là con đẻ của cái thể chế này sinh ra đó. Tiêu diệt được
cái người này rồi lại mọc đến người khác. Từ các quan chức cấp thấp cho đến
quan chức cấp cao đều dính hết.”
Ông
Nguyễn Đình Bin còn cho rằng việc Đảng vẫn kiên trì với mô hình quản lý đất nước
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cản trở Dân tộc Việt Nam thực hiện
hòa giải, hòa hợp, đoàn kết thành một khối thống nhất.
Do
đó, ông cũng đề nghị Trung ương Đảng ra Tuyên bố đặc biệt về hòa giải
và hòa hợp Dân tộc theo tinh thần khép lại quá khứ đau thương, tất cả vì tương
lai tươi sáng của đất nước, của Dân tộc.
Kỳ
vọng cải cách
Những
kiến nghị trên đã được ông Nguyễn Đình Bin nêu ra với cố Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng từ năm 2020, nhưng không được thực hiện. Hiện giờ, với sự thay đổi lớn
trong dàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, liệu họ có lắng nghe, tiếp thu và thực
hiện theo những đề xuất trong tâm thư này?
Nhà
văn Hoàng Thuỵ Hưng cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi phải có sự cải cách thể
chế một cách rõ ràng. Tuy nhiên, thực hiện điều này không hề dễ dàng. Bởi Việt
Nam đang bị kẹt giữa nhiều thế lực; giữa lực lượng bảo thủ và cấp tiến trong nội
bộ Đảng; giữa tranh chấp Mỹ - Trung cùng với các cuộc chiến tranh đang diễn ra
trên thế giới:
“Tất
nhiên cũng có dấu hiệu gần đây cho thấy ông Tô Lâm cũng có những cái ý tưởng mới.
Cho nên là cũng có một số người có hy vọng, nhưng tôi nghĩ rằng cũng phải chờ đợi
thêm một thời gian nữa để rõ ràng những cái ý tưởng của ông ấy và ông thực hiện
như thế nào.”
Tiến
sỹ Nguyễn Huy Vũ lại cho rằng, ông Tô Lâm gần đây đã bổ nhiệm nhân sự hầu hết
là người xuất thân từ ngành công an. Họ không có kinh nghiệm điều hành đất nước
về kinh tế cũng như đối ngoại. Do đó:
“Ông
Tô Lâm sắp tới chỉ là cố gắng duy trì một cái xã hội đang đi vào khủng hoảng. Họ
cố gắng duy trì không để xảy ra nổi loạn chứ ông không có một cái giải pháp nào
để giải quyết cái vấn đề.”
Từ
khi ngồi vào chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu tháng 8/2024,
ông Tô Lâm đã vài lần nhắc đi nhắc lại rằng, Việt Nam sẽ “tiến vào một kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Tuy nhiên, ông cũng đồng thời
khẳng định Việt Nam sẽ kiên định hệ quan điểm chỉ đạo là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây
dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
---------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Tổng
Bí thư Tô Lâm chọn nhân sự như thế nào?
Ông
Tô Lâm và những toan tính, nên thâu tóm hay chia sẻ quyền lực
Đại
hội XIV: Khởi điểm lịch sử mới sau 40 năm đổi mới?
Ông
Tô Lâm đi Mỹ: đâu là trọng tâm của chuyến thăm?
No comments:
Post a Comment