Friday 26 April 2024

QUY ĐỊNH CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SAI PHẠM CỦA CẤP DƯỚI CÓ ÁP DỤNG CHO ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ? (RFA)

 



Quy định chịu trách nhiệm về sai phạm của cấp dưới có áp dụng cho ông Vương Đình Huệ?

RFA

2024.04.23

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vuong-dinh-hue-lose-his-position-because-of-corrupt-subordinates-04232024173128.html 

 

Việc trợ lý Phạm Thái Hà của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt do liên quan các sai phạm xảy ra ở Tậđoàn Thuận An, theo đúng quy định của đảng, ông Huệ phải chịu liên đới trách nhiệm.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vuong-dinh-hue-lose-his-position-because-of-corrupt-subordinates-04232024173128.html/@@images/a9f312e4-a783-418a-b7bd-603a0fa11595.jpeg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  (AFP)

 

Theo quy định, Vương Đình Huệ phải mất chức

 

Ông Phạm Thái Hà được biết đến là một người thân cận với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Năm 2019, ông Hà làm trợ lý cho ông Vương Đình Huệ, khi đó đang giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2022, ông Hà lại được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

 

Báo chí Nhà nước không nhắc gì đến ông Vương Đình Huệ trong vụ bắt giữ ông Hà. Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Huệ chắc chắn phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu:

 

“Ông Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm là lẽ tất nhiên. Nhưng về phương diện pháp lý, trách nhiệm và xử lý đến mức độ nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra vụ án.

Nếu ông Vương Đình Huệ cũng có hành vi trục lợi, nhận hối lộ, tương tự ông Phạm Thái Hà, thì ông ấy phải chịu xử lý về trách nhiệm hình sự.”

 

Trong trường hợông Huệ không có hành vi trục lợi, nhận hối lộ, theo luật sư Mạnh, thì dĩ nhiên, ông ấy được miễn trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo tham chiếu tại điều 7 của bản Quy định số 41 của Bộ Chính trị, ban hành năm 2019, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Theo quy định này, ông Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng. 

 

Theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, luật pháp hay Điều lệ Đảng không phải để tạo ra một sự bình đẳng mà nó là công cụ của kẻ mạnh để trấn áp người yếu thế hơn:

 

“Từ pháp luật, Điều lệ Đảng hay thậm chí những cơ quan như Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hay hệ thống tòa án… cũng chỉ là công cụ trong tay của thế lực nắm quyền.

Nếu anh đang nắm quyền thì tất cả những thứ kia đều là công cụ của anh dùng để trừng phạt đối thủ của mình. Nếu anh yếu thế thì anh sẽ bị những công cụ đó đè bẹp anh thôi.”

 

Ông Đài lấy ví dụ, ông Tô Lâm đã từng ăn thịt bò dát vàng ở Anh, được báo chí quốc tế đưa tin rầm rộ, bằng chứng rất rõ ràng. Điều đó vi phạm một trong 19 điều mà Đảng viên không được làm. Tuy nhiên, tới giờ này Tô Lâm vẫn đang nắm rất nhiều quyền lực trong Đảng.

 

Đối với ông Vương Đình Huệ, cũng theo ông Đài, sai phạm của ông Huệ cũng rất rõ ràng khi người cp dưới trực tiếp, người đã theo mình 18 năm, dính vào các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, nếu thế lực của ông Huệ đủ mạnh thì ông này vẫn sẽ “đứng vững”, bất chấp Quy định của Đảng:

 

“Bây giờ nó tùy thuộc vào cán cân quyền lực giữa ông Vương Đình Huệ với nhóm người mà muốn hạ bệ ông ấy. Nếu như ông Vương Đình Huệ được những thế lực của ông ta bảo vệ thì ông ta có thể đứng vững bất chấp những vi phạm của ông ta đã được phơi bày.

Nếu như thế lực của ông Vương Đình Huệ không đủ mạnh thì chắc chắn ông ta buộc phải nghỉ hưu trong thời gian tới.”

 

 

Thêm một cú sốc cho chính trị Việt Nam? 

 

Trong trường hợp nếu ông Vương Đình Huệ mất chức đúng theo Quy định do Bộ Chính trị đặt ra, theo luật sư Đặng Đình Mạnh thì điều đó không ảnh hưởng nhiều đến các chính sách của Việt Nam: 

 

“Thậm chí, điều này cũng không làm thay đổi gì đến tình trạng bổ nhiệm các quan chức bất tài và vô đạo đức vào các chức vụ cao cấp. Vì lẽ, một khi chế độ còn duy trì sự độc tài về quyền lực chính trị mà không bị kiểm soát, kìm chế... thì khi đó, tệ nạn tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành tàn phá đất nước.”

 

Cũng liên quan tới tình hình nhân sự tối cao biến động ở Việt Nam, sau khi ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước do liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn ở Quảng Ngãi khi nắm chức Bí thư tỉnh này, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn phát biểu hôm 26/3 tại Hoa Kỳ rằng Việt Nam có một tập thể lãnh đạo về chính sách phát triển kinh tế. Việt Nam đã đặt ra chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về tất cả các lĩnh vực. Do đó, một hoặc hai nhân vật lãnh đạo không làm thay đổi tình hình.

 

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định Việt Nam vẫn cố gắng tự quảng bá mình là một đất nước hoà bình, ổn định về kinh tế và chính trị. Vì vậy, việc các lãnh đạo trong tứ trụ mất chức trong thời gian ngắn có thể là cú sốc cho chính trị Việt Nam:

 

“Việt Nam vẫn tuyên truyền với người dân và quốc tế là một nước rất ổn định về chính trị. Nếu ổn định về chính trị thì mới thu hút về đầu tư được, nhưng trong những năm gần đây chính quyền Việt Nam thực sự bị lâm vào khủng hoảng chính trị.

Họ thay liên tục, trong vòng ba năm mà thay hai ông chủ tịch nước, và bây giờ là ông Chủ tịch Quốc hội cũng có nguy cơ cũng bị thay thế. Trong thời gian tới thì không phải là khủng hoảng chính trị bình thường nữa mà nó ở mức rất nghiêm trọng.”

 

Cũng theo ông Đài, có thể đường lối đối nội, đối ngoại trong dài hạn chưa thay đổi, nhưng các chính sách trước mắt có thể sẽ thay đổi bởi sự thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt nó nó xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn:

 

“Tất cả những chính sách bị thay đổi rất nhiều, đặc biệt là nếu theo dõi chuyến đi của ông Vương Đình Huệ sang Bắc Kinh từ ngày mùng 7 đến 12/4 vừa rồi thì đã đạt được rất nhiều thỏa thuận về kinh tế, như kết nối đường sắt cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Trung Quốc và rất nhiều những thỏa thuận khác.

Tất nhiên những gì mà ông Huệ đã đạt được với Trung Quốc trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội thì nó sẽ bị xáo trộn. Bởi vì nếu người khác lên họ sẽ có quan điểm và cách làm khác.”

 

Theo Bộ Công an Việt Nam, ông Phạm Thái Hà bị bắt vào ngày 21/4 với cáo buộc Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo Điều 358 Bộ luật Hình sự, trong quá trình mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tậđoàn Thuận An

 

Ngày 15/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam sáu lãnh đạo của tập đoàn này theo các tội danh như Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”… Đồng thời Bộ công an yêu cầu cung cấp hồ sơ về các dự án của tập đoàn Thuận An tại các tỉnh thành như Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Giang, Quảng Nam…

 

-------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

Luân chuyển cán bộ có giúp chống tham nhũng?

Cán bộ nộp lại tiền tham nhũng - “khắc phục hậu quả” hay “mua bán công lý”?

Luân chuyển cán bộ: phương thuốc hiệu nghiệm làm giảm tham nhũng?

Intel hoãn đầu tư thêm vào Việt Nam vì chính sách đối ngoại của Hà Nội?

Từ vận động tố cáo tham nhũng đến ‘mua tin” tham nhũng

.

===================================================

 

 

Người dân: Trợ lý bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải rời chức vụ!

RFA
2024.04.23

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-citizens-say-top-legislator-must-resign-after-his-assistant-arrested-04232024065647.html

 

Sau khi ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị bắt vì cáo buộc hình sự, một số người dân được RFA phỏng vấn cho rằng người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam phải rời bỏ chức vụ ngay lập tức, thậm chí phải bị điều tra về trách nhiệm hình sự.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-citizens-say-top-legislator-must-resign-after-his-assistant-arrested-04232024065647.html/@@images/bce5e623-32f1-4d80-b7cc-8213d7d0b73d.jpeg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ   (AP)

 

Như tin đã đưa, ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an bắt giữ ông Hà với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” theo Điều 358 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam nếu bị kết tội.

 

Ông Hà là trợ lý cho ông Huệ trong hai mươi năm qua, kể từ khi ông này còn làm Tổng Kiểm toán Nhà nước đến chức vụ Bộ trưởng Tài Chính, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và giờ là Chủ tịch Quốc hội.

 

Chủ tịch Quốc hội phải từ chức hay bị điều tra hình sự

 

Tin trợ lý thân tín của ông Vương Đình Huệ bị bắt ngay sau chuyến thăm của ông đến Trung Quốc từ 07-12/04 gây xôn xao dư luận.

 

Trong ngày mà truyền thông nhà nước đưa tin ông Phạm Thái Hà bị bắt, ông Huệ vẫn chủ trì một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để bàn thảo về chương trình nghị sự của Quốc hội trong hai tháng tới, cũng như một số dự án luật.

 

Một người dân quê ở Nghệ An cho rằng, nếu ở trong một một nền chính trị trong sạch, thì với vai trò là cấp trên trực tiếp, ông Huệ phải từ chức khi có những bê bối như nhân viên cấp dưới tham ô, nhận hối lộ,... hay cụ thể trong trường hợp này là "lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi."

 

Người này nói với RFA trong ngày 23/4 nhưng không nêu tên vì lý do an ninh:

 

Rất tiếc Việt Nam hiện nay sở hữu một thể chế chính trị chẳng trong sạch chút nào, thậm chí là rất bẩn thỉu. Báo chí tự do không có, các phe phái đấu đá nhau bằng việc khui ra những vụ án sân sau để tranh giành quyền lực hòng thâu tóm tài sản quốc gia cho cá nhân họ.”

 

Ông này cho rằng, "thật ngây thơ" nếu ai đó hiện nay tin vào sự minh bạch của bộ máy Nhà nước hiện nay do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo và "Tôi chỉ thấy đó là một ổ nhóm tội phạm, mà trong đó, có nhiều băng đảng có quyền lợi mâu thuẫn với nhau.”

 

Trên trang Facebook của mình, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông cho rằng trong cơ quan nhà nước, cấp trưởng và cấp phó nhiều khi không cùng bè cánh nhưng quan hệ giữa một quan chức lãnh đạo và trợ lý/thư ký/cố vấn thì lại khác, đây là một quan hệ hữu cơ có chung một mục đích, chung quyền lợi và ăn chia sòng phẳng, do vậy tuy là cấp trên-cấp dưới nhưng về thực chất thì họ là đồng bọn và đồng lòng, và không có chuyện trợ lý làm sai mà quan chức này không biết.

 

Một nhà hoạt động động ở Hà Nội, không muốn nêu danh tính cho rằng với các chức vụ trong 20 năm qua thì ông Phạm Thái Hà không có quyền hành gì để giúp Tập đoàn Thuận An, nhưng ngược lại ông có thể đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với người có quyền hành.

 

Theo nhà hoạt động này, ông Huệ không thể rũ bỏ trách nhiệm nếu đi đến cùng sự việc.

 

“Về mặt chính trị, nếu ông Huệ từ chức thì giống các trường hợp của ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng.

Nhưng về mặt xử lý hình sự thì ở Việt Nam chưa có tiền lệ đối với tứ trụ, nên có thể phạm vi điều tra, xử lý hình sự chỉ dừng đến Phạm Thái Hà, rồi buộc ông Huệ từ chức. Điều này khác với các nước pháp quyền trên thế giới, ví dụ như trường hợp cựu Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc.”

 

Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, người sinh ra ở Nghệ An nhưng hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan, thì cho rằng ngoài trách nhiệm chính trị, ông Huệ còn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ông này mới là nhân vật chính trong vụ án đang được Bộ Công an mở rộng điều tra. Ông Bình khẳng định:

 

Ông Vương Đình Huệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì trợ lý chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, tuy nhiên trợ lý thì vẫn phải chịu tội đồng lõa. Ngoài trách nhiệm chính trị ra như từ chức hoặc bị bãi nhiệm, ông Huệ còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới xứng đáng.”

 

 

Thiếu minh bạch thông tin

 

Theo các chuyên gia, tự do báo chí và minh bạch thông tin là những yếu tố cần thiết để có thể đối phó với quốc nạn tham nhũng. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới, theo đánh giá của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trong nhiều năm qua.

 

Trong các vụ từ chức gần đây của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng cùng với hai Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh, người dân hoàn toàn không được thông báo về cụ thể các sai phạm của những lãnh đạo này.

 

Hay những "Tập đoàn Phúc Sơn", "Tập đoàn Thuận An" chỉ đến khi vụ việc bị vỡ lở và công an công bố, người dân mới được biết trong khi những đại công ty này trúng thầu rất nhiều dự án quan trọng ở nhiều địa phương.

 

Ông Lê Sỹ Bình bình luận về vấn đề này:

 

Việc minh bạch thông tin ở Việt Nam đặc biệt là về các lãnh đạo cấp cao đối với người dân thì xưa nay vốn là điều xa xỉ, và ngược lại thì việc bưng bít thông tin của các lãnh đạo thì lại là sở trường của họ, chính vì vậy mà mỗi sự việc vỡ lở thì nó đã đi quá xa và đã gây thiệt hại rất lớn cho quốc gia.”

 

Trong các vụ quan chức ngã ngựa trước đây, truyền thông “lề trái” thường đưa ra các tin đồn trước khi vụ việc xảy ra nhiều ngày thậm chí nhiều tuần, và sau đó các tin đồn này trở thành hiện thực khi truyền thông Nhà nước được phép đưa tin.

 

Người dân quê Nghệ An bình luận về việc này:

 

Hàng nghìn cơ quan báo chí nhưng câm như hến, cả nước trăm triệu dân mà ngồi hóng tin từ Người Buôn gió, nhưng người này lấy tin từ đâu? Nếu không từ bên trong ra thì người ngoài có cơ hội tiếp cận không? Tôi nghĩ họ sợ sự minh bạch, nên mới làm những trò ném đá giấu tay đó." 

 

Blogger Người Buôn gió (tức Bùi Thanh Hiếu) và Thoibao.de của nhà báo Lê Trung Khoa, ở Đức đều đưa nhiều thông tin về trợ lý thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều ngày trước khi Bộ Công an công bố bắt tạm giam để điều tra.

 

Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh..

 

Tuy nhiên, theo nhà hoạt động ở Hà Nội thì “tự do báo chí thực sự yếu, đặc biệt loại hình báo chí điều tra tại Việt Nam hoàn toàn khó sống, không thể tiếp cận thông tin dễ dàng, đa dạng và tiềm ẩn nhiều đe dọa.”

 

--------------------------------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

Bắt trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ khẳng định phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam dự Hội nghị cấp cao CLV tại Vientiane

Hạ viện Philippines thông qua nghị quyết về quan hệ với Việt Nam

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được phân công làm Bí thư Hà Nội

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats