Friday, 5 April 2024

ANH DỰ KIẾN KHÔNG BÁN VŨ KHÍ CHO ISRAEL SAU VỤ OANH KÍCH ĐOÀN XE NHÂN ĐẠO Ở GAZA (RFI)

 



NỘI DUNG :

Anh dự kiến không bán vũ khí cho Israel sau vụ oanh kích đoàn xe nhân đạo ở Gaza

Thu Hằng  -  RFI

.

Hạ Viện Pháp thảo luận về dự luật cấm « hóa chất vĩnh cửu » PFAS

Thùy Dương  -  RFI

.

Paris: Hội thảo tưởng nhớ nhà nghiên cứu về Việt Nam Pierre Brocheux

Thu Hằng  -  RFI

 .

Đối thoại về chống khủng bố: Pháp, Nga vẫn bất đồng sâu sắc

Thanh Hà  -  RFI

 

===================================================

.

.

Anh dự kiến không bán vũ khí cho Israel sau vụ oanh kích đoàn xe nhân đạo ở Gaza

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 04/04/2024 - 14:25

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240404-anh-d%E1%BB%B1-ki%E1%BA%BFn-kh%C3%B4ng-b%C3%A1n-v%C5%A9-kh%C3%AD-cho-israel-sau-v%E1%BB%A5-oanh-k%C3%ADch-%C4%91o%C3%A0n-xe-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BA%A1o-%E1%BB%9F-gaza

 

Đã có ba công dân Anh thiệt mạng trong vụ oanh kích vào đoàn xe của tổ chức nhân đạo World Central Kitchen tại dải Gaza, vụ oanh kích mà thủ tướng Israel thừa nhận là « một sai lầm nghiêm trọng » và đã xin lỗi. Thi thể của các nạn nhân đã được đưa đến biên giới Ai Cập tối 03/04/2024. Ngoại trưởng Anh David Cameron đã rút ngắn kỳ nghỉ lễ Phục Sinh để giải quyết vụ việc. Ngày càng có nhiều người yêu cầu Luân Đôn ngừng bán vũ khí cho Israel.

 

https://s.rfi.fr/media/display/b1a3cb26-f27b-11ee-8f23-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-04-02T062510Z_1795128772_RC21Y6A9D9FB_RTRMADP_3_ISRAEL-PALESTINIANS-GAZA-FOREIGNERS.webp

Khu vực mà các nhân viên của World Central Kitchen (WCK) thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel tại Deir Al-Balah, Gaza, ngày 02/04/2024. REUTERS - Ahmed Zakot

 

Thông tín viên RFI Emeline Vin tường trình từ Luân Đôn :

Hai đảng đối lập Dân Chủ Tự do và đảng Dân tộc Scotland yêu cầu ngừng ngay lập tức xuất khẩu vũ khí của Anh cho Israel. Hoạt động thương mại này được chính phủ thẩm định mang về khoảng 45 triệu euro hàng năm và chỉ có một phần rất nhỏ là mua vũ khí của Israel.

Về phần mình, Công Đảng, đảng đối lập chính, đã yêu cầu chính phủ công bố những bản ghi chép của các cố vấn pháp lý của chính phủ. Lập trường của Công Đảng là nếu có nguy cơ rõ ràng về việc Israel vi phạm các công ước quốc tế thì phải ngừng xuất khẩu vũ khí.

Không chỉ có phe đối lập mà ít nhất 3 dân biểu đảng bảo thủ cũng ủng hộ việc ngừng bán vũ khí cho Israel. Nhiều nhà cựu ngoại giao cũng ủng hộ quan điểm này và cho rằng ngừng xuất khẩu vũ khí sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Israel.

Trước những lời kêu gọi ngày càng nhiều, thủ tướng Rishi Sunak không loại trừ khả năng đình chỉ xuất khẩu. Ông phát biểu: « Thái độ của Israel ngày càng không thể dung thứ được ». Ông cũng nhắc lại là việc xuất khẩu vũ khí được quy định rất chặt chẽ, trong đó có việc tôn trọng các công ước quốc tế.

Ngày 04/04, Ba Lan, nước có một công dân thiệt mạng trong vụ tấn công của Israel, đã triệu đại sứ Israel lên giải trình. Tổng thống Duda không hài lòng về những phát biểu của nhà ngoại giao về vụ việc hiện bị coi là « vấn đề lớn nhất của Nhà nước Israel trong mối quan hệ với Ba Lan ». Vào ngày 05/04, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét lời kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel do nhận thấy « nguy cơ diệt chủng ở dải Gaza ». Văn bản do Pakistan đệ trình, thay mặt 55 trên 56 nước thành viên Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo (OCI).

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

ISRAEL - GAZA - TỬ VONG

Israel không kích Gaza, nhiều nhân viên cứu trợ nhân đạo nước ngoài thiệt mạng

 

 

                                                             ***

 

Hạ Viện Pháp thảo luận về dự luật cấm « hóa chất vĩnh cửu » PFAS

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 04/04/2024 - 14:22

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20240404-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-c%E1%BA%A5m-h%C3%B3a-ch%E1%BA%A5t-v%C4%A9nh-c%E1%BB%ADu-pfas

 

Sáng nay, 04/04/2024, Hạ Viện Pháp bắt đầu thảo luận về dự luật nhằm hạn chế sản xuất và bán các sản phẩm có chứa PFAS. Là hóa chất do con người tổng hợp, cấu thành từ Carbon và Fluor, PFAS khó bị phân hủy, nên còn được gọi là « hóa chất vĩnh cửu ».

 

https://s.rfi.fr/media/display/c44cc00c-f271-11ee-8edf-005056a97e36/w:980/p:16x9/000_34ND9QR.webp

Nhân viên nhà sản xuất dụng cụ nấu ăn Tefal gõ chảo để phản đối dự luật cấm PFAS ở Paris, Pháp, ngày 03/04/2024. © Alain Jocard/AFP

 

PFAS là một loại hóa chất có đặc tính chống thấm và chịu nhiệt cao nên có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống, hiện diện trong nhiều loại sản phẩm như chảo chống dính, sơn, bao bì thực phẩm, hàng dệt may, xe hơi … Tuy nhiên, PFAS cũng có nhiều tác hại tới môi trường và sức khỏe con người, lại khó bị phân hủy đến mức bị xem là « một mối đe dọa hóa học lớn nhất cho loài người trong thế kỷ XXI ».

 

Dự luật do dân biểu đảng Sinh thái Nicolas Thierry đề xuất. Trái với mong muốn của chính phủ, các dân biểu đã bỏ phiếu ủng hộ việc đưa ra quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và tiếp thị một số sản phẩm có chứa PFAS. Do có nhiều tranh cãi về thời hạn cấm PFAS trong các dụng cụ nhà bếp, đa số đã loại trừ điều khoản liên quan đến phạm vi cấm PFAS trong các dụng cụ nhà bếp, gây phản ứng mạnh mẽ từ cánh tả.

 

Theo dự luật, PFAS sẽ bị cấm trong các sản phẩm dệt may kể từ năm 2030. Lĩnh vực bao bì thực phẩm cũng bị loại ra khỏi phạm vi lệnh cấm, bởi Liên Âu cũng chuẩn bị đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt. Trong số nhiều biện pháp mà các dân biểu muốn đưa vào dự luật, có việc bắt buộc kiểm soát lượng PFAS trong nước sinh hoạt trên toàn lãnh thổ và áp thuế đối với các nhà công nghiệp thải PFAS ra môi trường.

 

Về phía chính phủ Pháp, khi bị một dân biểu phe bảo vệ sinh thái chất vấn tại Hạ Viện hôm qua 03/04, thủ tướng Gabriel Attal cho biết ông muốn « đấu tranh ở cấp độ Liên Âu » để « giảm sự hiện diện của các phân tử này, nhất là trong bao bì thực phẩm ». Thủ tướng Pháp nhấn mạnh cần dựa vào « đòn bẩy chung » ở cấp Liên Âu để tránh làm suy yếu ngành công nghiệp của Pháp, nếu chỉ có Pháp cấm chất PFAS mà các nước còn lại trong Liên Âu thì không.

 

Về phía giới công nghiệp, các nhà sản xuất đã cảnh báo về mối đe dọa đối với việc làm của người lao động nếu lệnh cấm được thông qua. Theo AFP, vài trăm nhân công tập đoàn SEB của Pháp, số một thế giới về hàng gia dụng nhỏ, hôm qua đã biểu tình tại Paris, để phản đối dự luật. Đối với tổng giám đốc của tập đoàn, Stanislas de Gramont, dự luật cấm chất PFAS tại Pháp là « mối đe dọa trực tiếp » đến hơn 3.000 lao động của nhà máy của Seb ở Rumilly (vùng Haute-Savoie) và Tournus (Saône-et-Loire), chuyên sản xuất chảo chống dính Tefal.

 

 

                                                                 ***

Paris: Hội thảo tưởng nhớ nhà nghiên cứu về Việt Nam Pierre Brocheux

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 04/04/2024 - 11:48

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240404-paris-h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-nh%E1%BB%9B-nh%C3%A0-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87t-nam-pierre-brocheux

 

Hàng trăm sinh viên, khách mời có cơ hội tìm hiểu về Việt Nam thông qua hội thảo tưởng nhớ nhà nghiên cứu Pierre Brocheux được Đại học Paris Cité tổ chức chiều 03/04/2024 tại quận 13, Paris.

