QUỐC HỘI LÀ CÔNG CỤ CỦA CÔNG AN
Chủ Nhật, 06/30/2024 - 21:39 — nguyenhuuvinh
https://www.rfavietnam.com/node/8099
Những
bộ luật “Chẳng giống ai”
Thời
gian qua, dư luận xã hội Việt Nam xôn xao bởi những hoạt động trên diễn đàn của
cái gọi là “Quốc hội” Việt Nam.
Người
ta xôn xao bởi ở đó có những dự luật mà ngay khi đưa ra, đã vấp phải những phản
ứng gay gắt của dư luận, của xã hội bởi nó “chẳng giống ai”, bởi nó chứa trong
đó sự vô lý đến mức ai cũng phải lắc đầu vì “không hiểu nổi”.
Điển
hình là “Luật Trật tự an toàn Giao thông đường bộ”. Ngay từ
khi Bộ Công an đưa dự luật này trình ra Quốc hội, dư luận và ngay trên diễn đàn
Quốc hội đã có những tiếng nói phản ứng kịch liệt. Rằng Việt Nam đã có Luật
Giao thông Đường bộ năm số hiệu 23/2008/QH12, vậy thì cần gì xé đôi luật này ra
thêm một luật Trật tự an toàn Giao thông đường bộ để làm gì? Chẳng lẽ Luật Giao
thông đường bộ kia không đủ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ hay
sao?
Mà
tại sao lại chỉ có luật “Trật tự an toàn giao thông” mỗi đường bộ? Vậy thì đường
thủy, đường sắt, đường hàng không… của Việt Nam đã an toàn và trật tự đến mức
không cần quan tâm?
Hẳn nhiên,
người ta biết rõ vì sao những chuyện hài hước này xảy ra, nguyên nhân nào để nảy
sinh ra những điều tưởng như vô lý đến mức ai cũng biết nó vô lý và chẳng ai chấp
nhận được ấy. Đó là việc sản sinh ra những cái gọi là “Luật” để nhằm “luật hóa”
những lợi ích nhóm một cách trắng trợn của ngành công an.
Bởi
người ta chỉ ra trong những dự luật ấy những điều bất bình thường. Chẳng hạn
trong dự luật có điều khoản “đưa việc cấp giấy phép lái xe về cho Bộ Công an phụ
trách”, nguyên nhân là vì bây giờ “Giấy phép lái xe bị làm giả quá nhiều”. Lập
tức những câu hỏi đặt ra mà Bộ Công an không thể trả lời:
-
Tại sao ngày xưa việc cấp Giấy phép lái xe do Bộ Công an cấp đã cho thấy đầy sự
vô lý và trái khoáy, nên được chuyển sang Bộ Giao thông vận tải cấp cho đúng
chuyên môn, chuyên ngành, giờ lại phải chuyển sang Bộ Công An? Nếu vì lý do bị
làm giả quá nhiều, thì sinh ra Công an để bảo vệ trật tự an toàn xã hội làm gì
mà để việc làm giả giấy tờ trong xã hội đến mức bó tay?
-
Bây giờ tiền giả đầy rẫy trong xã hội, vậy có đưa Nhà máy in tiền Quốc gia cho
Bộ Công an quản lý nốt hay không?
-
Vậy thẻ đảng, thẻ ngành và Bằng tốt nghiệp các trường phổ thông, Đại học, thậm
chí bằng Tiến sĩ, Giáo sư đang bị làm giả khắp nơi, liệu có ngày phải đưa về Bộ
Công an cấp tất cả để khỏi bị làm giả không? Thậm chí việc cấp bằng bây giờ còn
có hiện tượng học giả bằng thật, hoặc giả bằng giả… như hiện tượng bằng Tiến sĩ
của Thích Chân Quang đang làm nóng dư luận xã hội mấy ngày qua, thì việc đào tạo
Tiến sĩ có đưa luôn về cho Công an phụ trách nốt không?
-
Mà ngay cả cái Giấy Chứng minh Công an hiện đang bị làm giả nhan nhản ngoài xã
hội trong các vụ lừa đảo, thì bây giờ chuyển đi đâu để khỏi bị làm giả?...
Chừng
như thấy không thể trả lời được bất cứ câu hỏi nào trong những câu hỏi này, Bộ
Công an đã phải rút điều này ra khỏi Dự luật.
Và
người ta biết tỏng tòng tong điều này: Mỗi giấy phép lái xe được cấp, thì người
dân phải tiêu tốn vào đó cả chục triệu đồng. Với đà tăng trưởng xe ô tô như hiện
nay tại Việt Nam, thì đây là nguồn thu vô tận. Và công an muốn nắm cái ngành đẻ
ra tiền dễ dàng này bằng việc cả cấp và thu Giấy phép lái xe cho… tiện.
Thế
nhưng, Dự luật này đâu chỉ có điều vô lý ấy.
