Tuesday 9 July 2024

NGƯỜI LƯU VONG TÂY TẠNG BẤT AN VỀ TƯƠNG LAI KHÔNG ĐẠT LAI LẠT MA (BBC News Tiếng Việt)

 



Người lưu vong Tây Tạng bất an về tương lai không Đạt Lai Lạt Ma   

BBC News Tiếng Việt

8 tháng 7 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckkg234plexo

 

Tại một tu viện nằm dưới chân những dãy núi phủ đầy tuyết ở miền bắc Ấn Độ, vị tu sĩ Phật giáo được giao phó trọng trách bảo vệ Đạt Lai Lạt Ma và dự báo tương lai cho người dân Tây Tạng đang cảm thấy lo lắng.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/8b54/live/a49f57c0-3c49-11ef-bdc5-41d7421c2adf.jpg.webp

Đạt Lai Lạt Ma vừa bước qua tuổi 89 vào hôm 6/7

 

 Đạt Lai Lạt Ma vừa bước sang tuổi 89 vào hôm 6/7 và Trung Quốc kiên quyết cho rằng họ sẽ chọn người kế nhiệm ông với vai trò là lãnh đạo tinh thần tối cao của Tây Tạng.

 

Điều đó khiến vị hộ pháp của nhà Thông linh Tây Tạng phải suy ngẫm về những gì sắp xảy ra tiếp theo.

 

"Ngài là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thì sẽ có vị thứ 15, thứ 16, thứ 17," bên trung gian, hay còn gọi là Nechung (Nãi Quỳnh Hộ Pháp), cho biết.

 

"Ở các quốc gia khác, khi lãnh đạo thay đổi thì câu chuyện cũng kết thúc. Nhưng ở Tây Tạng thì mọi chuyện lại khác," Reuters dẫn lời Nechung.

 

Phật tử Tây Tạng tin rằng các tu sĩ uyên bác sẽ hóa thân tái sinh sau khi chết thành trẻ sơ sinh. Đạt Lai Lạt Ma, người đang hồi phục sức khỏe ở Mỹ sau một cuộc phẫu thuật y tế, cho biết ông sẽ làm rõ các câu hỏi về việc kế vị - bao gồm cả việc liệu ông có hóa thân tái sinh không và tái sinh ở đâu - vào khoảng sinh nhật thứ 90 của mình.

 

Là một phần của quá trình nhận dạng tái sinh, vị thông linh sẽ bước vào trạng thái xuất thần để tham vấn ngài hộ pháp.

 

Vị Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm là một nhân vật lôi cuốn đã hoằng hóa Phật pháp trên toàn thế giới và được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1989 vì kiên trì duy trì sự chính nghĩa của Tây Tạng lưu vong.

 

Bắc Kinh coi ông là một kẻ ly khai nguy hiểm, mặc dù ông đã áp dụng phương pháp mà ông gọi là "Trung Đạo" nhằm tìm kiếm quyền tự trị thực sự và tự do tôn giáo trong hòa bình ở Trung Quốc.

 

Bất kỳ người kế nhiệm nào cũng sẽ thiếu kinh nghiệm và chưa được biết đến trên trường quốc tế. Điều đó đã dấy lên lo ngại về việc liệu phong trào sẽ mất đà hay trở nên cực đoan hơn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington - nguồn hỗ trợ lưỡng đảng từ lâu cho Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA), chính phủ lưu vong của người Tây Tạng.

 

CTA cùng các đối tác phương Tây và Ấn Độ - nơi đã cho Đạt Lai Lạt Ma trú ngụ ở chân dãy Himalaya hơn sáu thập kỷ - đang chuẩn bị cho một tương lai không có sự hiện diện đầy sức ảnh hưởng của ông.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ​​sẽ sớm ký một luật yêu cầu Bộ Ngoại giao phản bác lại cái mà họ gọi là "thông tin sai lệch" của Trung Quốc rằng Tây Tạng, nơi bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sáp nhập vào năm 1951, đã là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại.

 

 XEM TIẾP >>>>>  






No comments:

Post a Comment

View My Stats