Chất
lượng đề thi Ngữ văn và những câu hỏi về trách nhiệm
Thái
Hạo cùng
với Hoàng
Tuấn Công.
(Im
lặng có phải là vàng?)
Môn
Văn là môn thường được/ bị bàn luận nhiều nhất sau mỗi kỳ thi. Lý do có vẻ khá
đơn giản: vì văn, hiểu theo nghĩa rộng, là việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, và bất kỳ
ai là người Việt thì cũng đang nói và đọc tiếng Việt hàng ngày. Vì thế, ai cũng
ít nhiều có “thẩm quyền” về môn này, hay ít nhất là có một sự quan tâm. Bởi thế,
ta nên thấy rằng việc xã hội thường bàn luận sôi nổi về đề Văn cũng là điều dễ
hiểu, và có phần lành mạnh nữa. Tuy nhiên, đây không phải lý do duy nhất, mà vấn
đề chủ yếu nằm ở chỗ khác: chất lượng của đề thi. Trong bài viết này, chúng tôi
xin lấy dẫn chứng ngẫu nhiên, là ba đề thi: Đề tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh
Thanh Hóa, đề thi tuyển sinh lớp 10 trường chuyên KHXH&NV Hà Nội, và đề thi
Tốt nghiệp THPT 2024. Ở bài viết này, chúng tôi cũng chỉ chọn bàn về chất lượng
ngữ liệu và đề cập những vấn đề có liên quan đến nó.
1.
Những hạn chế của ngữ liệu
Chúng
tôi đánh giá rằng, cả ba đề trên đều có ngữ liệu kém chất lượng, xét theo các
khía cạnh khác nhau. Đầu tiên là lỗi về logic. Sự so sánh, liên hệ, liên tưởng
thường khập khiễng, thiếu logic, phi logic. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
của trường Đại học KHXH&NV so sánh việc sáng tạo văn học với việc đóng gạch
là rất ngô nghê, buồn cười, vì chúng là những công việc khác hẳn nhau về tính
chất và đòi hỏi: một bên là lao động giản đơn, “đúc khuôn”; bên kia là lao động
tinh thần đòi hỏi sự “tinh xảo” và không lặp lại. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10
của Thanh Hóa so sánh việc chọn “phần mía ngọn” trong ứng xử như một tình cảm đạo
đức giữa cá nhân và cá nhân, với vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
trong sản xuất công nghiệp, là một so sánh không những khập khiễng mà còn nguy
hại bởi tính chất ngụy biện và “chạy tội” trong các vấn đề pháp lý cũng như sự
phát triển bền vững của một quốc gia. Đề thi Tốt nghiệp THPT 2024 so sánh lịch
sử của nghệ thuật (và các thế hệ nghệ sĩ) với một dòng sông, cũng là một so
sánh không phản ánh đúng tính chất của con đường sáng tạo: vốn độc lập, riêng
biệt và luôn đòi hỏi sự “thoát ly”.
Thứ
hai là lỗi về nhận thức. Nếu lỗi đầu tiên thuộc về cách thức và phương pháp tư
duy thì lỗi này thuộc về sự hiểu biết các giá trị gắn với các lĩnh vực cụ thể.
Nếu chỉ coi công việc sáng tạo văn học (và nghệ thuật nói chung) giống như việc
đóng gạch có tính đúc khuôn, thì chứng tỏ tác giả ngữ liệu rất hạn chế về tri
thức chuyên ngành. Cũng thế, nếu coi lịch sử của sáng tạo nghệ thuật chỉ như một
dòng sông và các nghệ sĩ thuộc những thế hệ khác nhau là người nối tiếp, cùng
“chảy chung dòng”, thì vô tình đã lược bỏ mất tính chất quan trọng nhất của
sáng tạo là tính độc đáo, “cá biệt”, tính “luôn tìm cách đi một mình” của nghệ
sĩ. Những nhận thức theo lối này sẽ gieo vào học sinh (và xã hội nói chung) những
quan niệm cũ kỹ, nếu không nói rằng sai lầm, và dẫn đến giam nhốt các em trong
các tín điều lạc hậu, cản trở sự phát triển, cản trở sự làm mới và sáng tạo.
Cũng
là hạn chế về nhận thức, ngữ liệu trong đề thi tuyển sinh 10 của tỉnh Thanh Hóa
kêu gọi những hi sinh có tính chất hủ Nho, thay vì nhắc nhở mỗi người cần có
trách nhiệm đấu tranh cho sự thật, lẽ phải và công bằng. Đạo đức tiến bộ phải
là trách nhiệm xã hội gắn với những phê phán để chống lại bất minh và bất công,
góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, bình đẳng và phát triển bền vững, chứ
không phải kêu gọi con người nhắm mắt trước thực tế bất công, nhẫn nhục hi
sinh, coi việc “chọn phần mía ngọn” như một phẩm chất đạo đức đánh dấu sự trưởng
thành, mà tác giả gọi là “thiên nga”.
Cả
3 đề thi trên đều phản ánh không những hạn chế về lập luận, mà nguy hại nhất là
sai lầm trong nhận thức. Nếu những quan niệm ấy được phổ biến và trở thành
phương châm sống của đa số thì nghệ thuật khó có sáng tạo, xã hội khó có những
hành xử mang tính cải tạo. Đó là những điều hết sức đáng lo lắng.
Thứ
ba, ngoài những hạn chế lớn như vừa điểm qua, thì mỗi đề lại có những trục trặc
riêng. Ngữ liệu trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên của Đại học
KHXH&NV thậm chí còn không có tác giả, không có nguồn dẫn, không biết ai đã
viết ra đoạn văn ngô nghê, vụng về ấy và nó được in ở đâu, khi nào. Một yêu cầu
tối thiểu như thế (là dẫn nguồn) nhưng một đề thi của một đại học quốc gia lại
cũng “quên mất”, thì quả là khó hiểu và đáng lo sợ.
Văn
bản được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn phải là các tác phẩm mẫu mực, trước
tiên là xét trên phương diện sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên, như đã thấy, đề văn
của chuyên KHXH&NV thì vụng về trong dùng từ, cộc lốc trong viết câu, ngô
nghê trong so sánh. Nó thậm chí còn khiến dư luận một phen cười nghiêng ngả bởi
cái chữ “đóng gạch” được diễn dịch ra từ đoạn văn này. Ngữ liệu trong đề thi Tốt
nghiệp THPT thì lặp lại quá nhiều một vài từ ngữ (nhưng không phải được sử dụng
cố ý để tạo giá trị tu từ, mà là một dạng lỗi – lỗi lặp) đã khiến đoạn văn
thành ra rối, luẩn quẩn và nặng nề, không thoát ý.
2.
Về phản ứng của các bên có trách nhiệm
Tất
cả các vấn đề trên đây của ngữ liệu trong các đề thi trên đều đã được chúng tôi
chỉ ra một cách chi tiết và phân tích một cách kỹ lưỡng trong các bài viết đăng
trên trang cá nhân lẫn trên báo chí nhà nước. Và đáng nói là điều này đã trở
thành một luồng dư luận mạnh mẽ, rộng khắp. Tuy nhiên, như đã thấy, cái nhận lại
chỉ là những sự im lặng. Trường chuyên thuộc Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc
gia Hà Nội im lặng; Sở Giáo dục và Đạo tạo Thanh Hóa im lặng, cơ quan Khảo thí
của Bộ Giáo dục im lặng. Không một thanh âm nào dội lại. Đó là thái độ gì, và
phải được hiểu như thế nào cả về tư cách lẫn trách nhiệm?
Đây
là những vấn đề chuyên môn, được bàn luận trên tinh thần và kiến thức chuyên
môn, thì cũng với tư cách là những người chịu trách nhiệm và làm công việc
chuyên môn, một phản ứng tất yếu phải được thực hiện, đó là lên tiếng trao đổi,
tranh luận, để nếu thấy mình đúng thì “tự vệ”, còn nếu mình mắc sai lầm thì nhận
trách nhiệm để sửa chữa. Đằng này, tất cả đã chọn “im lặng là vàng”. Tôi thiết
nghĩ, đó không phải là thái độ và ứng xử lành mạnh, tích cực. Lối ứng xử này phải
được hiểu thế nào, là coi thường dư luận hay không đủ năng lực phản biện? Nhưng
dù lý do là gì, một lần nữa chúng tôi nhận thấy rằng đây cũng là một “hạn chế”
nữa, và cái hạn chế này là điều đáng lo lắng nhất, bởi nó tạo ra một bầu không
khí mờ đục, thiếu sức sống của những trao đổi sôi nổi trong môi trường giáo dục
và học thuật, và nó cũng là một trong những căn nguyên nuôi dưỡng những sai lầm,
bảo thủ, không có tinh thần khoa học trong việc tự làm mới, tự nâng cao.
Một
vấn đề đáng bàn nữa là thái độ ứng xử của các tác giả ngữ liệu. Tuy luôn rạch
ròi rằng, việc “bị” đưa vào đề thi là điều mà các tác giả này không hề hay biết,
và họ cũng không phải chịu trách nhiệm gì về chất lượng của đề thi; nhưng điều ấy
không đồng nghĩa với việc họ nên im lặng khi mà tên mình đã được xướng lên
không ngớt trong những truy vấn về chất lượng của các đề thi ấy.
Như
chúng ta đã biết, với cách thức đánh giá chất lượng giáo dục chủ yếu dựa vào
các kỳ thi như đang thực hiện, thì đề thi trở nên đặc biệt hệ trọng. Nó ảnh hưởng
và quyết định trực tiếp đến chuyện đậu rớt, tức là quyết định tương lai của mỗi
học sinh. Vì thế, một khi đề thi có vấn đề nhưng những người chịu trách nhiệm
chính (các trường, các sở giáo dục, cơ quan khảo thí…) đã chọn im lặng để lờ đi
cái trách nhiệm ấy, thì với tư cách là văn nghệ sĩ – trí thức, các tác giả nên
lên tiếng. Để làm gì?
Mọi
tác giả, dù có là nhà văn tài năng đi nữa, thì giữa các tác phẩm hay cũng sẽ có
những tác phẩm chưa hay, thậm chí là dở. Điều ấy hoàn toàn bình thường. Và khi
không may một bài chưa hay, chưa tốt của mình bị đưa vào đề thi cho cả triệu học
trò thi viết, thì với tư cách là những “kỹ sư tâm hồn”, là những người luôn
trăn trở về con người, cuộc sống và tương lai xã hội, các nhà văn cần dũng cảm
lên tiếng. Việc thừa nhận hạn chế trong một bài viết, một tác phẩm của mình, tất
nhiên đòi hỏi dũng khí, và nhất là một tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, chứ
không phải dễ dàng. Nhưng như thế, trái với và đồng thời với sự “thách thức
lương tri” ấy, đây luôn là một cơ hội tuyệt vời cho các nhà văn, các nhà trí thức
chứng tỏ tư cách và phẩm cách của mình.
Biết
rằng, một khi tác phẩm đã ra đời thì tác giả không thể can dự vào “ý nghĩa” của
nó được nữa. Lúc này, tác giả trở thành một độc giả, bình đẳng với mọi độc giả
khác. Nhưng đó là về mặt lý luận thuần túy, còn trong thực tế, việc tác giả nói
về tác phẩm của mình vẫn luôn có một trọng lượng riêng, nhất là đối với việc tự
thừa nhận những hạn chế của nó. Đặt câu chuyện này trong vấn đề đang bàn là sự
thi cử của hàng triệu học trò, và đặt trong tình huống là những đơn vị phải chịu
trách nhiệm nhưng đã chọn im lặng một cách lì lợm, thì việc tác giả lên tiếng lại
càng trở nên có ý nghĩa hơn. Điều đáng tiếc nhất, là đã không có tiếng nói nào
như mong đợi được cất lên.
Riêng
ở khía cạnh này, như đã nói, chúng ta cũng nên rạch ròi mấy vấn đề. Thứ nhất,
tác giả không phải chịu trách nhiệm về đề thi do người khác làm ra, nhưng việc
trao đổi, đối thoại (với những ý kiến đánh giá “trái chiều” đối với tác phẩm của
mình) là điều nên làm, bởi vì dù thế nào đi nữa, tác phẩm cũng là “đứa con tinh
thần” của tác giả; và dù thế nào đi nữa, anh ta vẫn phải chịu trách nhiệm về “đứa
con” ấy. Việc bảo vệ nó hay thừa nhận những “hư hỏng” của nó là điều không nên
khước từ. Thứ hai, dù không phải chịu trách nhiệm về đề thi, nhưng tác giả nên
có trách nhiệm đối với xã hội, vì dù sao mình cũng đã vô tình can dự vào câu
chuyện xã hội ấy. Ở đây tác giả không có lỗi, nhưng nếu anh chọn im lặng thì
anh sẽ khiến người khác thất vọng. Tôi tin rằng nếu là một nhà văn có trăn trở
với số phận con người và với tương lai xã hội, trong những tình huống thế này,
anh ta sẽ lên tiếng, dù không ai đòi hỏi.
Nếu
một khi các nhà văn, các tác giả (của ngữ liệu) hiểu được tầm quan trọng của một
đề thi trong hệ thống giáo dục của nước ta như hiện nay, và biết được sự bảo thủ
của các đơn vị chủ trì cũng như xu hướng mặc định coi đề thi là chuẩn mực
“không bàn cãi” đã ăn sâu vào đông đảo giáo viên, thì việc các nhà văn này lên
tiếng lại càng trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn.
Một
kỳ thi rồi sẽ đi qua, chuyện đậu rớt rồi cũng sẽ được an bài, nhưng nếu những
cái sai, cái hạn chế không được sửa chữa, không được khắc phục và cải tiến, mà
để tình trạng ấy cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác thì nó đáng báo động,
vì những nguy hại lâu dài để lại cho xã hội. Thái độ im lặng của các sở ngành,
sự thờ ơ của các tác giả ngữ liệu vừa thể hiện một lối ứng xử kẻ cả,vừa là thiếu
trách nhiệm, và cũng vừa tự mình từ bỏ những vai trò, những tư cách mà xã hội
đã gửi gắm và trông cậy.
Trong
vấn đề này, đối với các tác giả ngữ liệu thì chúng tôi chỉ dám chờ đợi khi còn
hi vọng vào tư cách trí thức của họ; nhưng đối với các sở ngành có liên quan trực
tiếp đến chất lượng đề thi thì chúng tôi công khai đòi hỏi một sự lên tiếng, để
đối thoại nếu thấy không đồng tình, để thừa nhận và sửa chữa nếu có sai lầm/ hạn
chế. Im lặng trong những chuyện hệ trọng này chưa bao giờ “là vàng” cả.
Thái Hạo
.
No comments:
Post a Comment