Đằng
sau cuộc đấu tố ở Việt Nam
Hiếu Chân/Người Việt
September
10, 2024 : 11:02 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/dang-sau-cuoc-dau-to-o-viet-nam/#google_vignette
Những chiến
dịch “đấu tố” trên mạng gần đây ở Việt Nam không chỉ làm cho không khí xã hội
trở nên ngột ngạt mà còn khiến những người quan tâm đến thời cuộc kinh hoàng
khi thấy đất nước đang quay trở về thời mông muội, dã man như thời Cải Cách Ruộng
Đất 70 năm trước.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/A1-Dau-to-Viet-Nam-1536x1154.jpg
Người
dân sử dụng mái tôn trên mái nhà để “biến mái nhà thành lá cờ tổ quốc,” trào
lưu vẽ cờ đỏ khắp nơi để biểu thị tình yêu nước! (Hình: Dân Lệ Thủy/Pháp Luật
TP.HCM)
Nhưng
do đâu mà nảy sinh thảm trạng này, có phải do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc
cực đoan hay do nỗi bất an của nhà cầm quyền Cộng Sản?
Thời
mông muội
Người
ta để ý thấy trong không khí đấu đá gay gắt để giành quyền lực sau khi ông Nguyễn
Phú Trọng, cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), qua đời hồi Tháng Bảy,
trên mạng xã hội ở Việt Nam đã đột ngột bùng phát phong trào đấu tố hung hãn và
cuồng tín.
Từ
28 Tháng Bảy, báo chí Việt Nam bắt đầu ca ngợi hành động vẽ lá cờ đỏ sao vàng
trên mái nhà của một số thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, kích động một trào lưu vẽ cờ
đỏ khắp nơi, coi đó là biểu thị của tình yêu nước (!) Tôn vinh cờ đỏ đi kèm với
bài xích cờ vàng – quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mà nay là di sản tinh
thần của người Việt hải ngoại.
Giữa
Tháng Tám, một loạt nghệ sĩ bị buộc phải lên tiếng xin lỗi vì trong quá khứ đã
từng đứng hát bên cạnh cờ vàng. Lo sợ bị cấm hành nghề ở Việt Nam, các ca sĩ
Tóc Tiên, Phạm Khánh Hưng, Phan Đình Tùng, Myra Trần, Việt Hương… “sám hối” vì
đã “lỡ” biểu diễn trên “một vài sân khấu không phù hợp” (!). Những nghệ sĩ này
bị tố cáo có liên hệ với các tổ chức chống nhà nước Cộng Sản – tương tự như cáo
buộc cặp vợ chồng nghệ sĩ Quốc Nghiệp-Ngọc Mai trước đó chưa lâu.
Thừa
thắng xông lên, đám đông lao vào tấn công trường Đại Học Fulbright Việt Nam
(FUV) – một sản phẩm hợp tác Mỹ-Việt. Trong lễ tốt nghiệp cho 128 sinh viên
khóa đầu tiên hồi Tháng Sáu, trường FUV đã không treo cờ đỏ như thông lệ mà
thay vào đó là cờ Fearless (Không Sợ Hãi). FUV lập tức bị dư luận viên của Ban
Tuyên Giáo đảng CSVN lên án là “khuyến khích cách mạng màu,” là “lò đào tạo phản
động.” Vụ đấu tố trường FUV không chỉ diễn ra trên mạng mà trên truyền hình Quốc
Phòng – cơ quan ngôn luận của Quân Ủy Trung Ương, Bộ Quốc Phòng Việt Nam – còn
chạy một phóng sự tố cáo FUV là nơi tuyên truyền tư tưởng sai lệch, thậm chí ám
chỉ trường đại học này có liên hệ với các tổ chức phản động. Dư luận xã hội phản
đối gay gắt buộc truyền hình Quốc Phòng phải âm thầm gỡ bỏ phóng sự nói trên mà
không giải thích lý do, cũng không thèm xin lỗi khán giả.
Cuộc
đấu tố sặc mùi mác-xít lên tới đỉnh điểm vào ngày 2 Tháng Chín khi em học sinh
Chu Ngọc Quang Vinh, 17 tuổi ở Yên Bái, đăng một tâm sự trên trang Facebook cá
nhân, trong đó em phát hiện ra “những gì được học ở trường không hoàn toàn là sự
thật,” “Đảng là một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân” và bày tỏ mong muốn “tìm
mọi cách để được sống ở nước ngoài.” “Phát hiện” của Vinh không mới, người Việt
Nam mọi thành phần, mọi lứa tuổi, sinh sống ở mọi miền đất nước đều nghĩ như vậy,
chỉ trừ đám quan chức đảng viên ăn trên ngồi trốc trong guồng máy cai trị. Đây
cũng là tâm trạng chung của giới trẻ trong nước nhờ mạng Internet toàn cầu mà
“giác ngộ” được sự thật đằng sau sự tuyên truyền bịp bợm liên tu bất tận của đảng
CSVN mấy chục năm qua.
Với
những người quan tâm tới vận nước, sự “giác ngộ” của những người trẻ như Chu Ngọc
Quang Vinh là điều đáng mừng, là điềm báo những thay đổi lớn lao và tốt đẹp cho
tương lai của dân tộc. Hy vọng có một ngày không xa một thế hệ trẻ biết suy
nghĩ đúng đắn sẽ đưa Việt Nam thoát ách Cộng Sản, hòa nhập cùng thế giới văn
minh. Có người gọi bài viết của Vinh là “một tuyên ngôn độc lập mới” của giới
trẻ, có người xung phong bảo trợ cho Vinh du học và sinh sống ở nước ngoài như
mơ ước của em.
Ấy
thế nhưng cả một guồng máy cai trị liên quan – từ trường trung học nơi Vinh
theo học đến Sở Giáo Dục, Sở Công An Yên Bái và lực lượng dư luận viên đông đảo
trên các mạng xã hội đã đổ xô vào đánh hội đồng cậu bé, lên án cậu “vô ơn bạc
nghĩa,” “ăn cháo đái bát,” đe dọa tước giải thưởng “Đường Lên Đỉnh Olympia” của
cậu, thậm chí yêu cầu nhà cầm quyền cấm cậu xuất cảnh, dập tắt ước mơ ra nước
ngoài sinh sống của cậu!
Tại
sao đấu tố lúc này?
Đã
có nhiều ý kiến, bài báo phân tích bình luận những vụ đấu tố thượng dẫn, và cảnh
báo về sự phát sinh của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong xã hội Việt Nam. Trên
báo Người Việt, Luật Sư Đặng Đình Mạnh cảnh báo: “Nhìn vào cả bốn sự kiện, người
ta đều thấy nét chung là đề cao những giá trị của lá cờ đỏ, tấn công vào những
giá trị liên quan đến cờ vàng và phương Tây (Hoa Kỳ). Mục đích chính của chúng
không hề khó đoán: Yêu cầu giữ cho được sự chuyên chính Cộng Sản (độc tài về
chính trị) và tiếp tục chủ trương chống lại các giá trị phương Tây (Hoa Kỳ) như
tự do, dân chủ và nhân quyền.”
Đồng
ý với Luật Sư Mạnh, nhưng tại sao trào lưu “đấu tố” lại diễn ra vào lúc này?
Chúng tôi nghĩ rằng, từ công cuộc “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng, nhất là
sau cuộc đấu đá bẩn thỉu để giành giật ghế tứ trụ đầy quyền lực vừa qua, đảng
CSVN đã hiện nguyên hình là một tổ chức tội phạm, từ trên xuống dưới là một đám
tội đồ của dân tộc. Những khẩu hiệu hoa mỹ và bịp bợm về lý tưởng Cộng Sản cùng
mọi thủ đoạn tuyên truyền tinh vi đã không còn gạt được ai nữa. Đảng CSVN đã
không còn tư cách lãnh đạo đất nước Việt Nam.
Cùng
lúc đó, công cuộc mở cửa và giao lưu với thế giới bên ngoài – đặc biệt là hàng
chục triệu người đã có cơ hội đi thăm Hoa Kỳ, Nhật, Úc và Châu Âu – đã giúp người
dân bình thường “mở mắt” nhận ra thực trạng mất dân chủ tự do ở Việt Nam và biết
thể chế chính trị nào mới thật sự đem lại tự do và thịnh vượng cho dân cho nước.
Sự chuyển biến nhận thức như vậy không chỉ có ở những người trưởng thành có điều
kiện đi đây đi đó mà cả trong giới trẻ, giới sinh viên học sinh như em Quang
Vinh nói trên thông qua mạng Internet. Chính điều này làm cho giới lãnh đạo Cộng
Sản hết sức bất an, ăn không ngon ngủ không yên, lo sợ bị mất quyền lực, bị lật
đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ.
Nỗi
bất an của Cộng Sản
Nỗi
bất an này đã có từ lâu. Trung Quốc, đàn anh của đảng CSVN, ngay từ khi ông Tập
Cận Bình lên nắm quyền năm 2013 đã ban hành chỉ thị bí mật “Tài Liệu Số 9”
(Document N. 9), cảnh báo về ảnh hưởng của hệ tư tưởng và giá trị của Tây
phương, xác định “bảy mối nguy hiểm” đe dọa quyền lực của đảng Cộng Sản.
Bảy
mối nguy đó là: 1/quan niệm về chế độ dân chủ hiến định, tam quyền phân lập để
kiểm soát quyền lực của chính phủ; 2/quan niệm các giá trị Tây phương (như dân
chủ, nhân quyền) là có tính phổ quát, mọi người đều được hưởng; 3/xã hội dân sự
đại diện cho tiếng nói người dân; 4/chủ nghĩa tự do kinh tế đề cao vai trò quyết
định của thị trường; 5/báo chí độc lập không bị nhà nước kiểm soát hoặc kiểm
duyệt; 6/thách thức sự giải thích của đảng về lịch sử và 7/thách thức chính
sách của đảng về phát triển kinh tế…
Hơn
10 năm qua, theo chỉ thị mật này, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thực hiện nhiều
chiến dịch “đấu tố” mà sau này Việt Nam “sao y bản chánh,” từ “phong sát” các
nghệ sĩ Hoa Lục không tuân thủ đầu đủ đường lối của đảng Cộng Sản Trung Quốc
như Triệu Vy, Phạm Băng Băng…; trấn áp và triệt tiêu các tổ chức xã hội dân sự;
đến kiểm soát chặt chẽ báo chí và mạng xã hội v.v…
Ở
Việt Nam, chỉ hai tháng trước khi ông Joe Biden, tổng thống Mỹ, đến Hà Nội và
công bố nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên mức cao nhất (đối tác chiến lược toàn diện),
Bộ Chính Trị đảng CSVN vội vã ban hành Chỉ Thị Mật 24-CT/TW ngày 13 Tháng Bảy,
2023, về “đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
toàn diện, sâu rộng.” Chỉ thị yêu cầu các đảng viên đảng CSVN ngăn chặn việc
hình thành các tổ chức chính trị độc lập, kiểm soát quyền tự do ngôn luận và kiểm
soát việc phổ biến các tài liệu chỉ trích đảng cầm quyền hoặc phủ nhận quyền tự
do ngôn luận, tự do hội họp, tăng cường giám sát công dân và kiểm soát các công
đoàn độc lập. Theo Chỉ Thị 24-CT/TW, mọi lời chỉ trích đảng CSVN đều phải bị trừng
phạt như trường hợp em Vinh nói trên.
Giới
lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN lo sợ, người dân Việt Nam đã thức tỉnh sẽ lợi dụng
quan hệ “cấp cao nhất” với Mỹ để đòi hỏi cải cách chính trị, thực hành dân chủ,
từ đó xói mòn, thậm chí lật đổ sự thống trị cực quyền của đảng. Hà Nội lo sợ nhất
các tổ chức chống cộng ở hải ngoại sẽ lợi dụng lúc Việt Nam quan hệ mật thiết
hơn với Mỹ để vận động dân chúng thoát Cộng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng
CSVN. Trào lưu “đấu tố” ở trên chính là “chiến dịch” mà đảng CSVN đẩy mạnh để
thực hiện Chỉ Thị 24-CT/TW, đi vào con đường mà Bắc Kinh đã khai phá. Các vụ đấu
tố đều khởi phát từ mạng TikTok, một mạng xã hội do Trung Quốc kiểm soát và được
giới trẻ ưa chuộng, nhưng liệu có bàn tay lông lá của quan thầy Bắc Kinh kích động
hay không thì cần thêm bằng chứng.
Rõ
ràng, đảng Cộng Sản cầm quyền cả ở Trung Cộng và Việt Nam đều đang bất an và lo
sợ trước trào lưu dân chủ hóa và tìm mọi cách để dập tắt khát vọng tự do của
người dân và giới trẻ trong nước. Đây không đơn giản là sự trỗi dậy của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan – một thứ chủ nghĩa đề cao dân tộc một cách hẹp hòi, thiển
cận, dẫn tới tư tưởng bài ngoại hoặc chiến tranh xâm lược – mà là chính sách phản
động của đảng Cộng Sản chống lại hệ tư tưởng và giá trị phổ quát của nhân loại,
nhân danh an ninh quốc gia song thực chất chỉ để bảo vệ chế độ độc tài toàn trị
ở cả Trung Quốc và Việt Nam.
Hiểu
như vậy để thấy tại sao cả một guồng máy cai trị đã giãy nảy như đỉa phải vôi
trước tâm sự không có gì lạ của một em học sinh 17 tuổi, một trường đại học
không treo cờ đỏ, một lá cờ vàng tượng trưng cho một thể chế không còn tồn tại,
hoặc bỗng dưng có những hành động điên khùng như phủ cờ đỏ tang tóc lên từng
mái nhà để nhìn đất nước như một nghĩa trang! [qd]
No comments:
Post a Comment