Dự
luật đó, còn đưa ra một điều khiến cả xã hội giật mình. Đó là điều khoản: “Cảnh
sát giao thông (CSGT) được giữ lại một phần tiền thu được từ việc lực lượng này
phạt người dân khi tham gia giao thông” và số tiền đó không ít dưới 70%. Đồng
thời, CSGT được giữ lại 30% số tiền đấu giá biển số đẹp.
Ngay
từ khi đưa ra trước cái gọi là Quốc hội, hàng loạt ý kiến phản đối đã ầm ĩ trên
báo chí lẫn mạng xã hội bởi ai ai cũng nhìn thấy sự thậm vô lý của sự điên rồ
này. Người ta hỏi: Tại sao lại chỉ CSGT? Trong hệ thống chính trị, chính quyền
hiện nay trong xã hội Việt Nam, có hàng loạt các thứ để phạt người dân chứ đâu
chỉ có mỗi vi phạm về giao thông? Người dân Việt ngày nay, ngay cả mở miệng ra
để nói về những điều mắt thấy, tai nghe xung quanh mình như thấy dân xếp hàng
đi rút tiền, thấy CSGT đang núp, rình dân trên đường, thấy quan chức tham nhũng
trắng trợn… mà lên tiếng vài lời thì lập tức được mời, được triệu tập và được
nhận phạt với số tiền bằng tiền công làm cả vài tháng trời.
Nếu
CSGT được giữ lại tiền phạt để tiêu cho riêng mình, thì những ngành nghề còn lại
thì sao? Họ có được giữ lại tiền phạt mà mình thu được để chi tiêu cho mình để
bảo đảm câu khẩu hiệu “Bình đẳng trước pháp luật” hay không?
Cứ
đà này, thì ngành Quản lý thị trường phạt được dân sẽ giữ lại số tiền đó chia
nhau, Hải quan phạt được tiền vi phạm xuất nhập cảng sẽ nhận lại tiền phạt hàng
hóa, rồi chính quyền các cấp, cơ quan thuế, cơ quan hành chính… sẽ đua nhau phạt
để kiếm tiền từ dân và mạnh ai nấy phạt.
Thậm
chí, nhiều ý kiến còn vạch rõ rằng: Vậy thì cái luật ngân sách nhà nước, vậy
thì luật lệ về hành chính đã cũng được cái gọi là Quốc hội ban hành có còn được
sử dụng nữa không? Nếu sử dụng thì có cần sửa lại là áp dụng với toàn xã hội trừ
công an ra không?
Công
an giải thích rằng để sử dụng nguồn tiền đó trang bị cho lực lượng CSGT hiện
nay để thực thi nhiệm vụ? Vậy nếu không có các khoản phạt đó, thì CSGT ra đường
đi chân đất và tay không đi làm hay sao? Hàng năm số tiền ngân sách khổng lồ cấp
cho ngành công an được dùng vào việc gì? Tại sao chỉ ngành CSGT mới cần phải
trang bị còn các ngành khác không thu được tiền phạt thì sao? Rồi thì lực lượng
quân đội sẽ phạt dân bằng cớ nào để trang bị trang thiết bị cho quân đội?
Một
dự luật khác cũng không thiếu những sự vô lý được Bộ Công an đưa ra trước Quốc
hội là “Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”
(sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân,
trong đó đề xuất nhiều quy định mới về vũ khí.
Theo
đề xuất của cái gọi là “Luật” này thì ngoài Vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ và
vũ khí thể thao. Trong đó, súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng bắn đạn nổ,
súng bắn đạn sơn, súng nén gas, súng nén khí, súng nén hơi… được bổ sung vào
danh mục vũ khí quân dụng. Thì lần này, Bộ Công an còn đưa vào danh mục Vũ Khí
bao gồm: “Các loại dao có tính sát thương cao”, những loại này được
bổ sung vào danh mục “các loại vũ khí thô sơ”.
Hẳn
nhiên, đã là dao thì dao nào mà chẳng có tính sát thương. Dao mà không có tính
sát thương đâu còn là dao. Bởi chức năng của dao, hẳn nhiên là phải sắc, phải
bén.
Mà
định nghĩa dao là “Vũ khí” – Nghĩa là công dân không được sử dụng mà không phải
xin phép công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ
Công an cho rằng: “Dao có tính sát thương cao được định nghĩa là dao sắc,
dao nhọn, dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi từ 20cm trở lên, hoặc dao có chiều
dài lưỡi dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương
tự dao có tính sát thương cao”.
Nghĩa
là, khi “Luật” này được thông qua, người dân không được dùng dao có mũi nhọn,
không được dùng dao sắc, chỉ được dùng dao cùn, dao ngắn dưới 20 cm, và không
được hoán cải khác thông thường… hoặc tốt nhất là chỉ được dùng đồ đá, đồ bằng
xương, bằng sành… như thời nguyên thủy.
Điều
này nói lên rằng, Nhà cầm quyền Việt Nam sợ hãi đến từng dụng cụ hàng ngày
trong đời sống xã hội và đưa ra những điều hết sức vô lý đến mức ấy và tin rằng
chẳng ai có thể chấp nhận cái gọi là Dự luật đó.
Dư
luận cho rằng: Họa chăng có bị điên, bị rồ tập thể thì Quốc hội mới thông qua
những cái gọi là “Dự luật” ấy.
Quốc
hội là của Công an?
Không
chỉ những dự luật đó bị phản đối trong dư luận xã hội, mà ngay tại diễn đàn Quốc
hội, nó đã bị phản ứng gay gắt bởi một số đại biểu. Họ chỉ ra sự quái gở, sự vô
lý của những dự luật và những điều luật đã được đưa ra trong đó.
Và
khi không thể giải thích nhăng cuội trước dư luận, thì Bộ Công an đã phải dừng
lại việc đề nghị thông qua “Luật Trật tự an toàn Giao thông đường bộ” để tìm cơ
hội mới.
Thế
rồi, hàng loạt những vụ thanh trừng, xáo trộn và những người có ý kiến phản biện
“mạnh miệng” như Dương Trung Quốc, như Lưu Bình Nhưỡng đã “được” nghỉ hưu, đã
không ứng cử tiếp, đã bị bắt… Ngay cả Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, người
đã không “học tập và làm theo tấm gương” tiền nhiệm Nguyễn Thị Kim Ngân là “Bộ
Chính trị đã quyết thì phải ra cho được luật”, cũng đã buộc phải “tự nguyện”
ngã ngựa giữa dòng.
Thì
khi đó, cơ hội để Bộ Công an đưa các dự luật kia trở lại cái gọi là Quốc hội để
“Quốc hội” thông qua. Và Bộ Công an ra tay, dí ngay cái gọi là Dự luật ra trước
cái gọi là “Ủy ban thường vụ Quốc hội” với mệnh lệnh: Giơ tay.
Và
hẳn nhiên, cái Ủy ban Thường vụ ấy, đã biết thân biết phân mình, đành lẩy bẩy
giơ tay.
Bởi
trong đám ấy, làm sao tìm được ra ai đủ dũng khí để vào tù bởi những lời nói
ngay thẳng? Bởi những tấm gương tày liếp của các đại biểu cho đến Chủ tịch Quốc
hội còn sờ sờ ra đó khi mà cửa nhà tù đã mở, súng ống có sẵn trong tay và bộ
máy nhà nước được điều hành bằng hệ thống đặc công an từ Chủ tịch nước đến Thủ
tướng chính phủ và các ban ngành trong hệ thống.
Và
hiển nhiên, đến lúc này thì Quốc hội đã thông qua những gì Công an muốn, dù nó
vô lý, dù nó như nước với lửa, dù nó vi phạm hiển nhiên những văn bản pháp luật
xưa nay đã có hiệu lực.
Quốc
hội đã giơ tay, để CSGT chính thức ngang nhiên lấy tiền phạt cả chục ngàn tỷ mỗi
năm để tiêu, chứ trong thực tế trước đến nay chẳng cần luật thì công an vẫn cứ
lấy số tiền đó tiêu mà chẳng ai dám mở miệng hé răng nửa lời.
Nó
vi phạm luật pháp, là bởi như ông Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói khi
buộc phải thông qua Luật để tiền lại cho CSGT là điều này không có gì mới, bởi
việc Công an giữ lại tiền phạt là chuyện từ xưa đến nay. Việc thông qua cái gọi
là “Luật” này, chỉ nhằm để chính thức hóa việc hệ thống công an bao nhiêu năm
nay đã ngang nhiên giữ lại tiền phạt của công dân để tiêu cho riêng mình mà
không nộp vào ngân sách nhà nước như tất cả các ngành khác đã buộc phải làm.
Nghĩa là với riêng lực lượng CSGT, ngoài việc tự nhận mãi lộ, lấy tiền đút túi
riêng trên mọi nẻo đường đất nước, thì phần còn lại được ghi biên bản, người
dân nộp tiền phạt, thì số tiền đó lại được “Phân phối lại” cho mình.
Lẽ
ra, với những sự việc đó, thì Quốc hội, với chức năng của một Cơ quan quyền lực
cao nhất của cả nước, phải ra tay hành động, phải đưa cả Bộ Công an ra trước
Tòa án vì việc vi phạm có hệ thống xâm phạm tài sản quốc gia, ngang nhiên chà đạp
luật pháp, tự ý ăn cắp, tham nhũng của công, tài sản quốc gia…
Thì
ngươc lại, cái gọi là Quốc hội đã phải ngoan ngoãn giơ tay, ngoan ngoãn chấp nhận
sự sai phạm rõ ràng, coi là sự đã rồi. Để rồi hùa nhau giơ tay “luật hóa” những
hành vi trái luật pháp, để bảo vệ lợi ích nhóm một cách trắng trợn.
Vậy
phải chăng, quốc hội không chỉ là cơ quan của đảng với chức năng thực hành nghị
quyết của đảng, mà đã là công cụ của riêng ngành công an?
30.06.2024
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment