Saturday, 6 July 2024

VIỆT NAM ĐỂ TUỘT MẤT HÀNG TỶ ĐÔLA ĐẦU TƯ DO THIẾU ƯU ĐÃI (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam để tuột mất hàng tỷ đô la đầu tư do thiếu ưu đãi

BBC News Tiếng Việt

6 tháng 7 2024, 12:36 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd1x2ynq1jlo

 

Việt Nam đã bỏ lỡ các khoản đầu tư hàng tỷ đô la từ các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm Intel và LG Chem, vì thiếu các biện pháp khuyến khích đầu tư phù hợp, Reuters dẫn văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam hôm 5/7.

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong một văn bản hôm 29/6, nói rằng nhà sản xuất chip Intel của Mỹ đã đề xuất đầu tư 3,3 tỷ USD vào một dự án tại Việt Nam và đề nghị nước chủ nhà “hỗ trợ tiền mặt” ở mức 15%, nhưng sau đó hãng quyết định chuyển dự án sang Ba Lan.

 

Cũng theo báo cáo này, công ty LG Chem Ltd của Hàn Quốc cũng bỏ Việt Nam để đầu tư vào dự án pin tại Indonesia, sau khi đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí đầu tư.

 

Hai hãng này không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ này đã trình một đề án lập quỹ khuyến khích đầu tư để chính phủ Việt Nam phê duyệt hôm 5/7.

 

“Gần đây, nhiều tập đoàn lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định chuyển sang các nước khác vì Việt Nam chưa có quy định về hỗ trợ đầu tư,” Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

 

·        Việt Nam áp thuế mới, doanh nghiệp nước ngoài dọa ngưng đầu tư

9 tháng 3 năm 2024

·        Việt Nam bị chậm chỗ nào để đón luồng đầu tư ra khỏi Trung Quốc?

1 tháng 11 năm 2023

·        Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

26 tháng 3 năm 2024

 

 

Chuyển hướng đầu tư khỏi Việt Nam

 

Việt Nam, cơ sở sản xuất quan trọng của các công ty như Samsung Electronics, Foxconn và Intel, phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài để tăng trưởng. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

 

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gián tiếp xác nhận một bản tin hồi tháng 11 của Reuters rằng Intel đã hủy bỏ khoản đầu tư theo kế hoạch vào Việt Nam, vốn có thể giúp tăng gần gấp đôi hoạt động của nhà sản xuất chip Mỹ tại đây.

 

Tài liệu cho biết thêm, nhà sản xuất chất bán dẫn AT&S có trụ sở tại Áo đã quyết định đầu tư vào Malaysia sau khi đề nghị hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam không được đáp ứng và cho biết Samsung Electronics đang chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ.

 

AT&S và Samsung Electronics chưa đưa ra bình luận ngay.

 

Các công ty đa quốc gia đang theo dõi kế hoạch thành lập quỹ ưu đãi đầu tư của Việt Nam sau khi Quốc hội hồi năm ngoái thông qua mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất là 15%, thực tế là nâng mức thuế mà các công ty phải nộp.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6a32/live/e6dc3410-3b53-11ef-bbe0-29f79e992ddd.jpg.webp  

Nhà máy của Intel ở Khu Công nghệ cao Sài Gòn, TP HCM

 

Chính sách ưu đãi chưa phù hợp bối cảnh mới

 

Chính sách ưu đãi của Việt Nam chỉ tập trung vào các hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập (miễn, giảm thuế) và ưu đãi về tiền thuê đất, hầu như chưa có các hình thức ưu đãi dựa trên chi phí.

 

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá chính sách ưu đãi của Việt Nam về cơ bản đã bám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và liên tục được hoàn thiện trong hơn 30 năm qua, nhưng chưa tương thích với bối cảnh mới, đặc biệt với việc ra đời của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

 

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận của các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống lại các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước có thuế suất thấp để tránh thuế.

 

Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 21.000 tỷ đồng) trở lên trong hai năm của 4 năm gần nhất.

 

Thuế tối thiểu toàn cầu được Việt Nam áp dụng từ đầu năm nay, khiến các nhà đầu tư lo ngại bởi ưu đãi thuế dành cho họ trước đây là dưới 15% không còn tác dụng.

 

Thông qua nguồn thuế bổ sung, chính quyền Việt Nam ước tính sẽ thu thêm được 14.600 tỷ đồng tiền thuế hằng năm từ 122 doanh nghiệp nước ngoài.

 

Sau đó, việc mở rộng đầu tư của một số dự án công nghệ cao có quy mô lớn có dấu hiệu chững lại để chờ phản ứng chính sách của Việt Nam.

 

Báo VNExpress nêu dẫn chứng các dự án khác chững lại, gồm dự án sản xuất thiết bị y tế 500 triệu đến 1 tỷ USD tại Đồng Nai của SMC (Nhật Bản); dự án mở rộng đầu tư các thiết bị phụ trợ cho Apple, IBM, Sisco của Foxconn, Compal, Quanta (Đài Loan).

 

 

XEM TIẾP >>>>>

 






No comments:

Post a Comment

View My Stats