Einstein và Heisenberg:
Những người đặt nền tảng cho nền Vật lý hiện đại
Konrad Kleinknecht
Nguyễn
Lê Tiến dịch
Nguyễn
Xuân Sanh chủ
trương, hiệu đính và dẫn nhập
28
Tháng Sáu, 2024
Chúng
ta không là gì cả. Nhưng những gì chúng ta đi tìm là tất cả.
—
Friedrich Hölderlin,
nhà thơ Đức thế kỷ XIX
Thay
cho những chân lý cơ bản là những xác suất cơ bản tôi
muốn đặt ra – những điều dẫn dắt nhất thời được giả định
để theo đó con người sống và tư duy.
— Friedrich
Nietzsche (1882)
Lời
nói đầu
Các
anh chị và các bạn thân mến,
Quyển
sách Einstein và Heisenberg dưới đây vừa chính thức được Nxb Tổng
hợp TP Hồ Chí Minh phát hành. Anh Nguyễn Lê Tiến và tôi rất vui mừng quyển sách
này cuối cùng đã có mặt ở Việt Nam để đưa cuộc cách mạng vật lý đầu thế kỷ XX,
một “thiên anh hùng ca” trong hành trình khoa học của nhân loại, đến tay bạn đọc.
Nó giống như câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp của nhóm anh hùng được gọi
Argonauts, dưới sự lãnh đạo của Jason, đi trên chiếc thuyền Argo với cái địch
tìm Lông cừu vàng, được treo trong khu rừng của Colchian Ares, và được bảo vệ
đêm ngày bởi một con rồng không bao giờ ngủ. Họ phải vượt qua muôn vàng hiểm
nguy. Tuy các nhà vật lý cuối cùng chưa tìm thấy Lông cừu vàng, hay ở đây là Bản
đồ của Chúa, nhưng cuộc phiêu lưu như thần thoại đã đưa họ đến một lục địa cực
kỳ màu mỡ, một “phần đất hứa của Thượng đế”. Qua khoa học mới, họ đã hiểu Thượng
đế nhiều hơn, đến gần Thượng đế nhiều hơn, ở những vùng đất xa xôi nhất và những
vùng đất nhỏ bé nhất trong thế giới vật chất. Tri thức của họ tuy vẫn còn bị
thách thức vì chưa trọn vẹn, nhưng nhiều thử nghiệm ý tưởng đã tiếp tục diễn ra
liên tục, dù vẫn chưa thấy một triển vọng thuyết phục về một con đường khả thi
để đi tiếp. Tuy thế, lục địa mới hôm nay là nền tảng quan trọng nhất mà con người
có được và là bàn đạp cho cuộc tìm kiếm con đường tương lai.
Đây
là Nhóm các Argonaut vật lý thế kỷ XX đi tìm Bản đồ của
Chúa mà người đóng vai trò lãnh đạo tinh thần là Einstein. Hội nghị
Solvay lần thứ năm diễn ra tại Brussells năm 1927 ngay sau khi những khám phá
cơ học lượng tử được công bố và gây nhiều tranh luận. Mười bảy (17) trong số 29
khách tham dự Hội nghị đã nhận được Giải Nobel hoặc sau đó (như Pauli 1945, Max
Born 1954). Tên nhân vật từ hàng phía sau đến hàng phía trước, và từ trái sang
phải:
–
Auguste Piccard, Émile Henriot, Paul Ehrenfest, Édouard
Herzen, Théophile de Donder, Erwin Schrödinger, Jules-Émile
Verschaffelt, Wolfgang Pauli, Werner Heisenberg, Ralph Howard
Fowler, Léon Brillouin,
–
Peter Debye, Martin Knudsen, William Lawrence Bragg, Hendrik
Anthony Kramers, Paul Dirac, Arthur Compton, Louis de
Broglie, Max Born, Niels Bohr,
–
Irving Langmuir, Max Planck, Marie Skłodowska Curie, Hendrik
Lorentz, Albert Einstein, Paul Langevin, Charles Eugène Guye,
Charles Thomson Rees Wilson, Owen Willans Richardson.
Tôi
xin phép hơi “dài dòng” một chút, nếu có thể nói, bởi vì câu chuyện bản thân nó
là một trường ca mà thế giới hơn một trăm năm qua đã tốn không nhiều bút mực để
viết về nó và về những con người đã tạo nên nó, và vẫn còn tiếp tục.
Einstein
và Heisenberg là
một MEGASTORY, sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người đọc. Nó trình bày những con
người khổng lồ, những khám phá kỳ bí đến “phản lý tính” nhưng lại vô cùng chính
xác với cấu tạo của tự nhiên, và có ảnh hưởng cách mạng đối với chúng ta xã hội.
Đọc để biết cái vĩ đại của họ. Như Stephen Hawking nói, thế giới trong trăm năm
qua đã biến đổi cơ bản hơn bất cứ thế kỷ nào khác trước đó. Không phải do những
học thuyết chính trị hay kinh tế mới nào, mà do những sự phát triển vượt bật của
nghiên cứu cơ bản và công nghệ ứng dụng.
Các
nhà vật lý đã làm những khám phá vượt cả lý tính bình thường, tuy có sử dụng
quan sát, nhưng chủ yếu bằng tư duy thuần túy, hay nói như Immanuel
Kant, bằng lý tính thuần túy, reine Vernunft. Theo Kant, đó là
“Lý tính, cái chứa đựng các nguyên tắc có thể hoàn toàn nhận thức được điều gì
đó một cách tiên nghiệm.” Tiên nghiệm, a priori, có
nghĩa là không dựa trên kinh nghiệm (Erfahrung), mà dựa trên trực giác,
anschauung, intuition. Đó chính là tư duy thuần túy mà các nhà vật lý đã sử dụng.
Nó không phải là tư duy logic, mà tư biện, kết hợp với trực giác, đôi khi với cả
siêu hình học, chấp nhận tạm thời sự “phạm tội đối với lý tính” khi cần, như
Einstein nói. Về mặt triết học, loại tư duy này không có “nguyên tắc”, mà phải
“tùy cơ ứng biến”. Nhà nghiên cứu, như Einstein quan niệm, “đôi khi là một người
duy thực (Realist) khi muốn diễn tả một thế giới độc lập với những hành động
quan sát; là một người duy tâm (Idealist) khi xem các khái niệm và lý thuyết là
sự trước tác tự do của tư duy con người (không thể suy ra một cách lô gíc từ
kinh nghiệm); là một người thực chứng luận (Positivist) khi chỉ xem các khái niệm
và lý thuyết của anh ta là chính đáng khi chúng cung cấp được một sự trình bày
lô gích của các quan hệ giữa các trải nghiệm cảm tính. Anh ta còn có thể hiện
ra như một môn đồ của Plato hay Pythagoras khi xem quan điểm của sự đơn giản lô
gic như là công cụ không thể thiếu và hữu hiệu của việc nghiên cứu của anh ta.”
Anh ta (nhà khoa học), dưới cái nhìn của một nhà nhận thức luận hệ thống, phải
giống như một ‘người cơ hội chủ nghĩa không biết ngượng‘, (Xem sách Einstein,
Chương 9)
Einstein
đã tin rằng tư duy thuần túy „làm cho ta có khả năng hiểu được sự thật, như điều
mà người xưa mơ ước”. Tư liệu của thí nghiệm là những thực thể ở dưới đất,
chúng là sự biểu lộ cục bộ của những nguyên lý tổng quát nào đó ở trên trời, và
tư duy của con người phải lên trên trời để tìm, bằng óc tưởng tượng, suy đoán của
trực giác, của trừu tượng hoá, dưới sự áp dụng của các quan điểm triết học khoa
học critical, bằng cái Einstein gọi là „freie Schöpfung“, sáng tạo tự do, để dẫn
dắt nhà nghiên cứu đi đến khám phá. Nhưng nhận thức thu hoạch được từ sự sáng tạo
tự do ấy phải trở về thực tại của kinh nghiệm mà tư duy đã xuất phát để đi tìm
các nguyên lý ở trên trời. Cho nên những nhận thức cuối cùng gặt hái được, tuy
có thể bằng con đường tiên nghiệm của tư duy, đều mang tính chất hậu nghiệm.
Không gian chúng ta sống là phi-Euclid, đó là một nhận thức hậu nghiệm như thế.
(Xem thảo luận thêm trong sách Einstein, những trang cuối của
Chương 9)
No comments:
Post a Comment