The Economist
DCVOnline dịch thuật
POSTED
ON JUNE 30, 2024
https://dcvonline.net/2024/06/30/thu-do-beo-phi-cua-the-gioi/
Một nghiên cứu mới cho thấy vòng eo đang mở rộng ở hầu hết mọi nơi
Một
vũ đòan Samoa cùng Hoa hậu Samoa 2012/2013. Nguồn: www.pinterest.com
Cách đây không lâu, nhiều người trên thế giới không có đủ để ăn hơn là ăn quá
nhiều. Bây giờ cán cân đã lệch ngược. Một nghiên cứu công bố vào ngày 29 tháng
2 trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy hơn 1 tỷ người được xếp hạng là béo phì
vào năm 2022, năm gần nhất có dữ liệu. Kết quả giới nghiên cứu có được dựa trên
sức nặng và chiều cao của hơn 220 triệu người từ khoảng 190 quốc gia. Họ nhận
thấy rằng tỷ lệ béo phì đã tăng gấp đôi ở người lớn kể từ năm 1990 và tăng gấp
bốn lần ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bản đồ của chúng tôi dưới đây cho thấy quốc
gia nào có tỷ lệ cao nhất.
Hình 1 Tỷ lệ thiếu cân và béo
phì kết hợp chuẩn hóa theo độ tuổi theo quốc gia ở người trưởng thành (20 tuổi)
Các biểu đồ thanh hình tròn biểu diễn gánh nặng của tình trạng thiếu cân và béo
phì vào năm 1990 và 2022. Độ dài của các thanh biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh thiếu
cân (màu xanh) và béo phì (màu đỏ) được chuẩn hóa theo độ tuổi và tổng số của
chúng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh kết hợp được chuẩn hóa theo độ tuổi. Tên quốc gia
được tô màu theo khu vực. Những con số trong ngoặc sau tên mỗi quốc gia lần lượt
cho thấy tổng số nguồn dữ liệu và số nguồn dữ liệu đại diện cho quốc gia. Những
quốc gia được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tỷ lệ lưu hành kết hợp trung bình
sau trong mỗi khu vực. Những bản đồ cho thấy sự thay đổi về tỷ lệ tổng hợp của
tình trạng thiếu cân và béo phì từ năm 1990 đến năm 2022 và mức độ của nó vào
năm 2022. Biểu đồ mật độ dọc theo mỗi bản đồ cho thấy sự phân bổ ước tính đều đặn
giữa các quốc gia.
Nguồn:
DOI: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(23)02750-2
Copyright: © 2023 The Author(s). Published by Elsevier Ltd.
Béo
phì thường được xác định bằng tỷ lệ giữa sức nặng (tính bằng kg) với bình
phương chiều cao (tính bằng mét), được gọi là chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong
nghiên cứu này, chỉ số BMI trên 30 được coi là béo phì. Biện pháp này không
hoàn hảo (ví dụ, hầu hết những người tập thể hình sẽ được xếp loại là béo phì
vì trọng lượng bắp thịt của họ, mặc dù cơ thể có rất ít mỡ). Nhưng đó là một
quy tắc hữu ích. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng hầu hết những người có chỉ số
BMI trên 30 đều có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường cao hơn đáng kể so với
những người có chỉ số BMI là 23. BMI cao hơn cũng được biết là làm tăng nguy cơ
mắc hơn chục loại ung thư. Bằng những cách này và cách khác, béo phì được cho
là giết chết khoảng 4 triệu người mỗi năm.
Phân tích cho thấy tỷ lệ béo phì ở những nước có lợi tức thấp và trung bình cao
hơn ở nhiều nước có lợi tức cao. Hơn 60% người trưởng thành ở Polynesia và
Micronesia bị bệnh béo phì vào năm 2022—tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Đây có thể
là kết quả của việc thay đổi cách ăn uống và văn hóa coi trọng kích thước.
Tonga có tỷ lệ phụ nữ cao nhất (81% được coi là béo phì); Samoa thuộc Mỹ có tỷ
lệ nam giới cao nhất (70%). Những quốc gia ở Châu Phi và Trung Đông, vốn có lịch
sử gắn liền với tình trạng thiếu dinh dưỡng, hiện cũng đang phải vật lộn với
tình trạng lên cân.
Thổ Nhĩ Kỳ là thủ đô béo phì của châu Âu đối với phụ nữ, với tỷ lệ 43% béo phì.
Đối với nam giới là Romania, ở mức 38%. Phụ nữ và đàn ông Pháp có thân hình mảnh
mai nhất khu vực – chỉ 10% được coi là béo phì. Tỷ lệ này cao gấp bốn lần ở Mỹ,
nơi 44% phụ nữ và 42% nam giới có chỉ số BMI trên 30.
Tỷ
lệ béo phì toàn cầu hiện nay đã vượt quá đáng kể tỷ lệ người trưởng thành bị
thiếu cân (chỉ số BMI dưới 18,5). Con số này cũng đang tăng lên đối với trẻ em
và thanh thiếu niên. Nghiên cứu cho thấy số lượng trẻ béo phì nhiều hơn số trẻ
thiếu cân ở 2/3 số quốc gia được nghiên cứu. Ở các nước giàu, béo phì ở trẻ em
tập trung ở những gia đình nghèo. Nhưng ở các nước nghèo, đây là vấn đề của tầng
lớp trung lưu – vì vậy khi lợi tức trung bình tăng lên, ngày càng có nhiều trẻ
em rơi vào tình trạng thừa cân. Nhiều nước nghèo hiện đang phải đối phó với “đại
dịch kép” là suy dinh dưỡng và béo phì.
https://www.thelancet.com/cms/attachment/2f93b147-2d19-4ff6-9eba-01e5fe6ae4ba/gr4b.jpg
Hình
2
Tỷ lệ gầy và béo phì kết hợp được chuẩn hóa theo độ tuổi theo quốc gia đối với
trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học (5–19 tuổi)
Việc
rất nhiều người đang phải vật lộn với sức nặng của mình cho thấy béo phì không
chỉ là vấn đề về ý chí ăn kiêng. Cơ thể con người đã tiến hóa để tồn tại qua
mùa đông và nạn đói: nó vốn bám vào trọng lượng cơ thể và sẽ chống lại nỗ lực
giảm cân. Sự dư thừa của thực phẩm chế biến sẵn, rẻ tiền cũng gây ra tình trạng
ăn quá nhiều cũng như lối sống ngày càng trở nên ít vận động hơn. Thuốc giảm
cân đang bắt đầu xuất hiện nhưng hầu hết vẫn còn đắt. Theo thời gian, họ có thể
bắt đầu giúp những quốc gia giải quyết vấn đề béo phì. Nhưng việc đảo ngược những
khuynh hướng này sẽ đòi hỏi phải ngăn chặn ngay từ đầu nhiều trẻ em và người lớn
hơn bị béo phì. Điều đó sẽ cần sự can thiệp của chính phủ—điều mà cả chính
khách và cử tri sẽ khó chấp nhận.■
Tù
trưởng Samoa (Matai) ,với to’oto’o | pinterest.jp
©
2024 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
________________________
Nguồn: The obesity capitals
of the world | David Frum | The Economist | Mar 1st 2024
No comments:
Post a Comment