 

https://s.rfi.fr/media/display/864a2452-f25d-11ee-a880-005056a97e36/w:980/p:16x9/IMG_8987-1.webp

Hội thảo tưởng nhớ nhà nghiên cứu Pierre Brocheux, Đại học Paris Cité, ngày 03/04/2024, quận 13, Paris. © RFI/Thu Hằng

 

Thế hệ nghiên cứu trẻ có cơ hội biết đến Pierre Brocheux, chuyên gia về Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á, thông qua những chia sẻ của một số đồng nghiệp, những thế hệ học trò sau này đi theo bước « người đưa đò ». Một nữ sinh viên dự hội thảo cho biết : « Tôi thấy hội thảo rất có ích, không não nùng mà rất ấm cúng khi thấy  mọi người, với những chặng đường khác nhau, nhưng lại tập trung ở đây nhờ một người, nhờ ông Pierre Brocheux. Qua đó tôi học được rất nhiều điều ».

 

Sử gia, cựu giảng viên Đại học Paris VII (hiện là Paris Cité), nghiên cứu rất nhiều chủ đề về Việt Nam, từ vấn đề thuộc địa đến kinh tế, từ xã hội đến tôn giáo hoặc ngôn ngữ. Thập niên 1990 với nhiều biến chuyển trên thế giới tạo « thời kỳ quá độ » cho Pierre Brocheux và đồng nghiệp Daniel Hémery. Hai nhà nghiên cứu có cách tiếp cận hoàn toàn khác so với nhiều nhà nghiên cứu lúc bấy giờ, theo chia sẻ của giáo sư Canada Christopher Goscha, Đại học Québec ở Montréal (UQAM) :

 

« Pierre Brocheux và Daniel Hémery bắt đầu suy nghĩ về Việt Nam theo một cách khác. Họ vẫn tích cực chống chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Đông Dương, nhưng họ cũng có cách tiếp cận mang tính phê phán hơn về Việt Nam, về chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam, nhưng không vì thế mà họ từ bỏ một số quan điểm đã có trước đó ».

 

Qua đời năm 2023, sử gia người Pháp-Việt vẫn giúp kết nối mạng lưới nghiên cứu về Việt Nam và thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam tại Pháp. Claire Trần, giảng viên Đại học Paris Cité, đồng tổ chức sự kiện, nhắc lại: « Brocheux hoạt động rất tích cực trong các hiệp hội. Ông là một trong những nhà sáng lập hội AFRASE tập trung các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á, nhưng hội mở rộng cửa đón tất cả mọi người. Ông cũng tham gia rất tích cực trong Hội Lịch sử Hải Ngoại Pháp (Socité française d’histoire des Outre-Mers, Sfhom) ».

 

----------------------------

Các nội dung liên quan

 

VIỆT NAM - PHÁP - LỊCH SỬ

Đại học Paris Cité tổ chức hội thảo tưởng nhớ Pierre Brocheux, nhà nghiên cứu về Việt Nam

 

 

                                                        ***

Đối thoại về chống khủng bố: Pháp, Nga vẫn bất đồng sâu sắc

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 04/04/2024 - 11:56

 https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240404-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%81-ch%E1%BB%91ng-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-ph%C3%A1p-nga-v%E1%BA%ABn-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-s%C3%A2u-s%E1%BA%AFc

 

Lần đầu tiên từ tháng 10/2022 bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu điện đàm với đồng cấp Nga Sergei Shoigu vào chiều hôm qua, 03/04/2024. Paris và Matxcơva đưa ra những thông cáo trái ngược về nội dung cuộc trao đổi giữa lãnh đạo quốc phòng hai nước.

 

Theo thông cáo của bộ Quân Lực Pháp, trong cuộc trao đổi với đồng cấp Nga, ông Lecornu « để ngỏ khả năng mở rộng những trao đổi » với phía Matxcơva trong nỗ lực chống khủng bố. Song « không có bất kỳ thông tin nào cho thấy vụ tấn công khủng bố tại Matxcơva có liên quan đến Ukraina ». Ngoài ra, Pháp yêu cầu Nga ngừng khai thác vụ khủng bố này để tuyên truyền hay biện minh cho cuộc xâm lược Ukraina. Paris vẫn mạnh mẽ lên án Matxcơva tiến hành cuộc chiến tại Ukraina.

 

XEM TIẾP >>>>> 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats